Những kiến thức về loãng xương ở người cao tuổi mà bạn nên biết

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Loãng xương là bệnh lý diễn ra chậm, âm thầm và khó phát hiện được bệnh. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý loãng xương ở người già: Loãng xương là gì? Triệu chứng? Nguyên nhân? Biến chứng? Cách điều trị? bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh về loãng xương
Hình ảnh về loãng xương

1. Loãng xương là gì?

Định nghĩ về Loãng xương được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra vào năm 1991 và được cập nhật vào năm 2001.

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương 

Đo mật độ xương sẽ cho ta biết lượng chất khoáng trong 1 đơn vị diện tích hoặc thể tích của xương. Còn chất lượng xương được đánh giá bởi các thông số: cấu trúc của xương, tốc độ chuyển hóa của xương, độ khoáng hóa, mức độ tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản của xương.

Loãng xương là gì?
Loãng xương là gì?

Ở giai đoạn đầu, bệnh loãng xương không biểu hiện rõ như các bệnh xương khớp khác mà nó diễn ra khá âm thầm. Do đó, người bệnh khó nhận biết được bệnh nhân đang bị loãng xương, chỉ khi tình trạng gãy xương xảy ra thì mới có thể chẩn đoán được.

Ở giai đoạn nặng, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như:

Loãng xương ở người cao tuổi gây cảm giác đau nhức xương, châm chích toàn thân
Loãng xương ở người cao tuổi gây cảm giác đau nhức xương, châm chích toàn thân

Ngoài ra ở người cao tuổi còn xuất hiện thêm các dấu hiệu như thừa cân, cao huyết áp, bệnh mạch vành,...

Trên đây là những triệu chứng xuất hiện ở người già bị loãng xương nhưng nguyên nhân do đâu? Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra nó nhé.

Tin liên quan

Loãng xương ở người cao tuổi do tình trạng cung cấp không đủ canxi và phospho cho cơ thể, cụ thể như sau:

Loãng xương ở người cao tuổi do quá trình sinh lý
Loãng xương ở người cao tuổi do quá trình sinh lý

Biến chứng nguy hiểm nhất của loãng xương, đó là gãy xương và có thể dẫn đến tử vong. Tình trạng này xảy ra chủ yếu là gãy cột sống, gãy cổ xương đùi hoặc xương cổ tay, gãy lún xẹp cột sống,...

Ngoài ra, loãng xương ở người già còn gây nên một số biến chứng như:

Biến chứng nguy hiểm nhất của loãng xương là tình trạng gãy xương
Biến chứng nguy hiểm nhất của loãng xương là tình trạng gãy xương

Mục tiêu của dự phòng và điều trị loãng xương là ngăn chặn tình trạng gãy xương. Nó có thể đạt được bằng cách:

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị loãng xương như biện pháp dùng thuốc và  không dùng thuốc, cụ thể như sau:

Biện pháp không dùng thuốc

Cung cấp đầy đủ các thực phẩm có chứa canxi hàng ngày
Cung cấp đầy đủ các thực phẩm có chứa canxi hàng ngày

Biện pháp dùng thuốc

Calci cần bổ sung calci 500 - 1500mg mỗi ngày

Viatmin D 800 - 1000 UI hàng ngày. Ví dụ: Calcitriol 0,25 - 0,5 mcg chỉ định cho bệnh nhân lớn tuổi bị suy thận

  • Alendronate: Fosamax plus (Alendronate 70mg + Cholecalciferol 2.800IU) hoặc Fosamax 5600 (Alendronate 70mg + Cholecalciferol 5.600IU).

Liều lượng: 1 viên/ tuần

Cách dùng: uống vào buổi sáng, khi đói. Bệnh nhân không nằm sau khi uống thuốc ít nhất 30 phút nhằm làm giảm biến chứng viêm loét thực quản.

  • Zoledronic acid (Aclasta, 5mg/ 100ml)

Liều lượng: 1 chai 5mg/ năm, liều duy nhất

Cách dùng: Truyền tĩnh mạch chậm 1 chai 5mg/ 100ml trong thời gian trên 30 phút. Cần đảm bảo đủ lượng canxi và vitamin D cho bệnh nhân trước truyền thuốc.

Chống chỉ định: bệnh nhân có chức năng thận suy giảm (hệ số thanh thải Creatinin ≤ 30ml/ phút) hoặc những bệnh nhân có rối loạn nhịp tim.

  • Calcitonine (chiết suất từ cá hồi)

Chỉ định: bệnh nhân mới có gãy xương kèm đau xương nhiều do loãng xương. Cần kết hợp điều trị cùng nhóm biphosphonate.

Liều lượng: 50-100IU/ ngày, trong vòng 10-15 ngày/ đợt điều trị

Cách dùng: tiêm dưới da hoặc tiêm bắp sau ăn.

Thận trọng: một số trường hợp có tiền sử dị ứng cần thử test da trước khi tiêm, không sử dụng thuốc liên tục, kéo dài.

Calcitriol thường dùng cho bệnh nhân loãng xương cao tuổi mắc bệnh về thận
Calcitriol thường dùng cho bệnh nhân loãng xương cao tuổi mắc bệnh về thận

Strontium ranelat 

Liều dùng 2g uống ngày một lần vào buổi tối (sau bữa ăn 2 giờ, trước khi đi ngủ tối).

Thuốc được chỉ định khi bệnh nhân có chống chỉ định hoặc không dung nạp nhóm bisphosphonates.

Thuốc ức chế osteocalcin: Menatetrenon (vitamin K2).

Thuốc làm tăng quá trình đồng hoá: Deca Durabolin và Durabolin.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân thường phải điều đị 3-5 năm. Sau đó đánh giá lại tình trạng bệnh để quyết định phương hướng điều trị tiếp theo.

Trên đây là những thông tin về bệnh loãng xương ở người già mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những kiến thức này óc thể hỗ trợ cho bạn trong quá trình phòng và điều trị bệnh loãng xương.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết. Nếu cần tư vấn thêm về bệnh lý xương khớp, bạn đọc hãy gọi theo hotline 0961 666 383 để biết thêm thông tin chi tiết.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH