Ngủ dậy bị đau cổ làm sao để khắc phục?

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Ngủ dậy bị đau cổ là hiện tượng thường gặp ở nhiều người gây ra nhiều bất tiện trong công việc và sinh hoạt. Vậy tại sao bạn thường xuyên bị đau cổ sau khi ngủ dậy và có cách nào để giải quyết tình trạng này không?

Mục lục [ Ẩn ]
Ngủ dậy bị đau cổ gây cảm giác khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt
Ngủ dậy bị đau cổ gây cảm giác khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt

1. Ngủ dậy bị đau cổ là như thế nào?

Một cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt cần phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn của nhiều hệ cơ quan như: hệ cơ, xương, khớp, hệ thần kinh… Tuy nhiên không phải lúc nào cơ thể cũng có thể duy trì sự linh hoạt này.

Nhiều người thường gặp tình trạng ngủ dậy bị đau cổ, gây cứng cổ, khó quay cổ sang hai bên, khi cử động sẽ gây đau nhức.

Ngủ dậy bị đau cổ thường không được xem là một bệnh mà nó được xếp vào nhóm triệu chứng hoặc dấu hiệu của một số bệnh lý nào đó.

Đa phần chúng ta đều không biết chắc chắn nguyên nhân ngủ dậy bị đau cổ bất chợt là gì?

2. Vì sao nhiều người ngủ dậy bị đau cổ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ dậy bị đau cổ, đó có thể là những nguyên nhân tức thời hoặc là một dấu hiệu của bệnh lý nào đó.

Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp của tình trạng ngủ dậy bị đau cổ:

2.1. Ngủ dậy bị đau cổ do ngủ sai tư thế

Tư thế nằm ngủ quyết định rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của mỗi người. Nếu khi ngủ bạn chỉ duy trì một đến hai tư thế trong cả giấc ngủ dài hoặc ngủ không đúng tư thế có thể khiến các cơ bị co cứng, dẫn đến tình trạng cứng cổ, đau mỏi khi thức dậy.

Thậm chí nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến cột sống cổ và hệ thống xương khớp.

Trong đó, tư thế nằm sấp khi ngủ luôn được đánh giá là một tư thế không tốt, phần cổ thường xuyên phải xoắn sang một bên trong nhiều giờ đồng hồ. Đồng thời tư thế này cũng không có lợi cho đường cong sinh lý tự nhiên của cơ thể, làm tăng áp lực cho vùng lưng và cổ. Vì thế chúng ta cần tránh tư thế này khi ngủ.

Ngủ sai tư thế là nguyên nhân chủ yếu khiến bạn đi đau cổ vào ngày hôm sau
Ngủ sai tư thế là nguyên nhân chủ yếu khiến bạn đi đau cổ vào ngày hôm sau

2.2. Lựa chọn loại gối không phù hợp

Nằm ngủ trên loại gối không phù hợp trong một thời gian chính là nguyên nhân bạn bị đau cổ sau khi thức dậy.

Cụ thể, nếu bạn nằm gối quá cao hoặc quá cứng sẽ khiến các đốt sống cổ phải chịu áp lực lớn, chưa kể các cơ xung quanh vùng cổ cũng có dấu hiệu bị căng cứng gây ra hiện tượng ngủ dậy bị đau cổ không rõ nguyên nhân.

2.3. Do các chuyển động đột ngột khi ngủ

Các hành động vung tay, vung chân khi ngủ do các giấc mơ có thể hoặc các cử động đột ngột, nhanh chóng một cách vô thức khi ngủ có thể khiến cho cơ cổ bị căng. 

Ngoài ra, việc thay đổi tư thể một cách đột ngột trong khi ngủ như xoay người, co, duỗi chân… cũng có thể làm phát sinh trình trạng ngủ dậy bị đau cổ.

2.4. Chấn thương cổ 

Các chấn thương vùng cổ, vai do té ngã, chơi thể thao, lao động hoặc tai nạn giao thông có thể làm phát sinh cơn đau, nhưng thông thường các cơn đau này sẽ không xuất hiện ngay.

Cảm giác đau đớn sẽ thường xuất hiện vào ngày sau đó, nhất là sau khi ngủ dậy.

Chấn thương vùng cổ hoặc các vùng xung quanh gây ra tình trạng đau cổ
Chấn thương vùng cổ hoặc các vùng xung quanh gây ra tình trạng đau cổ

2.5. Căng cơ cổ

Căng cơ cổ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ngủ dậy bị đau cổ. Các nguyên nhân kể trên như ngủ sai tư thế, nằm gối quá cao, ít vận động hoặc thường xuyên cúi cổ để nhìn màn hình điện thoại… đều gây căng cứng các cơ vùng cổ dẫn đến cơ đau cổ khi thức dậy.

Ngoài các nguyên nhân gây ngủ dậy đau cổ do thói quen sinh hoạt chưa đúng đã nêu trên, thì tình trạng ngủ dậy bị đau cổ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác.

3. Ngủ dậy bị đau cổ là dấu hiệu của bệnh gì?

Mặc dù đa phần các trường hợp đau cổ khi ngủ dậy là triệu chứng tạm thời, nhưng nếu tình trạng này kéo dài và xuất hiện thường xuyên thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:

  • Thoái hóa cột sống cổ: Theo thời gian, các đốt sống cổ (C1-C7) sẽ bị bào mòn dần, tình trạng xơ cứng các đốt xương, sụn khớp và đĩa đệm sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Vì thế hiện tượng ngủ dậy bị đau cổ thường gặp ở người già, người trên 50 tuổi. Cơn đau, cứng cổ thường lan xuống bả vai, cánh tay, gây cảm giác tê bì tay hoặc chân.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Đau mỏi cổ vai gáy là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ. Do nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép lên các dây thần kinh vùng cổ gây ra các cơn đau dữ dội hoặc tăng dần theo thời gian.
Đau mỏi cổ là dấu hiệu thường thấy ở người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Đau mỏi cổ là dấu hiệu thường thấy ở người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
  • Hội chứng hẹp ống sống cổ: Đây là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không kịp thời kiểm soát, nó sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến tủy sống và gây ra các cơn đau nhức dữ dội.
  • Các bệnh lý nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân ít người nghĩ đến, các bệnh lý như viêm màng não, viêm khớp dạng thấp, viêm màng não mô cầu… cũng có thể gây ra hiện tượng ngủ dậy bị đau cổ thường xuyên.

Vì thế chúng ta không nên chủ quan với triệu chứng đau cổ khi ngủ dậy, nhất là khi tình trạng này kéo dài, kèm theo các cơn đau dữ dội, xuất hiện với tần suất nhiều hơn.

Khi đó bạn nên đi thăm khám tại các bệnh viện uy tín để tìm ra nguyên nhân chính xác và phương pháp điều trị bệnh tốt nhất với bản thân.

4. Mẹo chữa đau cổ khi ngủ dậy hiệu quả

Nếu nguyên nhân khiến bạn bị ngủ dậy đau cổ là do thói quen sinh hoạt, bạn có thể tham khảo một số cách chữa đau cổ dưới đây để cải thiện tình trạng này nhanh chóng nhé:

4.1. Thuốc chữa đau cổ khi ngủ dậy

Dùng thuốc tân dược là một cách chữa ngủ dậy bị đau cổ do sai tư thế được nhiều quan tâm. Trong đó Paracetamol hoặc các thuốc giảm khác nhóm NSAID là các thuốc giúp giảm đau cổ điển hình nhất.

Các thành phần này thường bào chế thành dạng thuốc mỡ, kem bôi, gel hoặc miếng dán giảm đau.

Thế nhưng, quá trình sử dụng thuốc cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không được lạm dụng hoặc thay đổi liều lượng vì hầu hết các loại thuốc này đều có thể gây ra tác dụng phụ, nhất là gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dạ dày, gan và thận.

Bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau vì chúng có thể gây ra các tổn thương cho gan, thận
Bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau vì chúng có thể gây ra các tổn thương cho gan, thận

4.2. Các cách trị đau cổ sau khi ngủ dậy khác

Ngoài cách dùng thuốc, bạn có thể áp dụng các mẹo chữa ngủ dậy bị đau cổ sau:

  • Thư giãn các cơ vùng cổ bằng cách nằm thả lỏng với một chiếc gối phù hợp trong khoảng 15-20 phút.
  • Mát xa cổ: Bạn chỉ cần dùng bàn tay hoặc ngón tay để xoa bóp vùng cổ, vai và gáy theo chuyển động tròn, việc này sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức, cứng cổ vào mỗi buổi sáng.
  • Thực hiện các bài tập cổ nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn hoặc các huấn luyện viên thể hình.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Khi bạn bất ngờ bị đau cổ khi ngủ dậy, hãy chườm đá lạnh vào vùng cổ bị đau trong khoảng 20 phút. Nếu cơn đau kéo dài qua ngày hôm sau, bạn có thể chuyển sang chườm nóng hoặc tắm nước ấm trong 20 phút. Lưu ý khi chườm bạn cần có túi chườm chuyên dụng để tránh làm tổn thương da.
Kết hợp chườm nóng và chườm lạnh là cách hiệu quả giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau cổ
Kết hợp chườm nóng và chườm lạnh là cách hiệu quả giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau cổ

Các phương pháp trên chỉ có tác dụng tạm thời đối với những cơn đau cổ do sai tư thế, nếu bạn ngủ dậy bị đau cổ do bệnh lý thì bạn cần phải đến bệnh viện để điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh.

5. Phòng tránh tình trạng ngủ dậy bị đau cổ

Để chấm dứt tình trạng ngủ dậy bị đau cổ quay trở lại, bạn có thể tham khảo một số biện pháp phòng tránh sau đây:

  • Chú ý tư thế nằm khi ngủ: Nếu bạn nằm ngửa khi ngủ, bạn nên đặt một chiếc gối nhỏ vào vùng thắt lưng, hoặc nếu bạn nằm nghiêng thì hãy đặt chiếc gối nhỏ ở giữa 2 đầu gối. Đặc biệt bạn không nên nằm sấp khi ngủ.
  • Lựa chọn gối kê đầu phù hợp: Bạn nên chọn loại gối có chiều cao bằng hoặc thấp hơn so với đầu, không chọn gối ngủ quá cứng, đồng thời ưu tiên loại gối có chất liệu tốt, ví dụ như cao su non.
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Từ bỏ các thói quen xấu gây hại cho cột sống như không ngồi quá lâu, hạn chế cúi cổ xem điện thoại, không để khí lạnh thổi trực tiếp vào cổ, vai, gáy…
  • Phòng tránh các bệnh về xương khớp bằng các loại thảo dược thiên nhiên như khương hoạt, ba kích, nấm linh chi…
Tư thế đúng khi nằm ngủ
Tư thế đúng khi nằm ngủ

Trên đây là các thông tin bạn cần biết về hiện tượng ngủ dậy bị đau cổ. Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu được nguyên nhân vì sao cổ bị đau sau khi ngủ dậy và tìm ra nhiều cách khắc phục tình trạng này.

Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng này hoặc các vấn đề về xương khớp, hãy liên hệ ngay đến số điện thoại 0961.666.383 để các chuyên gia hàng đầu tư vấn MIỄN PHÍ và chi tiết nhất cho bạn nhé.

Xếp hạng: 5 (5 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH