Tại sao không phòng ngừa thoát vị đĩa đệm ngay từ bây giờ?

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Thoát vị đĩa đệm là nỗi “kinh hoàng” của nhiều người, bởi nó ẩn chứa nhiều triệu chứng, cũng như nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn đang lo lắng mình có thể mắc căn bệnh này bất cứ lúc nào thì cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm dưới đây sẽ giúp ích nhiều cho bạn.

Những hoạt động hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến cấu trúc của cột sống. Chính vì vậy, cách phòng ngừa tốt nhất sẽ nằm ngay ở những hoạt động ngày thường này của bạn.

Mục lục [ Ẩn ]
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm

1. Hoạt động hàng ngày

Đừng nghĩ rằng kiêng, đẩy những vật nặng mới khiến tổn thương đến cột sống của bạn. Tư thế sai khi bạn ngồi hay đứng cũng là “thủ phạm” lớn gây nên thoát vị đĩa đệm cho bạn.

1.1. Tư thế đứng

Đầu tiên cần phải nhắc đến tư thế đứng của bạn. Nếu muốn tránh xa thoát vị đĩa đệm bạn cần ghi nhớ, khi đứng, lưng cần được giữ thẳng, trọng lượng cơ thể được dồn đều lên 2 chân (tuyệt đối không được ưỡn bụng và thắt lưng ra phía trước).

Nếu bạn thấy phức tạp thì bạn chỉ cần chú ý luôn giữ đường cong tự nhiên của cột sống là đủ. Cũng không nên đứng lâu ở một tư thế, việc đi giày cao gót quá lâu cũng giúp thoát vị đĩa đệm “đến nhanh” hơn với bạn.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm với tư thế đứng đúng
Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm với tư thế đứng đúng

1.2. Tư thế ngồi

Với những người làm việc văn phòng, hoặc những công việc phải ngồi lâu ở một tư thế thì khả năng bạn bị thoát vị đĩa đệm cao hơn rất nhiều so với các đối tượng khác. Nên tư thế ngồi đúng sau đây sẽ là “tấm lá chắn” hữu ích cho bạn.

Bạn nên chọn cho mình một chiếc ghế có chiều cao phù hợp với chiều cao của bạn cũng như chiều cao của bàn làm việc.

Tựa lưng là bộ phận quan trọng nhất của chiếc ghế, nó giữ cột sống luôn ở tư thế thoải mái cùng tác dụng giữ độ cong mềm mại của cột sống. Bạn có thể dùng đến sự giúp đỡ của một chiếc gối tựa sau lưng.

Khi lưng giữ thẳng thì trọng lượng cơ thể bạn cũng được dồn đều về mông và 2 chân, điều này cực kỳ có ý nghĩa với cột sống của bạn.

 

Tư thế ngồi đúng
Tư thế ngồi đúng

1.3. Khi bê hoặc nâng đồ vật lên

Với nhiều người lao động thì bê vác vật nặng là công việc hàng ngày, nhưng vì mưu sinh thì vẫn phải làm việc mỗi ngày. Nhưng với mẹo nhỏ dưới đây bạn sẽ hạn chế được thoát vị đĩa đệm đó.

Khi cần bê một vật nặng từ dưới đất lên bạn hãy ghi nhớ những bước sau:

  • Hai chân cần có khoảng cách phù hợp để tạo thành trụ cột vững chắc.
  • Ngồi xổm xuống đất, chú ý cột sống không được cúi gập.
  • Bê đồ vật sát bụng.
  • Từ từ nâng đồ vật lên.
  • Giữ cho cột sống thẳng.
  • Thắt lưng ưỡn ra ở mức bình thường
Bê vật nặng lên đúng cách như thế nào?
Bê vật nặng lên đúng cách như thế nào?

1.4. Khi bê và mang đồ vật đi

Khi đã nâng được vật nặng lên, thì mang những đồ vật này đi cũng nên được chú ý:

  • Ôm vật nặng thật chắc bằng cả 2 tay.
  • Giữ đồ vật vào sát ngực, bụng và thắt lưng.
  • Giữ cột sống thẳng.
  • Bước đi vững chắc, khoảng cách giữa các bước chân vừa phải.
Mang vật nặng đúng cách như thế nào?
Mang vật nặng đúng cách như thế nào?

Trên đây là cách bạn bê và mang vật nặng đi, hạn chế những tác động của chúng có thể gây ra với cột sống. Nhưng thường xuyên mang những vật nặng quá sức cũng khó có thể hạn chế những biến chứng xảy ra với cột sống.

1.5. Khi lấy đồ vật trên cao

Với lấy đồ vật ở trên cao, cho dù là vật nhẹ thì cũng có thể tổn thương đến cột sống, nên bạn cần lưu ý:

  • Dùng thang, hoặc ghế cao để lấy những vật trên cao.
  • Tuyệt đối không lấy đồ vật trên cao bằng cách kiễng chân.
  • Với các đồ vật ở xa cũng có thể tổn thương cho cột sống, gây thoát vị đĩa đệm.

1.6. Khi kéo hoặc đẩy đồ vật nặng đi

Hạn chế việc bê và mang vác vật nặng bằng tay, hãy dùng đến sự trợ giúp của những chiếc xe đẩy hoặc kéo. Khi kéo hoặc đẩy cũng cần lưu ý, hạn chế tối đa những tác động đến cột sống của bạn:

  • Khoảng cách 2 chân đủ rộng để tạo thành trụ vững cho cơ thế.
  • Kéo hoặc đẩy bằng chính trọng lượng cơ thể của bạn.
  • Lưu ý rằng lưng luôn giữ thẳng, không dùng lưng để đẩy.

2. Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Một chế độ dinh dưỡng mỗi ngày cũng góp phần không nhỏ vào việc nuôi dưỡng sụn khớp ở các đốt sống:

  • Tăng cường các thực phẩm giàu canxi: các loại hải sản, tôm cua, cá, đặc biệt là sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: các loại rau xanh: rau cải, súp lơ, cải thìa, rau muống, … là những loại rau nổi tiếng chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất. Ngoài ra chất xơ hòa tan và không hòa tan hỗ trợ tiêu hóa của bạn.
  • Thực phẩm giàu omega 3: chứa nhiều trong cá thu, cá ngừ, cá hồi, các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Uống nhiều nước: uống đủ từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày là giúp dịch khớp được sản xuất đủ nhằm bôi trơn cho các ổ khớp.
  • Hạn chế đồ ăn nhanh, thức uống có chứa chất kích thích.

Thoát vị đĩa đệm đang là căn bệnh đe dọa ngay cả với những người trẻ tuổi – những người làm việc văn phòng. Chính vì vậy, phòng ngừa thoát vị đĩa đệm ngay hôm nay sẽ giúp bạn không phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu. Chúc bạn thành công!

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH