Hiệu quả bất ngờ từ bài thuốc chữa đau lưng đơn giản

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Đau lưng sẽ chẳng để bạn yên nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng đau lưng. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, gồm yếu tố cơ học và các bệnh lý về xương khớp. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây, để tìm ra cách thoát khỏi hiện tượng đau lưng nhanh chóng, dứt điểm.

Mục lục [ Ẩn ]
Đau lưng là căn bệnh phổ biến
Đau lưng là căn bệnh phổ biến

1. Đau lưng là gì?

Đau lưng là cảm giác đau phía sau của cơ thể, trong đó đau vùng thắt lưng là phổ biến nhất. Tình trạng này rất phổ biến, với 9/10 người lớn tuổi mắc phải. Các vị trí đau lưng thường gặp: đau cổ, đau giữa lưng, đau lưng dưới, đau lưng trên và đau vùng xương cụt.

2. Vị trí đau lưng thường gặp

Như đã trình bày ở trên, đau lưng thường xuất hiện ở vị trí giữa lưng, thắt lưng, lưng trên. Cụ thể như sau:

2.1. Đau lưng dưới - thắt lưng

Những cơn đau lưng dưới - thắt lưng có thể xảy ra âm ỉ hoặc dữ dội, tập trung ở 2 bên trái phải và vị trí chính giữa cột sống. Cơn đau lưng dưới sẽ lan dần xuống đến vùng mông, đùi thậm chí cả 2 chân.

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y dược TP.HCM): Nếu cơn  đau chỉ xuất hiện dưới 6 tuần thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu nó kéo dài trên 6 tuần và mức độ đau tăng dần thì cảnh báo rằng, bạn đang mắc phải bệnh lý về xương khớp nguy hiểm.

2.2. Đau lưng giữa

Theo cấu trúc cột sống của cơ thể con người, vùng lưng giữa gồm có 12 đốt xương. Tình trạng đau cột sống giữa lưng thường là do các nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý gây nên.

Người bị đau lưng giữa thường hay có tâm lý chủ quan với các hoạt động sinh hoạt thường ngày như mang vác đồ vật nặng, tập luyện quá sức, ngồi sai tư thế, chấn thương,...

2.3. Đau lưng trên

Đau lưng trên là một triệu chứng bệnh lý gây đau ở khu vực cột sống vùng ngực, dưới cổ và dọc theo chiều dài xương sườn. Người bị đau lưng trên thường cảm thấy nhức và đau khi chạm vào.

Dựa vào vị trí, đau lưng trên cũng được chia làm ba loại là: đau lưng trên bên trái, đau lưng trên bên phải và đau lưng trên ở giữa.

3. Nguyên nhân đau lưng

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau lưng cũng như yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là một số tác nhân thường gặp nhất.

3.1. Đau do căng cứng, quá tải, chấn thương

Đau lưng có thể do một trong những chấn thương ở vùng lưng làm cho cơ hoặc gân ở đây bị kéo căng hoặc rách. Khi các cơ bị căng, quá tải, cơ bắp trở nên yếu dần và gây đau dọc sống lưng

3.2. Do cấu trúc xương khớp có vấn đề

Những tổn thương trong cấu trúc xương khớp như rách đĩa đệm, phồng đĩa đệm, đau thần kinh tọa, viêm khớp hoặc loãng xương,... đều khiến đau nhức vùng thắt lưng.

Loãng xương gây đau lưng
Loãng xương gây đau lưng

3.3. Hoạt động sai tư thế, lười vận động

Những người lười vận động thường dễ mắc phải triệu chứng đau lưng. Bên cạnh đó, nhiều người có thói quen ngồi cho chân lên ghế, bắt chéo chân, gù lưng khi ngồi,... Việc sai tư thế như vậy khiến cho cột sống luôn ở tình trạng bị đè nén và chịu sức ép lớn, gây ra bệnh đau lưng.

3.4. Gây tê tủy sống gây đau lưng

Gây tê tủy sống áp dụng cho các ca phẫu thuật từ vùng thắt lưng trở xuống. Một cây kim sẽ được đặt trong cột sống và truyền thuốc tê vào. Bệnh đau lưng là tác dụng phụ thường gặp khi gây tê tủy sống.

3.5. Vấn đề về thận

Cơn đau lưng do thận yếu chỉ diễn ra ở những vị trí có mô mềm, kéo dài từ vùng thận ra sau lưng. Nó có thể lan xuống hố chậu, mông, đùi rồi chạy xuống cả bàn chân.

3.6. Bệnh đau lưng không rõ nguyên nhân (tự nhiên đau lưng)

Nhiều trường hợp bệnh nhân tự nhiên bị đau lưng mà không có bất cứ lý do nào cả. Hiện tượng này rất có thể bạn đang mắc một số bệnh như thoát vị đĩa đệm, rách bao xơ, dây thần kinh bị chèn ép hoặc lao cột sống,...

3.7. Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng đau lưng như mang thai, tới kỳ kinh nguyệt, hút thuốc lá, di truyền, tuổi tác, lạm dụng thuốc Tây.

Đau lưng có thể do tuổi tác
Đau lưng có thể do tuổi tác

4. Đau lưng là bị bệnh gì?

Đau lưng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý. Tùy thuộc vào từng vị trí bị đau mà có liên quan đến các bệnh khác nhau.

4.1. Đau lưng dưới (thắt lưng) là bệnh gì?

Đau lưng dưới (thắt lưng) là biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoái hóa cột sống lưng, đau thần kinh tọa, gai cột sống lưng, viêm xương khớp cột sống, viêm ruột thừa và các bệnh về thận (sỏi thận, suy thận, thận yếu),...

4.2. Đau lưng trên là bệnh gì?

Các bệnh lý gây ra đau lưng trên có thể xuất phát từ sự tổn thương rễ thần kinh, phổi, thận và cột sống. Cụ thể, đau lưng trên do bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, rối loạn khớp, đau thần kinh tọa, bệnh thận, đau dây thần kinh liên sườn, zona thần kinh, viêm phế quản phổi,...

4.3. Đau lưng giữa là bệnh gì?

Đau lưng giữa cũng là triệu chứng của một số bệnh lý nghiêm trọng cần chú ý như loãng xương, vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp, khối u, bệnh thận, nhiễm trùng xương khớp,...

4.4. Đau lưng phải là bệnh gì?

Đau lưng phải là tình trạng người bệnh cảm thấy đau ở phía sườn eo bên phải của lưng. Nếu gặp tình trạng này rất có thể bạn đang mắc một số bệnh như viêm ruột thừa, đau thận phải, mang thai ngoài tử cung, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh liên sườn, nhiễm trùng đường tiết niệu, đau thần kinh tọa, gai cột sống,...

4.5. Đau lưng trái là bệnh gì?

Tình trạng đau lưng bên trái là biểu hiện của nhiều bệnh lý từ bên trong phủ tạng, cột sống. Phải kể đến như đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm thắt lưng, gai cột sống lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng, loãng xương, hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh phụ khoa (viêm cổ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc cổ tử cung),...

5. Triệu chứng đau lưng

Triệu chứng đau lưng rất đa dạng. Tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà nó kèm theo những biểu hiện khác nhau. Cùng điểm danh các triệu chứng điển hình mà người bị đau lưng hay gặp phải dưới đây.

5.1. Đau lưng không cúi, không đứng thẳng được

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân gây ra chứng đau lưng không cúi, không đứng thẳng được. Khi các đĩa đệm đã lệch ra khỏi vị trí ban đầu, vô hình chung cơ chế giảm xóc của cột sống bị mất đi. Điều này làm các đốt sống va đập vào nhau gây đau nhức thêm.

5.2. Đau dọc sống lưng

Bệnh đau thần kinh tọa, lượng canxi không cung cấp đủ cho xương khớp, bệnh thận, căng cơ, bong gân là những nguyên nhân gây đau dọc sống lưng.

5.3. Nhức mỏi lưng

Nhức mỏi lưng khiến bệnh nhân đau âm ỉ, hạn chế vận động. Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác như thắt lưng bên phải, trái, vùng gần xương chậu.

5.4. Đau lưng khi ngủ về đêm

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đau lưng khi ngủ về đêm. Cơn đau tùy theo mức độ nhưng dù đau âm ỉ hay dữ dội thì khi xảy ra vào ban đêm, khi ngủ đều gây ra những phiền phức lớn.

5.5. Đau từ thắt lưng xuống mông, hông và chân

Nhiều người thường xuyên thực hiện các công việc nặng nhọc hoặc đặc thù công việc phải ngồi lâu, đứng nhiều,... dẫn đến đau dọc từ thắt lưng lan xuống mông, hông và chân.

5.6. Đau lưng gây tê chân

Đau lưng gây tê chân
Đau lưng gây tê chân

Đau lưng kèm theo chứng tê chân có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh. Cơn đau nhức sẽ có dấu hiệu lan từ vùng lưng xuống mông, hông rồi lan xuống đùi, chân.

5.7. Đau lưng khó thở

Nếu có cảm giác lưng đau nhói đột ngột, kéo dài âm ỉ kèm theo khó thở, thở khò khè thì rất có thể bạn đang bị bệnh viêm phổi cấp tính, ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, viêm phế quản,...

5.8. Đau lưng kèm theo đau bụng

Đây là một triệu chứng kép xảy ra đồng thời cả hai cơn đau ở vùng lưng và vùng bụng. Đau bụng và đau lưng thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam, đây là một triệu chứng bệnh lý chung thể hiện cho rất nhiều căn bệnh khác nhau.

6. Đau lưng ở nam giới

Đau lưng là căn bệnh không phân biệt giới tính, có thể gặp phải cả nam và nữ. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia y tế chỉ ra rằng: Tỷ lệ đau lưng ở nam giới cao hơn nữ giới.

Nguyên nhân gây đau lưng ở nam chủ yếu là do bệnh lý liên quan đến thận với các biểu hiện lâm sàng như: Khi cúi người nhặt đồ, chơi thể thao hay lái xe có thể cảm nhận được cơn đau nhói xuất hiện ở vùng lưng dưới. Cơn đau này đôi khi còn dai dẳng và làm bạn khó ngủ ban đêm.

Tỷ lệ đau lưng ở nam giới cao hơn nữ giới
Tỷ lệ đau lưng ở nam giới cao hơn nữ giới

7. Đau lưng ở phụ nữ

Đây là hiện tượng phổ biến, nhất là phụ nữ lớn tuổi. Bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như ngồi quá lâu, đau lưng khi mang thai, có kinh nguyệt, sau sinh, viêm khớp, giãn dây chằng,...

Tuy nhiên, phụ nữ thường bận rộn công việc gia đình, xã hội nên chắc chắn có lúc cảm thấy mệt mỏi, đau nhức mỏi lưng. Chính vì thế, nhiều chị em thường bỏ qua triệu chứng này và cho rằng đó là việc bình thường. Nhưng thực ra, đau lưng ở phụ nữ có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm.

8. Chẩn đoán đau lưng

Để chẩn đoán đau lưng, bác sĩ sẽ thăm hỏi triệu chứng mà bạn gặp phải. Sau đó, tiến hành thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu như:

  • Chụp X-quang để phát hiện dấu hiệu viêm khớp, gãy xương, tổn thương tủy sống, dây thần kinh hoặc đĩa đệm.
  • Chụp CT, MRI để xem xét vấn đề ở đĩa đệm, dây thần kinh, dây chằng, mạch máu, cơ và xương.
  • Quét xương giúp phát hiện u xương, gãy xương, loãng xương.
  • Xét nghiệm máu nếu nghi ngờ nhiễm trùng.

9. Phân loại đau lưng (cấp tính, mãn tính)

Đau lưng có thể được phân thành 2 loại là cấp tính hoặc mãn tính, tùy theo độ dài cơn đau. Trong đó:

  • Đau lưng cấp tính: Là cơn đau ngắn, thường kéo dài vài ngày đến vài tuần. Triệu chứng đau có khi đau nhói, đau như dao đâm, có khi đau cơ nhẹ; không vận động cơ thể như bình thường được và không thể đứng thẳng người.
  • Đau lưng mãn tính: Nếu cơn đau kéo dài hơn ba tháng, bệnh được xem là mãn tính. Đau lưng mãn tính thường trở nặng theo thời gian và khó xác định nguyên nhân. Cho nên, thường cần một bác sĩ chuyên ngành theo dõi và điều trị.

10. Khám đau lưng ở đâu tốt nhất?

Một số địa chỉ khám đau lưng uy tín ở Hà Nội và Hồ Chí Minh như:

  1. Bệnh viện 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  2. Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
  3. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội.
  4. Phòng chẩn trị YHCT An Dược: Số 325/19, đường Bạch Đằng, phường 15, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
  5. Bệnh viện chấn thương chỉnh hình: Số 929, đường Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
  6. Bệnh viện y dược TP.HCM: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

11. Điều trị đau lưng

Chữa đau lưng có rất nhiều cách. Muốn khỏi bệnh lâu dài, ít tốn kém thì người bệnh cần biết rõ những ưu, nhược điểm của từng phương pháp chữa đau lưng mình đang hoặc định áp dụng.

11.1. Điều trị Tây y

Phương pháp Tây y chữa đau lưng thưởng chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng chứ khó có thể trị tận gốc nguyên căn gây bệnh.

11.1.1. Thuốc Tây

Một số nhóm thuốc Tây điều trị đau lưng được chỉ định chủ yếu gồm:

  • Thuốc giảm đau dẫn chất salicylic, dẫn chất pyrazolon.
  • Thuốc chống viêm không steroid, thuốc corticoid.
  • Thuốc giãn cơ tolperisone, eperisone, myonal, diazepam, decontractyl,...

11.1.2. Vật lý trị liệu

Việc áp dụng các phương pháp vật lý như châm cứu, bấm huyệt, kéo giãn cột sống bằng máy, xoa bóp,... giúp xoa dịu các cơn đau lưng nhanh chóng. Người bệnh có thể kết hợp cùng các bài tập hỗ trợ giảm đau lưng chuyên biệt.

11.1.3. Tiêm Cortisone ngoài màng cứng

Phương pháp này giúp đưa trực tiếp thuốc corticosteroid, steroid vào các khoang màng cứng. Từ đó, giúp thuốc ngấm trực tiếp vào các rễ thần kinh, giúp giảm đau, kháng viêm vô cùng hiệu quả

11.1.4. Tiêm Botox

Tiêm botox vào cơ lưng có thể giúp giảm đau tạm thời nhưng không có tác dụng tốt đối với cơn đau mãn tính.

11.1.5. Kéo giãn cơ

Trong lĩnh vực vật lý trị liệu, kéo giãn cơ cũng được ứng dụng để giảm sự mất cân bằng cơ bắp và để khắc phục các vấn đề bệnh lý sau khi bị chấn thương.

11.1.6. Liệu pháp bổ sung

Các nghiên cứu từ Trung tâm Quốc gia về Liệu pháp bổ sung và thay thế ở Mỹ cho thấy rằng: Những người thường xuyên tập luyện theo các tư thế trong bài tập Yoga sẽ ít bị đau lưng và tàn tật hơn. Bơi lội và đi bộ cũng là những phương pháp rất tốt, giúp cho lưng của bạn giảm nhức mỏi.

11.1.7. Kích thích dây thần kinh xuyên da (TENS)

Phương pháp kích thích điện dây thần kinh qua da (TENS) sử dụng dòng điện với tần số thấp qua các điện cực đặt trên da. Dòng điện sẽ ngăn chặn các tín hiệu thần kinh gây đau.

11.1.8. Phẫu thuật

Người bệnh đau lưng có thể được chỉ định phẫu thuật nếu bệnh biến chứng sang thoát vị đĩa đệm hoặc chèn ép rễ thần kinh nặng. Bệnh nhân có thể lựa chọn mổ hở hoặc mổ nội soi.

11.1.9. Tiêm tế bào để tái tạo đĩa đệm cột sống

Tiêm tế bào gốc được sử dụng trong nhiều trường hợp chữa trị đau lưng do bệnh thoát vị đĩa đệm với biểu hiện:

  • Không thể ngồi thoải mái hoặc ngồi lâu.
  • Các chất nhầy ở vị trí đĩa đệm tràn ra ngoài và gây kích thích các dây thần kinh.
  • Đĩa đệm bị lồi chèn ép lên các dây thần kinh.
Điều trị đau lưng bằng tiêm tế bào tái tạo đĩa đệm cột sống
Điều trị đau lưng bằng tiêm tế bào tái tạo đĩa đệm cột sống

11.2. Tập thể dục chữa đau lưng

Theo PGS. BS Nguyễn Trọng Nghĩa (nguyên giảng viên ĐH Y dược TP.Hồ Chí Minh) các bài tập sau đây mặc dù đơn giản, nhẹ nhàng nhưng hoàn toàn có khả năng giải quyết cơn đau lưng cấp tính cực kì hiệu quả.

Bài tập 1: Nằm thẳng trên thảm tập hoặc mặt sàn. Uốn cong đầu gối lại, giữ chân vuông góc với mặt sàn, nâng lưng lên từ từ. Phần tay vẫn tiếp tục duỗi thẳng. Nằm với tư thế này khoảng 5 giây rồi hạ lưng trở về vị trí ban đầu.

Bài tập 2: Nằm ngửa trên sàn hoặc tấm thảm. Co chân và nghiêng đầu gối về một bên. Thực hiện chậm rãi để giữ vai cân bằng trên mặt sàn. Giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây rồi làm ngược lại.

11.3 Chế độ ăn uống

Người bị đau lưng nên bổ sung: Các thực phẩm giàu canxi như cá, tôm, cua. Ăn nhiều rau củ quả và trái cây tươi giàu vitamin C như kiwi, đu đủ, cam, cà chua, hạt dẻ. Sữa và đồ uống được chiết xuất từ đậu nành.

Bên cạnh đó, nên kiêng: Những thực phẩm có hàm lượng chất béo và lượng đường cao. Kiêng ăn thịt bò và da gà. Các loại đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê.

11.4 Mẹo giảm đau lưng tại nhà

Người bệnh có thể giảm đau lưng tại nhà bằng các mẹo đơn giản sau đây.

Massage: Nhẹ nhàng xoa bóp phần lưng bị đau bằng các động tác day, bóp, ấn. Cách này sẽ giúp kích thích lưu thông khí huyết, hạn chế lực chèn ép tại cột sống. Từ đó giảm viêm nhiễm xương khớp.

Chườm nóng: Chườm nóng có tác dụng giúp giảm đau, tiêu viêm. Chỉ cần sử dụng một chai nước nóng hoặc hơi ấm để tác động lên vùng đau lưng.

11.5 Chữa đau lưng bằng thuốc Nam

Thuốc Nam chữa đau lưng có ưu điểm là an toàn, không tác dụng phụ nhưng sẽ hơi kỳ công.

Bài thuốc từ Cây xương rồng: Bỏ gai xương rồng, rửa sạch với muối rồi đem nướng. Dùng khăn mỏng quấn xương rồng đã nướng lại. Sau đó, đắp lên vùng lưng bị đau. Nếu nguội bạn có thể hâm nóng lại hoặc dùng miếng khác.

Bài thuốc từ Ngải cứu: Lấy một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch nghiền nát. Tiếp theo, cho khoảng 150ml dấm gạo đun nóng vào lá ngải. Cho hỗn hợp này vào miếng vải mỏng và buộc kín. Dùng túi vải này xoa dọc theo sống lưng trong 15 phút. Nếu thuốc bị nguội bạn có thể làm nóng lại rồi tiếp tục xoa đến khi cảm thấy cơn đau lưng dịu dần.

12. Phòng ngừa đau lưng

Để phòng ngừa đau lưng, mỗi người cần thực hiện các điều sau:

  • Tập thể dục thường xuyên: Giúp tăng cường sự dẻo dai cho hệ xương khớp. Nên chọn các môn như đi bộ, đạp xe, đi bộ, yoga,...
  • Duy trì cân nặng ở mức cho phép: Vì béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau nhức lưng do sức ép từ việc thừa cân lên cột sống.
  • Bổ sung vitamin D: Việc bổ sung hàm lượng vitamin D cần thiết trong các loại thực phẩm, món ăn hàng ngày có thể phòng ngừa tình trạng đau nhức vùng lưng.
  • Thực hiện đúng tư thế: Những người có tư thế làm việc, sinh hoạt không khoa học dễ bị đau lưng, vẹo cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống. Hãy luôn đứng thẳng, ngồi vuông góc với mặt bàn, đứng lên đi lại, thả lỏng cơ thể thường xuyên giúp xương khớp được thư giãn.

Đừng để những cơn đau lưng hành hạ và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thêm nữa. Hãy để nhà thuốc Hải Sáu giúp bạn đẩy lùi chứng bệnh này nhanh chóng nhất, hiệu quả nhất bằng sản phẩm Đông y Trị Cốt Tán. 

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH