Lá lốt – Vị thuốc đa năng

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Dưới góc độ của y học, lá lốt không những là một vị thuốc thần kỳ chữa được nhiều bệnh mà còn ít tốn kém và rất an toàn. Cụ thể tác dụng ấy như thế nào? Quý bạn đọc hãy cùng tricottan đi tìm câu trả lời nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Lá lốt có nhiều tác dụng trong y học
Lá lốt có nhiều tác dụng trong y học

1. Giới thiệu đôi nét về cây lá lốt

Cây lá lốt thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), có tên khoa học của lá lốt là Piper lolot C. DC. Cây có đặc điểm như sau:

1.1. Đặc điểm hình thái 

Lá lốt là cây thân thảo, bò dài rồi đứng, thân hơi có lông. Cây hơi thấp, có chiều cao trung bình từ cao 30-40 cm, có mùi thơm; thân màu xanh lục sẫm, phồng to ở các mấu.

Lá cây to bản, phiến lá hình trứng, đầu thót nhọn, gốc hình tim và mọc không đối xứng. Lá có nhiều gân xanh từ 5 đến 7 gân một lá. Mặt lá láng bóng, màu sắc lá đậm từ cuống lá lên trên. 

Hoa lá lốt có màu trắng, mọc thành từng cụm ở nách lá, lâu tàn. Mùa hoa từ tháng 4 tới tháng 6 hàng năm.

Cây lá lốt khi về già cũng sẽ có quả và có hạt bên trong. Quả của lá lốt thường là quả mọng, bên trong có chứa hạt, mùa quả từ tháng 6 tới tháng 11.

1.2. Bộ phận dùng

Cây lá lốt là loài cây khá đặc biệt. Bởi tất cả các bộ phận của cây từ thân hoa hay rễ đều có thể sử dụng để nấu ăn hoặc làm vị thuốc đông y.

Toàn bộ cây lá lốt đều làm thuốc
Toàn bộ cây lá lốt đều làm thuốc

1.3. Phân bố 

Cây lá lốt thường sống ở những nơi râm mát, cây ưa bóng râm. Khi ánh sáng trực tiếp từ phía mặt trời chiếu vào có thể khiến lá không phát triển, xoăn lại và khô héo.

Đây là cây được trồng hoặc mọc hoang, tập trung nhiều ở các tỉnh phía bắc. 

1.4. Thu hái – sơ chế 

Cây có thể thu hoạch được vào bất cứ mùa nào trong năm. 

Sau khi thu hái, cây được mang đi rửa sạch, sau đó dùng trực tiếp hoặc được cắt nhỏ rồi đem phơi khô hoặc sấy khô. 

1.5. Bảo quản 

Cần bảo quản dược liệu lá lốt ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

2. Thành phần hóa học của cây lá lốt

Trong cây lá lốt chứa rất nhiều hoạt chất tốt để chữa trị các bệnh viêm, kháng khuẩn, tăng cường sức khỏe. Rất tốt với bệnh nhân xương khớp.

Lá và thân chứa các alcaloid và tinh dầu. Tinh dầu có 35 thành phần trong đó 25 thành phần đã được nhận dạng, hoạt chất chứa tỉ lệ cao nhất là beta-caryophylen.

Rễ cây lá lốt cũng có nhiều tinh dầu, có thành phần chính là benzylaxetat.

3. Tác dụng của lá lốt

Lá lốt là vị thuốc trong "sân nhà" với nhiều công dụng đối với sứa khỏe. Theo y học hiện đại và y học cổ truyền, lá lốt có những tác dụng nhất định, cụ thể như sau:

3.1. Tác dụng theo y học hiện đại

Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn
Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn

3.2. Tác dụng theo y học cổ truyền

Tính vị quy kinh

Cây lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm. Quy kinh can, tỳ, vị, đởm.

Lá lốt là một vị thuốc có rất nhiều tác dụng trong y học cổ truyền như ôn trung, tán hàn, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa, cầm nôn,..

Có công dụng:

Cách dùng và liều lượng 

Dạng khô: Dùng từ 8 đến 12g mỗi ngày. Đen đi sắc thuốc.

Dạng tươi: Dùng từ 50 đến 100g để chữa đau răng. 

Ngoài ra, lá lốt còn có thể dùng phối hợp trong thuốc xông để giải cảm. 

4. Tác hại khi sử dụng lá lốt dụng phụ khi dùng lá lốt

Khi ăn lá lốt liên tục trong nhiều ngày sẽ khiến cho dạ dày bị nóng, ảnh hưởng xấu tới đường tiêu hóa.

Khi uống quá nhiều nước lá lốt có thể gây nôn mửa, choáng váng.

Dùng quá liều lá lốt gây choáng váng
Dùng quá liều lá lốt gây choáng váng

Tuy vậy, vị thuốc lá lốt vẫn được coi là một trong những vị thuốc lành tính, ít gây tác dụng phụ.

5. Bài thuốc sử dụng lá lốt trong điều trị bệnh xương khớp

Cây lá lốt được biết tới nhiều trong điều trị bệnh xương khớp. Bởi trong lá cây có chứa hoạt chất benzyl acetat giúp giảm sưng, tiêu viêm nhanh chóng.

5.1. Chữa đau lưng, đau xương khớp vào ngày thời tiết thay đổi

Đối với những người lớn tuổi hay mắc chứng đau lưng, đau xương khớp vào những ngày thời tiết thay đổi, nước lá lốt có giúp giảm nhanh cơn đau hiệu quả.

Cách thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị từ 5 - 10g lá lốt phơi khô hoặc 15 - 30g lá lốt tươi đem rửa sạch.

Bước 2: Sắc lá lốt cùng 1 lít nước cạn còn ½ lít và uống trong ngày. 

Bệnh nhân cần duy trì áp dụng 2 lần/ngày liên tục trong vòng 1 tuần đảm bảo đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

Lưu ý: Người bệnh nên uống thuốc khi còn ấm và uống sau bữa ăn tối.

5.2. Chữa phong thấp, đau nhức xương

Sử dụng cây lá lốt chữa phong thấp với các bài thuốc như sau:

Bài thuốc 1

Dược liệu: Lá lốt 16g, tầm gửi 12g, cây dâu 12g, tục đoạn 12g. 

Sắc với 250ml nước, cho tới khi cô đặc lại còn 150ml. Chia 2 lần uống vào ban ngày và buổi tối trước khi đi ngủ.

Bài thuốc 2

Dược liệu: Lá lốt, cỏ xước, cành dâu, cà gai, mỗi vị 20g, Ngưu tất 10g. 

Sao qua, sắc uống mỗi ngày 1 thang, dùng trong 3 – 5 ngày. Ngoài ra, có thể tăng tác dụng của bài thuốc bằng cách ăn lá lốt nấu với lạc trong 7 ngày liền.

Lá lốt chữa bệnh xương khớp hiệu quả
Lá lốt chữa bệnh xương khớp hiệu quả

Bài thuốc 3

Dược liệu: Rễ và thân lá lốt 20g, dây đau xương 10g, rễ thầu dầu tía 10g. 

Đem sắc với 400ml nước cho tới khi còn 100ml. Uống 2 lần/ngày, liên tục trong 7 – 8 ngày.

Bài thuốc 4

Lấy lá lốt 20g, thiên niên kiện 12g, gai tầm xoọng 16g sắc uống trong ngày.

5.3. Chữa đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt

Bài thuốc 1

Rễ lá lốt, rễ bưởi, rễ cây vòi voi, rễ cây cỏ xước, mỗi vị 50 gram tươi. Đem thái mỏng rồi sao vàng. 

Sắc với 600ml nước, đun tới khi cô lại còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 2

Lá lốt, ngải cứu 2 phần bằng nhau. Đem giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng. Dùng để đắp hoặc chườm.

5.4. Chữa sưng đau ở đầu gối 

Chuẩn bị: 20g ngải cứu, 20g lá lốt.

Thực hiện:

Sử dụng trong 10 ngày liên tục sẽ thấy có hiệu quả.

6. Tác dụng chữa bệnh khác của lá lốt

Ngoài tác dụng tuyệt vời với bệnh nhân xương khớp, lá lốt còn chữa được rất nhiều bệnh khác như:

 Lá lốt chữa tổ đỉa
Lá lốt chữa tổ đỉa
  • Chữa đầy bụng, nôn mửa: Sắc uống từ 10 – 20g lá lốt
  • Chữa lợm giọng: Tán nhỏ 40g lá lốt. Trước mỗi bữa ăn uống 2g với nước cơm.
  • Chữa bệnh tổ đỉa: Trước hết lấy lá thanh yên nấu nước, để nguội, rồi rửa. Sau đó dùng lá lốt, lá cà gai leo với lượng bằng nhau, giã nhỏ, trộn với giấm, bôi lên vùng tổ đỉa.
  • Chữa đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân: Dùng 30g lá lốt tươi, cho vào 1 lít nước thêm ít muối rồi nấu sôi, dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân. Nên làm thường xuyên vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc: Vò nát lá lốt tươi, sau đó đặt vào lỗ mũi.

7. Lưu ý khi sử dụng lá lốt để có hiệu quả tốt nhất

Cũng giống như những vị thuốc đông y khác, lá lốt cũng có mặt lợi hoặc mặt hại nên cần lưu ý trong khi sử dụng. Cụ thể:

Không dùng nhiều lá lốt cho người đang bị nhiệt
Không dùng nhiều lá lốt cho người đang bị nhiệt

Trên đây là những thông tin về vị thuốc lá lốt mà tricottan gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn và mọi người xung quanh. Nếu bạn còn băn khoan về bệnh xương khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

0961.666.383

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài chia sẻ. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Xếp hạng: 4.5 (22 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH