Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, trong đó điều trị bảo tồn bằng thuốc được nhiều người quan tâm. Để biết thêm các thông tin chi tiết, cùng Khỏe Xương Khớp tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
1. Thoát vị đĩa đệm dùng thuốc gì?
Tình trạng thoát vị đĩa đệm thường chèn ép các rễ thần kinh xung quanh, gây đau và sưng tấy. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng xác định loại thuốc được dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm.
Tuy nhiên, không có loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm nào là “tốt nhất”. Mọi người khi dùng thuốc sẽ có những phản ứng khác nhau do cơ địa của từng cá nhân.
Do vậy, lựa chọn đơn thuốc tốt nhất và hiệu quả sử dụng của thuốc phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:
- Tình trạng sức khỏe
- Tiền sử bệnh
- Cách loại thuốc khác hiện đang được sử dụng và các tương tác tiềm ẩn
- Khả năng dung nạp thuốc và đáp ứng với điều trị
- Các điều kiện khác như phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú hoặc có ý định mang thai.
2. Thuốc Tây y điều trị thoát vị đĩa đệm
Một trong những phương pháp giảm đau nhanh đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, đó là sử dụng thuốc tây y.
2.1. Mục đích sử dụng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm
Mục đích điều trị chính của mỗi người bệnh khi dùng thuốc tây là giúp giảm đau nhanh các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Ưu điểm của thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm:
- Hiệu quả thấy rõ rệt, giảm đau nhanh, giảm viêm nhanh chóng.
- Thường sử dụng để chữa các cơn đau cấp tính do bệnh gây ra.
Nhược điểm của phương pháp này:
- Không mang lại hiệu quả lâu dài, dễ tái phát
- Dễ gây teo cơ
- Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim
- Các triệu chứng bệnh viêm khớp trầm trọng hơn
- Tê hoặc có cảm giác kiến bò
- Mẩn đỏ
- Đỏ mắt
- Buồn nôn
- Ho và đau ngực.
2.2. Các nhóm thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm
Dưới đây là một số nhóm thuốc Tây chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, bao gồm:
2.2.1 Thuốc giảm đau chữa thoát vị đĩa đệm
Thuốc giảm đau phổ biến là acetaminophen (paracetamol). Đây là loại thuốc giảm đau tốt nhưng không làm giảm tình trạng viêm. Thuốc này được sử dụng trong cơn đau cấp tính có cường độ từ nhẹ đến trung bình.
Người bệnh có thể tham khảo liều dùng của acetaminophen như sau:
- Người lớn: 3g/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần, cách nhau ít nhất 4 giờ. Trong trường hợp đau nặng, liều tối đa có thể được tăng lên đến 4g/ngày.
- Trẻ em: 60mg/kg/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần, tức là 15mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10mg/kg mỗi 4 giờ. Tổng liều không được vượt quá 80 mg/kg/ngày ở trẻ em có cân nặng dưới 37kg và 3g/ngày ở trẻ em có cân nặng trên 37kg.
Tuy giảm đau nhanh nhưng nó lại tồn tại một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng, chán ăn, ngứa, phát ban, nhức đầu, nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét, tổn thương gan, đau dạ dày, khó thở, dị ứng.
2.2.2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm (tác dụng nổi bật của nhóm thuốc giảm đau này).
Nhóm thuốc này được sử dụng khi tình trạng đau nhức kèm viêm nhiễm khiến thoát vị đĩa đệm tiến triển nhanh, bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Một số thuốc thuộc nhóm này như Aspirin, Diclofenac, Meloxicam, Naproxen...dùng dưới dạng bôi, tiêm hoặc dạng viên uống.
Liều dùng cụ thể như sau:
- Người lớn và trẻ em có cân nặng khoảng 50kg: 1g/lần, uống cách nhau 4 giờ, không quá 3g mỗi ngày (2g ở người cao tuổi)
- Trẻ em: Liều dùng hàng ngày được khuyến cáo là 60mg/kg/ngày, chia làm 4 đến 6 lần; tức là 15mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10mg/kg mỗi 4 giờ.
- Người lớn: uống từ 75 – 150mg/ngày (chia thành 2-3 lần/ ngày)
- Trẻ em uống dưới 10mg/ngày và theo hướng dẫn của bác sĩ
Meloxicam: Liều dùng khuyến cáo cho người lớn là 7,5 - 15 mg/ngày. Dùng dưới dạng uống.
>>Tư vấn miễn phí<<
NSAID có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và giảm cảm giác thèm ăn. Các tác dụng khác bao gồm nhức đầu, chóng mặt và phát ban. Sử dụng lâu dài những loại thuốc này có thể dẫn đến loét dạ dày, thận hoặc suy gan.
2.2.3. Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids)
Thuốc giảm đau gây nghiện giúp giảm đau cấp tính và/hoặc có cơn đau dữ dội. Tuy nhiên loại thuốc này có tác dụng phụ nghiêm trọng và dẫn đến nghiện khi không được sử dụng đúng cách. Một số thuốc của nhóm này như morphin, oxycodone, codeine,...
Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng opioid bao gồm an thần, chóng mặt, buồn nôn, nôn, táo bón phụ thuộc vào thể chất, khả năng dung nạp và ức chế hô hấp.
Các tác dụng phụ ít gặp hơn có thể bao gồm đầy hơi, tăng men gan, rối loạn chức năng miễn dịch và nội tiết tố, cứng cơ và rung giật cơ.
2.2.4. Thuốc giảm đau thần kinh
Các thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng những cơn đau liên quan đến thần kinh, giúp bệnh nhân có thể thư giãn thoải mái. Thuốc giảm đau thần kinh như: Gabapentin (Neurontin), Pregabalin (Lyrica), và Tramadol (Ultram),...
Ví dụ: Neurontin có liều dùng như sau:
- Người lớn: Liều khởi đầu 300mg/ngày, chia 3 lần. Sau đó, tăng liều cách 2 - 3 ngày/1 lần cho đến khi tổn liều đạt 900 - 3600mg/ngày, chia 3 lần. Liều tối đa là 4800mg/ngày.
- Trẻ em: Liều khuyến cáo trong 3 ngày liên tiếp lần lượt là 10mg/kg/ngày, 10 mg/kg x 2 lần/ngày và 10mg/kg x 3 lần /ngày. Tăng liều tùy thuộc vào tình trạng người bệnh đến 30 - 70 mg/kg/ngày, chia 3 lần/ngày.
Tác dụng phụ của nhóm thuốc này có thể kể đến đó là táo bón, tiêu chảy, buồn ngủ hoặc mệt mỏi, khô miệng, buồn nôn, mất thăng bằng.
Ngoài ra, nó cũng gây những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng hơn như hưng cảm, lo lắng hoặc bồn chồn, làm trầm trọng hơn bệnh trầm cảm, cáu kỉnh, hung hăng hoặc tức giận.
2.2.5. Thuốc giãn cơ giảm đau co thắt
Thuốc giãn cơ giúp giảm đau bằng cách làm thư giãn các cơ xung quanh cột sống. Thuốc này được kê đơn khi bệnh thoát vị đĩa đệm gây có thắt cơ. Một số thuốc trong nhóm này như Tolperisone (Mydocalm); Eperisone (Myonal); Mephenesin (Decontractyl); Methocarbamol (Lumirelax),...
Tuy nhiên nhóm thuốc này cũng gây tác dụng không mong muốn như mệt mỏi, buồn ngủ, suy nhược cơ thể, chóng mặt, khô miệng, phiền muộn, giảm huyết áp. Tác dụng nghiêm trọng hơn bao gồm nhìn mờ, lú lẫn hay bí tiểu.
2.2.6. Thuốc hỗ trợ thần kinh – nhóm vitamin B
Người bệnh có thể sử dụng một số thuốc bổ thần kinh như vitamin loại B giúp bổ sung và thúc đẩy quá trình sinh sản máu huyết, tăng cường chuyển hóa năng lượng và giúp người bệnh hoạt động linh hoạt hơn.
Một số thuốc thuộc nhóm này như vitamin B1, B6, B12. Liều dùng cụ thể như sau vitamin B1 1,5 mg/ngày; vitamin B6 2mg/ngày và vitamin B12 100 - 500mg/ngày.
Khi sử dụng quá liều có thể xảy ra các phản ứng dị ứng như phát ban, nổi mề đay, ngứa, da đỏ, sưng, phồng rộp, bong tróc, có hoặc không kèm theo sốt; khó thở; tức ngực; khó nuốt hoặc khó nói chuyện, khàn giọng,...
2.2.7. Nhóm thuốc steroid
Nhóm thuốc này bao gồm thuốc uống và thuốc tiêm ngoài màng cứng.
Thuốc uống steroid (còn gọi là corticosteroid) có thể có hiệu quả trong việc giảm sưng. Những thuốc này chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn vì nó gây ra nhiều tác dụng không mong muốn khi sử dụng steroid kéo dài.
Trong một số trường hợp đau nặng mà các biện pháp trên không đáp ứng được hiệu quả điều trị, người bệnh được chỉ định sử dụng các dạng thuốc tiêm steroid ngoài màng cứng.
Tiêm corticosteroid là một biện pháp thay thế dạng đường uống để điều trị cơn đau thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, người bệnh không nên tiêm quá 3 mũi trong một năm.
Biện pháp này giảm đau khá hiệu quả nhưng người bệnh nên điều trị tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để tránh các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.
Tác dụng không mong muốn của opioid bao gồm buồn ngủ, chóng mặt, nôn mửa, chóng mặt, khô miệng.
Ngoài ra, dạng tiêm còn gây ra mất ngủ, lượng đường trong máu tăng cao tạm thời, tăng cảm giác thèm ăn, tổn thương sụn và dây thần kinh khi sử dụng liên tục. Sử dụng steroid kéo dài có thể dẫn đến suy thận và loãng xương.
2.3. Sử dụng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm như thế nào để “An toàn”?
Thuốc Tây y có tác dụng giảm đau nhanh chóng, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh, giúp họ thư giãn dễ chịu. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng các thuốc này sẽ gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho gan, thận, hệ tiêu hóa,...
Vì vậy, người bệnh cần lưu ý khi sử dụng thuốc tây chữa bệnh, cụ thể như sau:
- Tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý uống vượt liều lượng quy định hoặc tự ý ngắt liều, tránh tình trạng nhờn thuốc.
- Đối với thuốc dạng tiêm cần đến các cơ sở uy tín, chất lượng, do nhân viên y tế thực hiện.
- Khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi sử dụng thuốc cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
- Không tự ý sử dụng nhiều loại thuốc điều trị cùng lúc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
>> Có thể bạn quan tâm: Mổ thoát vị đĩa đệm và những điều bạn nên biết
3. Thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm.
3.1. Ưu điểm của các bài thuốc “cây nhà lá vườn” chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ, chưa gây các triệu chứng nghiên trọng cũng như các biến chứng, người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược để cải thiện tình trạng bệnh.
Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội, cụ thể là:
- An toàn, lành tính: Những bài thuốc thường sử dụng các thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ.
- Rẻ tiền, dễ kiếm: Nguyên liệu là các thảo dược tự nhiên, có sẵn trong vườn nhà nên dễ tìm.
- Hiệu quả: Các bài thuốc đã chứng minh được tác dụng qua các thế hệ. Nếu kiên trì thực hiện, bạn sẽ thấy triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thuyên giảm.
- Đơn giản, dễ thực hiện, có thể tự làm tại nhà.
3.2. Một số cây thuốc chữa thoát vị đĩa đệm
Hiện nay, việc sử dụng thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm đang được sử dụng phổ biến. Một số bài thuốc sử dụng các thảo dược tự nhiên mà người bệnh có thể tham khảo, cụ thể như sau:
3.2.1. Cây đinh lăng
Cây đinh lăng với các thành phần như acid amin, vitamin nhóm B, tanin và saponin có tác dụng kháng viêm, giảm đau rất tốt trong các bệnh về xương khớp. Đinh lăng được sử dụng trong các bài thuốc như sau:
Bài thuốc 1: Dùng làm thuốc đắp
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá đinh lăng rửa sạch, giã nát và sao nóng.
- Cho lá đinh lăng vào một tấm vải sạch và đắp trực tiếp lên vị trí đốt sống bị thoát vị trong khoảng 30 phút. Tránh bị bỏng.
- Trong khi đắp, nếu bị nguội có thể sao lại cho nóng.
Bài thuốc 2: Dùng làm thuốc uống
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 30 gam thân và rễ đinh lăng thái nhỏ, rửa sạch.
- Sắc lấy nước uống.
- Dùng nước này thay cho nước lọc hàng ngày. Dùng liên tục trong 2 tuần.
3.2.2. Cây ngải cứu
Ngải cứu có chứa nhiều thành phần như tinh dầu, flavonoid, choline, tetradecatrilin,... có tác dụng chống viêm, giảm đau. Một số bài thuốc sử dụng ngải cứu như:
Bài thuốc 1: Ngải cứu và muối
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một bó ngải cứu, rửa sạch, để ráo.
- Đem sao trong chảo cùng với mối đến khi khô lại.
- Cho ngải cứu đã sao vào một chiếc khăn sạch và chườm lên vị trí đau trong khoảng 20 phút. Tránh bị bỏng.
- Áp dụng bài thuốc liên tục khoảng 2 tuần trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả cao.
Bài thuốc 2: Ngải cứu, mật ong và muối
Cách tiến hành:
- 1 bó ngải cứu rửa sạch, ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 phút.
- Giã nát ngải cứu và lọc lấy nước cốt.
- Sau đó, thêm 1 thìa mật ong vào nước cốt và trộn đều.
- Áp dụng liên tục trong 2 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả tuyệt vời đó.
Bài thuốc 3: Ngải cứu, vỏ bưởi, vỏ chanh và rượu
Cách tiến hành:
- Chuẩn bị 200g ngải cứu; 1kg vỏ chanh khô; 2 vỏ bưởi khô và 2 lít rượu trắng.
- Sao vàng tất cả các nguyên liệu, rồi cho vào một bình thủy tinh cùng với rượu trắng.
- Ngâm sai 1 tháng thì có thể sử dụng.
- Áp dụng mỗi ngày 1 ly nhỏ, liên tục trong 1 - 2 tháng.
3.2.3. Cây lá lốt
Trong Đông y, cây lá lốt và vị thuốc có tính ấm giúp tiêu viêm giảm đau nhức, tê bì, ngăn ngừa viêm nhiễm. Ngoài ra, nó còn chứa piperine và piperolin tìm thấy trong tinh dầu lá lốt có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Một số bài thuốc từ lá lốt như sau:
Bài thuốc 1:
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 40g lá lốt, 300ml sữa bò
- Lá lốt rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt.
- Cho phần nước cốt vào cùng với sữa bò vào nồi, khuấy đều, đun đến khi sôi thì tắt bếp.
- Sử dụng 3 - 4 lần mỗi ngày giúp giảm đau hiệu quả, đồng thời tăng chắc khỏe và dẻo dai cho hệ xương khớp.
Bài thuốc 2:
Cách tiến hành:
- Chuẩn bị lá lốt. bưởi bung, vòi voi và cỏ xước. Mỗi vị 30 gam
- Rửa sạch các nguyên liệu trên, để ráo, sao vàng hạ thổ.
- Cho tất cả các nguyên liệu sắc với 1 lít nước đến khi cô cạn còn khoảng 1 nửa thì tắt bếp.
- Uống liên tục 2 lần mỗi ngày.
3.3.4. Cây xương rồng
Với hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao trong cây xương rồng mà nó trở thành vị thuốc có tác dụng hiệu quả trong các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm.
Trong các bài thuốc thường sử dụng xương rồng ba chia và xương rồng bẹ với cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 2 - 3 lá xương rồng
- Xương rồng gọt bỏ hết gai, ngâm trong nước muối khoảng 5 phút.
- Nướng xương rồng cho nóng đều 2 mặt và đắp lên vị trí đau.
- Mỗi lá đắp khoảng 5- 10 phút đến khi nguội thì lấy ra.
- Thực hiện liên tục trong 15 ngày.
3.3.5. Cây cỏ xước
Hàm lượng Saponin cao trong cây cỏ xước có tác dụng giảm đau mạnh, đẩy lùi các cơn đau nhanh. Đồng thời, thành phần Achytanthine trong cỏ xước có tác dụng giãn nở hệ thống mạch máu, giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt.
Bài thuốc sử dụng cây cỏ xước như sau:
- Chuẩn bị 20 gam cỏ xước, 20 gam ý dĩ, 10 gam đỗ trọng và 10 gam lá lốt.
- Rửa sạch các nguyên liệu trên, để ráo.
- Đem sắc với 6 chén nước, đến khi còn 2 chén thì lấy ra uống.
Người bệnh nên chia lượng thuốc làm 2 lần/ngày. Để giảm đau hiệu quả, bạn nên áp dụng kiên trì liên tục trong 2 tuần.
3.3.6. Cây chìa vôi
Theo Đông y, cây chìa vôi có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc và đả thông kinh mạch. Theo Y học hiện đại, trong chìa vôi có chứa glucid, vitamin C, caroten,... là các hoạt chất có khả năng cải thiện bệnh lý xương khớp.
Một số bài thuốc sử dụng cây chìa vôi như sau:
Bài thuốc 1: Bài thuốc đắp
Cách tiến hành:
- Chuẩn bị 200 gam cây chìa vôi và một ít muối trắng.
- Cây chìa vôi đem rửa sạch, để ráo.
- Cho chìa vôi vào chảo sao nóng cùng với muối hột cho đến khi khô lại.
- Cho hỗn hợp vào một chiếc khăn sạch và đắp lên vị trí đau. Nếu nguội thì tiến hành sao lại cho nóng. Đắp trong khoảng 30 phút.
Áp dụng liên tục trong khoảng 2 tháng để đạt hiệu quả cao.
Bài thuốc 2: Bài thuốc uống
- Chuẩn bị cây chìa vôi, lá lốt, cỏ ngươi, cỏ xước, tầm gửi, dền gai. Mỗi loại 15 gam.
- Đem rửa sạch các dược liệu rồi phơi khô.
- Sau đó, tiến hành sắc tất cả các nguyên liệu trên với 500ml nước trên lửa nhỏ đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp.
- Chia lượng thuốc làm 3 lần và sử dụng trong ngày.
Sử dụng bài thuốc trong 1 tháng sẽ thấy bệnh chuyển biến rõ rệt.
3.3.7. Cây mần ri
Cây mần ri có tính ấm giúp giảm tình trạng co cứng, tổn thương cột sống. Một số bài thuốc sử dụng cây mần ri như sau:
Bài thuốc 1: Bài thuốc uống
Cách tiến hành:
- Chuẩn bị 100 gam cây mần ri trắng, rửa sạch, phơi khô.
- Đem đun sôi với lượng nước vừa đủ trên bếp lửa nhỏ trong khoảng 20 phút.
- Chắt lấy phần nước, chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Lưu ý: Chỉ nên uống khoảng 200ml và không quá 5 lần mỗi ngày.
Bài thuốc 2: Bài thuốc đắp
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm cây mần ri trắng tươi, 1 nắm muối hạt
- Đem rửa sạch cây mần ri, để ráo, giã nát cùng với muối hạt.
- Đắp trực tiếp hỗn hợp này lên vị trí đau trong khoảng 30 phút.
Bài thuốc này nên áp dụng khoảng 2 - 3 lần/ngày để hạt hiệu quả nhanh chóng.
3.3.8. Cây Hầu vĩ tóc
Với hàm lượng lớn Flavonoid trong cây Hầu vĩ tóc có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, trong cây có chứa các thành phần có khả năng khả năng hấp thu canxi vào cơ thể, thúc đẩy quá trình tái tạo xương, sụn và khớp hiệu quả.
Cây hầu vĩ tóc được sử dụng trong bài thuốc như sau:
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 30 gam hầu vĩ tóc, rửa sạch.
- Đem sắc với lượng nước vừa đủ trong khoảng 20 phút.
- Chắt lấy nước, chia làm 3 lần. Sử dụng sau mỗi bữa ăn.
Áp dụng bài thuốc này liên tục trong 2 tuần.
Ngoài các thảo dược trên, người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng thêm đu đủ, cây mần ri, gốc cây chuối hột, cây lược vàng,...
3.3. Một số lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà
Khi sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên điều trị bệnh, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:
- Sử dụng bài thuốc theo các hàm lượng vừa đủ, tránh lạm dụng quá mức gây ra những hậu quả không đáng có.
- Khi thấy bất kỳ các dấu hiệu bất thường khi sử dụng các bài thuốc nên ngừng thuốc ngay và đến các cơ sở ý tế để tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Trước khi áp dụng các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm, bạn phải sử dụng các nguồn nguyên liệu chuẩn. Tránh mua phải các dược liệu giả để rồi “tiền mất tật mang”.
- Bên cạnh đó cần luyện tập thể dục thường xuyên để cột sống luôn được khỏe mạnh, góp phần cải thiện tình trạng bệnh.
Trên đây là bài chia sẻ về thuốc chữa thoát vị đĩa đệm. Dù người bệnh đang hoặc có ý định sử dụng các nhóm thuốc trên cần lưu ý để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
Bài viết trên có tính chất tham khảo, vì vậy, khi dùng bất kỳ loại thuốc nào bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh tác dụng không mong muốn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí về tình trạng bệnh của bạn hoặc để lại bình luận ở bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời bạn sớm nhất. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!