Tất tần tật thông tin về thoát vị đĩa đệm

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

85% dân số mắc chứng thoát vị đĩa đệm là con số khổng lồ giới chuyên gia cảnh báo tại Việt Nam. Bệnh có xu hướng ngày một gia tăng không ngừng nghỉ. Thoát vị đĩa đệm là gì, nguyên nhân nào dẫn tới căn bệnh này, điều trị thoát vị đĩa đệm ra sao và làm gì để phòng tránh bệnh lý này khi chưa mắc bệnh? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh bệnh thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh bệnh thoát vị đĩa đệm

1. Hiểu về đĩa đệm 

Trước khi tìm hiểu về căn bệnh thoát vị đĩa đệm, chúng ta cùng hiểu rõ hơn về đặc điểm của đĩa đệm nhé.

1.1. Đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là một cấu trúc bao gồm các sợi sụn nằm giữa các thân đốt sống và liên kết chúng với nhau. Những đĩa đệm này có hình tròn giống như những chiếc gối nhỏ với một lớp cứng bên ngoài bao quanh nhân.

Hình ảnh đĩa đệm cột sống
Hình ảnh đĩa đệm cột sống

Có 23 đĩa đệm trong cột sống con người gồm 6 đĩa ở vùng cổ, 12 đĩa ở vùng ngực, 5 đĩa ở vùng thắt lưng. Nó chiếm 20 - 30% chiều dài của cột sống. Điều này giảm dần theo tuổi tác vì chiều cao của đĩa đệm cũng bị mất dần.

Các đĩa đệm là một trong những cấu trúc lớn nhất trong cơ thể nhưng không có nguồn cung cấp từ các mạch máu. Bằng cách thẩm thấu, mỗi đĩa đệm sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

1.2. Cấu tạo của đĩa đệm

Mỗi đĩa đệm trong cột sống bao ba bộ phận chính là nhân keo, bao xơ và tấm sụn tận cùng, cụ thể như sau:

1.2.1. Nhân keo (Nucleus pulposus)

Đây là một cấu trúc dạng gel nằm ở trung tâm của đĩa đệm và chiếm phần lớn sức mạnh và tính linh hoạt của cột sống.

Nó được cấu tạo bởi 66% - 86% là nước, phần còn lại chủ yếu bao gồm collagen loại II (nó cũng có thể chứa loại VI, IX và XI) và proteoglycan.

Các proteoglycan bao gồm aggrecan và versian liên kết với acid hyaluronic, cũng như một số proteoglycan nhỏ giàu leucine. Aggrecan chịu trách nhiệm chính trong việc giữ nước trong đĩa đệm. 

Cấu trúc này chứa một mật độ tế bào thấp nhưng chúng lại chịu trách nhiệm tạo ra các ngoại bào như collagen loại II, aggrecan,... và duy trì tính toàn vẹn cho cột sống.

Hình ảnh cấu tạo đĩa đệm
Hình ảnh cấu tạo đĩa đệm

1.2.2. Bao xơ (annulus fibrosus)

Đây là cấu trúc bên ngoài bao bọc nhân keo. Chúng được cấu tạo chủ yếu bởi các sợi collagen đồng tâm. Sự định hướng của mỗi lớp sợi xen kẽ và do đó cho phép chống lại các chuyển động đa hướng một cách hiệu quả. 

Bao xơ gồm một phần bên trong và một phần bên ngoài. Chúng khác nhau chủ yếu về thành phần collagen. Khi đó, vòng ngoài chứa chủ yếu là collagen loại I, trong khi bên trong chủ yếu là loại II. Vòng bên trong thường chứa nhiều proteoglycan hơn bên trong.

1.2.3. Tấm sụn tận cùng

Tấm sụn nằm ở phần trên của mỗi thân đốt sống và phía dưới của thân cột sống tiếp theo. Nó được cấu tạo bởi các vòng sợi collagen, proteoglycans và nước.

Các tấm sụn này không chỉ giúp đĩa đệm tại chỗ mà nó còn bảo vệ sụn và xương sống không bị nhân keo đè ép, hạn chế nhiễm khuẩn từ đĩa đệm.

1.3. Chức năng của đĩa đệm

Mỗi đĩa đệm với một thân cột sống ở trên và dưới nó có bốn chức năng quan trọng cho cột sống, đó là:

  • “Giảm xóc” cho cột sống khi nó phải chịu tác động giữa khối lượng cơ thể và trọng lực. 
  • Liên kết các thân đốt sống liền kề nhau.
  • Hỗ trợ phạm vị chuyển động tại cột sống.
  • Bảo vệ các dây thần kinh chạy dọc cột sống và giữa các đốt sống.

2. Hiểu về thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý về cơ xương khớp có liên quan đến đĩa đệm. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé.

Chứng bệnh thoát vị đĩa đệm
Chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

2.1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm tiếng anh là Disc herniation. Đây là tình trạng tổn thương lớp đệm và mô liên kết giữa các đốt sống, thường là do cột sống bị căng quá mức hoặc chấn thương. Dần dần các bao xơ bị nứt khiến nhân nhầy theo vết nứt thoát ra khỏi vị trí bình thường gây đau nhức.

2.2. Thực trạng về thoát vị đĩa đệm 

Thoát vị đĩa đệm xảy ra cả ở nam giới và nữ giới, tuy nhiên, nam giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới, đa số là do đặc điểm nghề nghiệp như mang vác nặng, lệch tư thế, sai tư thế… khiến nhân keo thoát khỏi vị trí bình thường, có thể đứt hoặc rách vòng sợi.

Tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm có thể tăng dần theo độ tuổi nhưng hầu hết thoát vị thường xảy ra khi họ bước sang tuổi ba mươi hoặc bốn mươi. Nó xảy ra thường xuyên hơn ở nữ giới, chiếm 60% các trường hợp.

Đối với cả hai giới, bệnh nhân được chẩn đoán thường xuyên nhất ở độ tuổi từ 51 đến 60. Sau độ tuổi này, thoái hóa cột sống và hẹp ống sống có thể là nguyên nhân gây ra đau thắt lưng.

Xét về vị trí châu lục, tỷ lệ mắc bệnh ở người châu Á thường thấp hơn người châu Âu có thể do thể trạng của người châu Á thường nhỏ hơn nên tác động lên các đốt sống nhẹ hơn so với người châu Âu.

2.3. Cơ chế thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm bị thoái hóa
Đĩa đệm bị thoái hóa 

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi có sự thay đổi vòng sụn xơ và nhân keo thoát nước, dẫn đến đĩa đệm mất đàn hồi và lớp sụn mỏng đi. Tại thời điểm này, bệnh thực sự tiến triển khi có tác động cơ học từ bên ngoài sẽ dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Tóm lại, thoát vị đĩa đệm nguyên nhân cơ bản bên trong và tác động cơ học là nguyên nhân khởi phát bên ngoài. Sự kết hợp của hai yếu tố là nguồn gốc phát sinh thoát vị đĩa đệm.

2.4. Phân loại thoát vị đĩa đệm

Có nhiều cách gọi về thoát vị đĩ đệm, đó là do sự phân chia theo các mục đích gọi khác nhau, cụ thể như sau:

2.4.1. Phân loại theo liên quan với dây chằng dọc sau

  • Thoát vị nằm dưới dây chằng dọc sau: dây chằng dọc sau còn nguyên vẹn.
  • Thoát vị đĩa đệm qua dây chằng dọc sau: dây chằng đã bị rách, khối nhân keo chui qua chỗ rách vào ống sống.

2.4.2. Phân loại theo Wood

Phân loại này dựa theo sự tương quan giữa khối thoát vị với vòng sợi và dây chằng dọc sau:

  • Phồng đĩa đệm
  • Lồi đĩa đệm
  • Thoát vị đĩa đệm thực sự
  • Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời
Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm
Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm

2.4.3. Phân loại theo liên quan với rễ thần kinh và tủy sống

Rothman và Marvel đã chia thoát vị đĩa đệm thành ba loại như sau:

  • Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm: Chủ yếu chèn ép tủy sống.
  • Thoát vị đĩa đệm cạnh trung tâm: Chèn ép cả tủy sống và rễ thần kinh.
  • Thoát bị bên (thoát vị lỗ ghép): Chủ yếu chèn ép rễ thần kinh.

Đây là cách chia có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán và điều trị phẫu thuật.

2.4.4. Phân loại theo vị trí

  • Thoát vị đĩa đệm ra sau.
  • Thoát vị đĩa đệm ra trước.
  • Thoát vị đĩa đệm vào thân đốt sống (Thoát vị nội xốp đĩa đệm - Thoát vị Schmorl).

Kiểu phân loài này ít được áp dụng trên thực tế lâm sàng.

Ngoài ra, một số tình tình trạng thoát vị hiếm gặp như nhiều đĩa đệm cùng bị tổn thương, bệnh lý đó gọi là thoát vị đã đệm đa tầng. Nó có dấu hiệu phức tạp và nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. 

Hoặc thoát vị đĩa đệm nội tủy cũng là một dạng thoát vị đĩa đệm hiếm gặp với tỷ lệ mắc bệnh từ 0,2 - 2,2%.

2.5. Các vị trí thường xảy ra thoát vị đĩa đệm

Thắt lưng là nơi dễ xảy ra thoát vị đĩa đệm nhất
Thắt lưng là nơi dễ xảy ra thoát vị đĩa đệm nhất
  • Phần lớn thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra ở cột sống thắt lưng (chiếm 95%), hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4-L5 hoặc L5-S1.
  • Vị trí phổ biến thứ hai là vùng cổ, thường gặp nhất giữa thân đốt sống cổ C5-C6 và C6-C7. Các bệnh nhân lớn tuổi dễ bị thoát vị đĩa đệm cổ hơn, đặc biệt là đoạn C3-C4.
  • Vùng ngực chỉ chiếm 1 - 2% các trường hợp.

3. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm và cách phòng ngừa 

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khó chữa trị dứt điểm, do vậy, nếu hiểu đúng căn nguyên gây ra bệnh thì bạn sẽ phòng tránh và loại bỏ bệnh dễ dàng hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp có thể dẫn đến thoát vị như sau:

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

3.1. Lão hóa đĩa đệm

Đĩa đệm bị thoái hóa hiếm gặp ở người trẻ tuổi nhưng phổ biến hơn ở những người từ 35 - 55 tuổi. Tuổi càng cao, đĩa đệm càng dễ bị thoái hóa.

Trong tất cả các yếu tố gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm, lão hóa có lẽ là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. 

3.2. Yếu tố di truyền

Trong một số gia đình, có nhiều người thân cùng bị thoát vị đĩa đệm trong khi các gia đình khác lại không.

Nếu tình trạng này xảy ra trong một gia đình, nó có thể khởi phát sớm bất cứ lúc nào, thậm chí với những người dưới 21 tuổi.

Như vậy, nếu trong gia đình có người mắc chứng thoát vị đĩa đệm thì con cái và người thân dễ mắc chứng bệnh này hơn những gia đình khác. 

3.3. Sinh hoạt sai tư thế

Sinh hoạt sai tư thế
Sinh hoạt sai tư thế

Lao động và vận động không đúng tư thế trong một thời gian dài sẽ khiến đĩa đệm bị tổn thương nghiêm trọng. Không chỉ người cao tuổi mà nó còn xảy ra ở những người trẻ tuổi khi sinh hoạt không đúng tư thế.

3.4. Tai nạn hoặc chấn thương 

Một trong những tác động cơ học nguy hiểm tác động đến đĩa đệm chính là tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động. Đây là nguyên nhân thứ phát tác động trực tiếp tới cột sống khiến tình trạng bệnh ngày tiến triển nhanh hơn.

3.5. Mắc các bệnh lý cột sống bẩm sinh

Cũng giống như người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm do nguyên nhân di truyền, bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến cột sống sẽ dễ tiến triển thành thoát vị hơn người bình thường.

Những bệnh nhân này được chẩn đoán và phát hiện sớm thì khả năng chữa trị chỉ chiếm 50% lành bệnh.

3.6. Tăng cân, béo phì

Tăng cân béo phì là nguy cơ dẫn đến thoát vị đĩa đệm
Tăng cân béo phì là nguy cơ dẫn đến thoát vị đĩa đệm

Xã hội ngày càng phát triển, tình trạng béo phì cũng theo đó mà tăng. Và đây chính là nguyên nhân mà rất nhiều người mắc phải.

Tỷ lệ người bệnh bị chứng thoát vị đĩa đệm cao do trọng lượng cơ thể tăng khiến phần đốt sống phải chịu lực tác động quá lớn và phần xương nâng đỡ kém hơn.

3.7. Hút thuốc

Nguyên nhân khiến khô xương và thoát vị đĩa đệm gia tăng là do hút thuốc. Trong khói thuốc có vô vàn các chất độc hại, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe  mà còn khiến xương khớp ngày càng yếu kém.

3.8. Mang thai

Nguyên nhân khiến chị em dễ mắc chứng bệnh này là do mang thai. Khi mang thai, em bé lớn dần và chèn ép lên các dây thần kinh, cột sống khiến nhân keo tràn ra ngoài và gây nên tình trạng thoát vị.

Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên, để giảm tối đa khả năng mắc bệnh bạn nên phòng tránh những nguyên nhân trên ngay từ lúc này, bằng cách:

  • Tập thể dục: Tăng cường các cơ ở thân làm ổn định và hỗ trợ cột sống.
  • Hạn chế vận động mạnh, mang vác các đồ vật cồng kềnh, nặng khiến các vấn đề về lưng bị ảnh hưởng. Nên nâng đồ vật đúng cách để có được sức khỏe toàn diện.
  • Giảm thiểu cân nặng, không để cơ thể rơi vào tình trạng béo phì khiến đĩa đệm trên thắt lưng chịu áp lực lớn.
  • Từ bỏ thuốc lá - nguyên nhân gây khô khớp và thoát vị đĩa đệm.
  • Cần có chế độ ăn uống khoa học, giảm đồ cay nóng, mỡ nhiều và giảm thiểu ăn mặn để xương khớp chắc khỏe. Thường xuyên bổ sung hoa quả, rau sạch, nước uống và nhiều khoáng chất lẫn canxi cho xương khỏe mạnh.

4. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm 

Hầu như các đĩa đệm bị tổn thương thường xảy ra ở lưng dưới, cũng có khi xảy ra ở phần cổ. Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào vị trí của đĩa đệm và mức độ áp lực lên các dây thần kinh lân cận.

Thoát vị đĩa đệm có thể không gây đau, có khi đau một hoặc hai bên của cơ thể. Khi đó, bạn nên đi gặp bác sĩ khi xuất hiện một trong các triệu chứng sau đây:

Đau cánh tay do thoát vị đĩa đệm
Đau cánh tay do thoát vị đĩa đệm

4.1. Đau cánh tay hoặc chân

  • Nếu đĩa đệm thoát vị ở lưng dưới, bạn thường cảm thấy đau nhất ở mông, đùi và bắp chân hoặc có thể đau một phần bàn chân.
  • Nếu đĩa đệm thoát vị ở cổ, bạn sẽ thấy đau ở vùng vai và cánh tay. 
  • Đĩa đệm thoát vị ở vùng ngực thường có các triệu chứng mơ hồ. Nó có thể bị đau ở lưng trên, lưng dưới, ngực, bụng hoặc chân, cùng với yếu và tê ở một hoặc cả hai chân.

Cơn đau tăng khi bạn hắt hơi hoặc khi di chuyển. Đau thường được mô tả là sắc nét và bỏng rát.

4.2. Tê hoặc ngứa ran

Những người bị thoát vị đĩa đệm thường bị tê hoặc ngứa ran ở phần cơ thể do các dây thần kinh bị ảnh hưởng.

4.3. Yếu cơ

Cơ bắp hoạt động bởi các dây thần kinh bị ảnh hưởng có xu hướng yếu đi. Điều này có thể khiến bạn vấp ngã hoặc ảnh hưởng đến khả năng nâng hoặc giữ đồ của bạn.

5. Khám và Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

 Khi xuất hiện các triệu chứng như trên, bạn hãy đến khám tại các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh hợp lý.

5.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm 

Khi chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, các chuyên gia khuyến nghị kiểm tra cơ bằng tay, kiểm tra cảm giác, kiểm tra cử động và các xét nghiệm kiểm tra hình ảnh, kiểm tra thần kinh làm tiêu chuẩn vàng.

Lâm sàng, theo Saporta (1970) nếu có 4 triệu chứng trở lên trong 6 triệu chứng sau:

  1. Có yếu tố chấn thương
  2. Đau cột sống lan theo rễ, dây thần kinh hông to.
  3. Đau tăng khi ho, hắt hơi, rặn.
  4. Có tư thế giảm đau: nghiêng người về một bên làm cột sống bị vẹo.
  5. Có dấu hiệu chuông bấm
  6. Dấu hiệu Lasègue (+)

Cận lâm sàng: X-quang có tam chứng Barr (gãy góc cột sống, xẹp đĩa đệm, mất ưỡn cong sinh lý), chụp rễ cản quang có hình ảnh chèn ép, chụp cộng hưởng từ thấy rõ hình ảnh thoát vị đĩa đệm.

5.2. Các phương pháp chẩn đoán 

Thoát vị đĩa đệm được chẩn đoán bằng các phương pháp sau:

5.2.1. Chẩn đoán lâm sàng

Các chuyên gia sẽ thực hiện các bài kiểm tra đối với cột sống để tìm ra các vấn đề về thể chất, chẳng hạn như:

  • Khó khăn khi di chuyển
  • Yếu hoặc căng cơ
  • Mất cảm giác da ở một số vùng
  • Mất phản xạ
  • Độ cứng của khớp
  • Tư thế không chính xác
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

5.2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Sau khi thăm khám các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán và xác định khu vực bị tổn thương, cụ thể:

Kiểm tra hình ảnh
  • Chụp X-quang: Chụp X-quang thường không phát hiện đĩa đệm thoát vị nhưng nó để loại trừ các nguyên nhân khác gây đau lưng, chẳng hạn như nhiễm trùng, khối u, các vấn đề liên quan đến cột sống và gãy xương.
  • Chụp X-quang bao rễ thần kinh: Dùng thuốc cản quang bơm vào dưới mạng nhện của tủy sống. Phương pháp này cho hình ảnh gián tiếp của thoát vị đĩa đệm nên không phân biệt được chèn ép do các nguyên nhân khác.
  • Chụp cắt lớp (CT Scan): Hình ảnh chụp CT có thể cho thấy hình dạng và kích thước của ống sống, tủy và các cấu trúc xung quanh nó.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng sóng vô tuyến, từ trường và máy tính để tạo ra hình ảnh 3D chi tiết về tủy sống và các khu vực xung quanh. Hình ảnh MRI có thể xác định vị trí đĩa đệm thoát vị và dây thần kinh bị chèn ép.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) thoát vị đĩa đệm
Chụp cộng hưởng từ (MRI) thoát vị đĩa đệm
Kiểm tra thần kinh
  • Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh: Thử nghiệm này đo các xung thần kinh điện và hoạt động trong cơ và dây thần kinh thông qua các điện cực đặt trên da. Nghiên cứu này đo lường các xung điện trong tín hiệu thần kinh khi có một dòng điện nhỏ chạy qua dây thần kinh.
  • Điện cơ (EMG): Trong EMG, bác sĩ sẽ chèn một điện cực kim qua da vào các cơ quan khác nhau. Thử nghiệm đánh giá hoạt động điện của cơ khi chúng co lại và khi chúng nghỉ ngơi.

5.2.3. Chẩn đoán phân biệt

Đau các dây thần kinh chi dưới

  • Thần kinh đùi: Đau ở mặt trước đùi và giảm hay mất phản xạ gân gối.
  • Thần kinh đùi da: Đau ở mặt ngoài đùi một phần ba trên.
  • Thần kinh bịt: Đau ở mặt trong đùi.

Đau khớp

  • Khớp cùng chậu: Đau lan xuống dưới khi đè lên hai mào chậu.
  • Khớp háng: Cử động khớp bị giới hạn, đau ngay cả khi co chân. Phân biệt bằng nghiệm pháp Patrick. Nếu thấy đau là do tổn thương khớp háng.

Viêm cơ đáy chậu

Đau xuống mặt sau trong đùi, chân bên tổn thương luôn co lại và có xu hướng xoay vào trong, duỗi chân ra là đau.

5.3. Khám thoát vị ở đâu uy tín?

Khám thoát vị đĩa đệm ở đâu uy tín?
Khám thoát vị đĩa đệm ở đâu uy tín?

Để điều trị bệnh có hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế có kinh nghiệm, uy tín và chất lượng.

Tại Hà Nội, người bệnh có thể thăm khám tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Quân y 103, khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai,...

Tại TP.HCM, người bệnh có thể khám tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP.HCM, khoa Nội cơ xương khớp - Bệnh viện Chợ Rẫy, khoa Xương khớp - Bệnh viện Nhân dân 115,...

Tại các địa phương khác, ví dụ như Thái Bình, người bệnh có thể thăm khám tại Nhà thuốc Hải Sáu, địa chỉ tại Ngã tư Vũ Hạ, thôn Vũ Hạ -xã An Vũ - huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình,...

6. Các cách điều trị Thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, cùng với sự phát triển của ngành y học hiện đại, có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, cụ thể như sau:

6.1. Điều trị nội khoa với thuốc

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc

Các thuốc chữa thoát vị đĩa đệm về cơ bản đều nhằm mục đích giúp giảm đau nhanh chóng các cơn đau nhức, khó chịu, đặc biệt là tình trạng ngứa ran và tê bì.

Một số nhóm thuốc thường được sử dụng như:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen,... có tác dụng ức chế đường dẫn truyền đau nhức đến não bộ, từ đó giúp giảm nhanh cơn đau.
  • Thuốc chống viêm không steroid như naproxen, ibuprofen, aspirin,... khi sử dụng cần chú ý với trường hợp có tiền sử bệnh lý gan, thận, tim mạch.
  • Thuốc giãn cơ như Tolperisone (Mydocalm), Eperisone HCl (Myonal),...
  • Thuốc bổ thần kinh như vitamin nhóm B(b1, B6, B12),...
  • Thuốc tiêm cortisone ngoài màng cứng dành cho những bệnh nhân sử dụng những loại thuốc trên không có tác dụng đối với đĩa đệm và xương khớp.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Do tác dụng phụ của opioid và khả năng gây nghiện nên nhóm thuốc này rất hạn chế trong các đơn thuốc thoát vị đĩa đệm.

6.2. Điều trị ngoại khoa 

Nếu các biện pháp điều trị trên không có hiệu quả, người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật đĩa đệm để tránh bệnh tiến triển trầm trọng.

Mục đích của mổ thoát vị đĩa đệm là để giảm bớt áp lực lên dây thần kinh, do đó làm giảm đau và các triệu chứng khác.

Dưới đây là ba kỹ thuật mổ thường được sử dụng để điều trị cho người bệnh thoát vị đĩa đệm:

  • Phẫu thuật hở: Các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật mở để loại bỏ các phần thoát vị của đĩa đệm.
  • Phẫu thuật nội soi cột sống: Phương pháp này sử dụng một ống mỏng dài hoặc ống nội soi đề loại bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị. Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu, có một vết rạch nhỏ nên khả năng hồi phục sẽ nhanh hơn.
  • Phẫu thuật nhân đĩa đệm cột sống: Phương pháp này sử dụng máy hút để lấy nhân ra ngoài làm cho cột sống nhỏ hơn giúp giảm áp lực lên dây thần kinh. Phẫu thuật chỉ có thể thực hiện được nếu lớp ngoài của đĩa đệm không bị tổn thương.

6.3. Điều trị bằng đông y

Ngày nay, nhiều người đang có xu hướng sử dụng các bài thuốc Đông y do nó có nhiều ưu điểm như an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều lứa tuổi, các bệnh mạn tính và điều trị được căn nguyên của bệnh.

Các phương pháp điều trị Đông y rất phong phú, đa dạng như thuốc dùng, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, kéo giãn cột sống bằng máy, laser điều trị, ngâm thuốc, thủy châm. cấy chỉ, sử dụng sóng cao tần,... Cụ thể như:

Bấm huyệt

  • Đầu tiên hãy làm mềm để giãn cơ mông, lưng bằng thao tác lăn, day ấn, bóp.
  • Tiếp đến, thực hiện các động tác để tác động lên cột sống gồm kỹ thuật bấm huyệt, kỹ thuật ấn, kỹ thuật nắn và chỉnh đĩa đệm.

Châm cứu

 

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
  • Điện châm: Bệnh nhân được châm các kim vào huyệt đạo rồi sử dụng dòng điện kích thích giúp giảm đau đớn.
  • Thủy châm: Đây là một loại châm cứu, sử dụng thuốc tiêm trực tiếp vào huyệt đạo.
  • Đốt ngải: Dùng điếu ngải, châm lửa để hơ nóng vào huyệt đạo. Giúp cắt các cơn đau một cách nhanh chóng, hồi phục bệnh.
  • Châm cứu trực tiếp: Châm cứu trực tiếp giúp bệnh nhân giảm áp lực, mệt mỏi, giúp tinh thần phấn chấn, vui vẻ.

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

  • Sóng ngắn: Giúp tăng cường tuần hoàn đối với các mô sâu, gia tăng dinh dưỡng tới những vùng bị tổn thương, giúp loại bỏ một số chất gây viêm.
  • Kích thích điện: Được sử dụng khi bệnh nhân bị đau cấp vì các cơ co thắt. Phương pháp này sử dụng dòng điện có công dụng ức chế chất dây dẫn truyền thần kinh tới não và giảm cơn đau hiệu quả.
  • Tia laser cường độ lớn: Có công dụng giảm đau, tê, kích thích tái tạo mô.

6.4. Tập luyện để bảo tồn

Tập luyện là một cách hiệu quả để tăng cường và ổn định đĩa đệm cũng như ngăn ngừa chấn thương. Các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm thường là một phần quan trọng giúp giảm đau và cải thiện các hoạt động sống hàng ngày của người bệnh.

Thực hiện các hoạt động và bài tập nhẹ nhàng sẽ tăng cường các cơ nâng đỡ cột sống và giảm áp lực lên cột sống. Chúng cũng sẽ thúc đẩy sự linh hoạt của cột sống và có thể giúp giảm nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm.

Yoga giúp cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm
Yoga giúp cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm

Các hoạt động nhẹ nhàng có thể giúp chữa đĩa đệm bao gồm:

  • Yoga
  • Bơi lội
  • Đi dạo
  • Đạp xe
  • Tập gym,...

Bạn nên thực hiện tất cả các bài tập với cường độ chậm và có kiểm soát, đặc biệt khi cúi hoặc nâng. Nếu các bài tập này khiến bạn cảm thấy đau, hãy ngừng và thông báo với bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời.

7. Một số câu hỏi thường gặp về Thoát vị đĩa đệm

Sau đây là một số câu hỏi mà 85% người thoát vị đĩa đệm cần được giải đáp!

7.1. Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị ngay từ những triệu chứng đầu tiên, nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như không cho máu lưu thông đến các cơ khiến cơ bị thiếu chất dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống hàng ngày.

Thoát vị đĩa đệm gây teo cơ
Thoát vị đĩa đệm gây teo cơ

Một số biến chứng có thể gặp ở người bệnh thoát vị đĩa đệm, đó là:

  • Đau nhức dữ dội, dẫn đến chân tay tê nhức, ngứa ra.
  • Rối loạn chức năng bàng quang và ruột: Hội chứng này khiến người bệnh mất kiểm soát đại tiểu tiện.
  • Hội chứng đuôi ngựa gây rối loạn cơ ngoại vi, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu.
  • Hội chứng thắt lưng hông.
  • Teo cơ: Tổn thương sau khi dây thần kinh bị chèn ép, giảm khả năng vận động của người bệnh.
  • Rối loạn cảm giác: Do tổn thương đến các dây thần kinh, do đó, những vùng da ở vị trí tương ứng với dây thần kinh thường mất cảm giác nóng lạnh và mất đi cảm giác tê bì chân tay.
  • Gây tê liệt, tàn phế: Đây chính là biến chứng nguy hiểm nhất của người bệnh thoát vị đĩa đệm.

7.2. Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Thoát vị đĩa đệm không thể khỏi hoàn toàn
Thoát vị đĩa đệm không thể khỏi hoàn toàn

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể được chữa khỏi khi đĩa đệm có thể tự sản xuất ra đĩa đệm mới. Nhưng xét về mặt giải phẫu, khi một đĩa đệm bị thoát vị chúng không thể trở lại như ban đầu. Do đó, đĩa đệm bị thoát vị không thể được chữa chữa khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phủ nhận tác động của các phương pháp điều trị bởi nếu người bệnh tuân thủ theo đúng liệu trình chữa trị bệnh có thể hồi phục 80 - 90%, thậm chí là gần khỏi.

Điều trị bệnh có hiệu quả hay không phụ thuộc vào ba yếu tố sau:

  • Tình trạng bệnh: Bệnh nhẹ thì khả năng hồi phục sẽ cao hơn. Nếu bệnh nặng thì liệu pháp được khuyến cáo đó là phẫu thuật.
  • Sự kiên trì của người bệnh: Các phương pháp không đem lại hiệu quả ngay tức thì mà cần phải có liệu trình phù hợp với từng phương pháp, từng đối tượng bệnh. Do đó, sự kiên trì của người bệnh là rất cần thiết.
  • Phương pháp điều trị: Đối với mỗi giai đoạn sẽ có phương pháp phù hợp. Ví dụ, đối với thoát vị đĩa đệm cấp tính, người bệnh nên sử dụng các thuốc tây để giảm đau nhanh. Nếu điều trị lâu dài nên dùng các bài thuốc đông y và luyện tập tại nhà.

7.3. Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?

Người bị thoát vị đĩa đệm chỉ nên một khi các phương pháp điều trị bảo tồn không đạt hiệu quả như mong đợi. 

Tuy nhiên, khi thực hiện biện pháp phẫu thuật người bệnh cần chú ý để chăm sóc hậu phẫu thuật tránh các tác dụng không mong muốn xảy ra.

7.4. Bị thoát vị đĩa đệm có sinh con được không?

Thoát vị đĩa đệm có sinh con được không?
Thoát vị đĩa đệm có sinh con được không?

Người bị thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể mang thai và sinh con. Chỉ là người phụ nữ mà bị bệnh này trong quá trình mang thai sẽ mệt mỏi hơn so với người không bị bệnh. 

Do phần xương cột sống bị ảnh hưởng, dần yếu đi bởi những cơn đau hành hạ. Nhất là khi thai nhi càng lớn, phần xương cột sống sẽ phải chịu sức nặng, khiến cơ thể đau nhức nghiêm trọng hơn.

7.5. Thoát vị đĩa đệm có nên đi xe đạp không?

Xin trả lời luôn rằng: Người bị thoát vị đĩa đệm nên đi xe đạp. Việc đạp xe sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh đáng kể. Lưu ý, nên đạp xe trên đường phẳng, đạp từ từ và mỗi lần chỉ chạy khoảng 2km.

8. Hướng dẫn chăm sóc bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Hoạt động vận động của người bệnh trở nên khó khăn hơn khi tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng. Do đó, khi chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm cần lưu ý một số điều sau đây:

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho người thoát vị đĩa đệm
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho người thoát vị đĩa đệm
  • Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Người bệnh chỉ nên ăn những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, thực phẩm có chứa chondroitin và glucosamine, không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thực phẩm chứa nhiều chất đạm,...
  • Tập luyện thể dục thể thao khoa học, thường xuyên.
  • Tránh mang vác nặng, lao động không đúng tư thế.
  • Đeo đai lưng thoát vị đĩa đệm (nếu cần).

Đừng để bệnh thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Nếu bạn muốn được tư vấn và điều trị dứt điểm chứng bệnh này thì hãy liên hệ ngay đến nhà thuốc Hải Sáu, theo số hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0961 666 383

Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy nhấn like và để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.

Xếp hạng: 5 (10 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH