Loãng xương là bệnh lý diễn ra âm thầm, nhưng để lại nhiều hậu quả nặng nề. Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Do đó làm chậm sự tiến triển của bệnh là điều hết sức cần thiết. Trong đó câu hỏi bệnh loãng xương kiêng ăn gì? được rất nhiều bệnh nhân loãng xương quan tâm.
1. Những thông tin bạn cần biết về bệnh loãng xương
Loãng xương được hiểu đơn giản là sự gia tăng cấu trúc rỗng trong xương, làm cho xương trở nên yếu, giòn, xốp. Đây là một bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi, tuy nhiên căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa, nó có thể gặp ở nhiều thanh niên hiện nay.
Bệnh loãng xương thường diễn ra rất thầm lặng, không có triệu chứng hay dấu hiệu rõ rệt. Đa phần người bệnh chỉ phát hiện ra khi đã gặp vấn đề về xương khớp hoặc được phát hiện khi thăm khám tại các cơ sở y tế.
Vì thế nếu phát hiện muộn và không được điều trị, bệnh loãng xương có thể gây nên nhiều hậu quả nặng nề như gãy xương, tàn tật, mất khả năng lao động, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Chính vì vậy người bị bệnh loãng xương cần tuân thủ các biện pháp điều trị, đồng thời duy trì chế độ ăn uống khoa học để làm chậm sự tiến triển của bệnh.
2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị bệnh loãng xương
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, mà còn giúp tăng cường hấp thu canxi, góp phần làm sự tiến triển của bệnh và hỗ trợ điều trị loãng xương.
Vì thế người bị loãng xương cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi trong trong bữa ăn hàng ngày.
- Đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu canxi mỗi ngày, người lớn trưởng thành cần khoảng 1000mg canxi/ngày, người từ 51 tuổi trở nên, phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh cần bổ sung khoảng 1200mg canxi/ngày.
- Bổ sung các loại thực phẩm giúp cơ thể tăng cường hấp thu canxi như vitamin D, vitamin K1, vitamin C…
- Người bị loãng xương cần hạn chế ăn các món ăn có nguy cơ làm bệnh loãng xương trở nên nghiêm trọng hơn như: muối, đường, đồ uống có gas, trà, cà phê…
Vì thế, bên cạnh câu hỏi “nên ăn gì khi bị loãng xương?” thì nhiều người cũng rất quan tâm đến việc “bị bệnh loãng xương nên kiêng ăn gì?”. Đây là hai khía cạnh quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của người mắc bệnh loãng xương.
3. Bệnh loãng xương nên kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?
Dưới đây là một số nhóm thực phẩm mà người mắc bệnh loãng xương nên kiêng, để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn:
3.1. Thực phẩm chứa nhiều acid béo Omega-6
Mặc dù omega-6 được biết đến với các tác dụng tốt cho tim mạch, huyết áp và trí não, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.
Do acid béo omega-6 có thể làm tăng sản xuất chất gây viêm khi vào cơ thể, do đó sẽ làm tăng nguy cơ viêm xương, khiến bệnh loãng xương càng trở nên trầm trọng hơn.
Vì thế bạn không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu omega-6 khi mắc bệnh loãng xương. Mỗi tuần chỉ nên ăn từ 2-3 lần các món ăn như đậu phụ, hạt điều, hạt óc chó, hạt hướng dương…
3.2. Hạn chế uống rượu bia
Sau thực phẩm giàu omega-6 thì rượu bia là câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi “bệnh loãng xương nên kiêng ăn gì?”.
Rượu bia là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng loãng xương. Uống nhiều rượu bia gây ức chế sự hấp thu canxi từ ruột vào máu, từ đó làm giảm mật độ canxi trong xương, tăng nguy cơ gãy xương và ức chế quá trình tạo xương.
Do đó hạn chế uống rượu bia không chỉ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, mà còn giúp phòng ngừa bệnh loãng xương ở nhiều người.
3.3. Các món ăn chứa nhiều muối
Đây là câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi “bệnh loãng xương nên kiêng ăn gì?”.
Trong muối có chứa hàm lượng ion natri rất cao, nó sẽ gây ảnh hưởng đến sự cân bằng ion natri và canxi trong cơ thể, gây nên tình trạng mất canxi, khiến xương trở nên giòn và xốp.
Ngoài ra ăn quá mặn cũng là nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp, tim mạch, suy thận…
Mỗi ngày trung bình bạn chỉ nên ăn khoảng 6g muối, đồng thời phải tránh ăn các món ăn chứa nhiều muối như: đồ ăn vặt (bim bim, khoai tây chiên), mì gói, thực phẩm đóng hộp, các loại rau củ muối…
3.4. Người bị bệnh loãng xương không nên uống trà, cà phê
Cà phê và trà là hai loại đồ uống tiếp theo trong danh sách những món ăn người bệnh loãng xương nên kiêng.
Tuy không gây hại như muối hay rượu bia nhưng caffeine có trong trà và cà phê, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể khiến xương dễ gãy hơn. Vì hấp thu quá nhiều caffeine sẽ dẫn đến tăng đào thải canxi ra khỏi cơ thể.
Trung bình cứ tiêu thụ khoảng 100 mg caffeine thì xương sẽ mất đi khoảng 6 mg canxi.
Bên cạnh cà phê và trà, bạn cũng nên tránh các thức uống có chứa caffeine khác như nước tăng lực, sô cô la…
3.5. Thực phẩm chứa nhiều đường
Thành phần chính của xương tự nhiên chính là canxi và phospho, mà đường là nguyên nhân ức chế khả năng hấp thu canxi đồng thời làm cạn kiệt nguồn phospho trong cơ thể.
Chính vì thế khi bị loãng xương bạn không nên ăn thực phẩm chứa nhiều đường và hạn chế thêm đường khi chế biến các món ăn.
Giải pháp cho những người bị loãng xương nhưng lại hảo ngọt đó là thay thế các loại đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt… bằng các loại trái cây có vị ngọt tự nhiên vừa giúp tăng cường chất xơ, lại chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể,.
3.6. Đồ uống có gas
Các loại đồ uống có gas thường chứa thành phần là axit photphoric, chất này có thể làm tăng bài tiết canxi qua thận, gây giảm mật độ xương.
Vì thế đây cũng là một loại đồ uống mà người bị loãng xương nên tránh xa, thay vào đó hãy lựa chọn nước lọc, các loại nước trái cây tươi hay sữa dành cho người loãng xương.
3.7. Rau họ cà
Một số loại rau củ họ cà như cà chua, cà tím, ớt chuông… mặc dù có rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, nhưng đồng thời chúng cũng chứa alkaloid có thể gây ra viêm.
Ngoài ra, thành phần solanine có trong đó cũng góp phần gây viêm khớp, sưng đau các khớp do tích tụ tinh thể canxi ở các mô khớp.
4. Cách kiểm soát bệnh loãng xương
Bên cạnh việc đặt ra câu hỏi “bệnh loãng xương nên kiêng ăn gì và nên ăn gì?” thì để kiểm soát bệnh loãng xương tốt nhất, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây:
- Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tái khám định kỳ, sử dụng thuốc điều trị loãng xương theo chỉ định của bác sĩ.
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để tăng cường sự chắc khỏe của xương khớp và giúp cơ bắp dẻo dai.
- Kiểm soát cân nặng, phòng tránh thừa cân béo phì giúp hạn chế áp lực lên hệ xương khớp.
- Cần cẩn thận hơn trong sinh hoạt hàng ngày, tránh bị té ngã, không nên mang vác nặng.
Trên đây là thông tin chi tiết về các loại thực phẩm mà người bị bệnh loãng xương nên kiêng ăn. Nếu bạn đang có nguy cơ bị loãng xương hoặc đã được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương, hãy gọi ngay đến số điện thoại để được tư vấn điều trị kịp thời, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.
Nếu bạn chưa tìm được phương pháp điều trị bệnh loãng xương phù hợp hãy gọi ngay đến số điện thoại bên dưới để được các chuyên gia tư vấn miễn phí và giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng bệnh của bạn.
Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy nhấn like và để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.