Đạp xe là một bộ môn thể thao được nhiều người yêu thích, vì những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe. Nhưng bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không là câu hỏi mà nhiều người bệnh thắc mắc. Hãy tìm kiếm đáp án ở ngay bài viết dưới đây nhé
1. Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?
Thoát vị đĩa đệm không chỉ là vấn đề của người lớn tuổi mà căn bệnh này đang ngày càng được trẻ hóa, tỷ lệ thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi đang ngày càng tăng cao.
Nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thường có xu hướng hạn chế vận động vì lo lắng cơn đau sẽ trở lên tồi tệ hơn. Họ phải từ bỏ các thói quen vận động, thể thao yêu thích, thay vào đó là lỗi băn khoăn thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không và môn thể thao nào dành cho người bị thoát vị đĩa đệm là gì?
Trong số đó, câu hỏi thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không thường được nhiều người quan tâm, vì đây là môn thể thao rèn luyện sức khỏe khá phổ biến.
Vậy người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Có, vì đi xe đạp là một trong những cách hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng các bệnh thoái hóa xương khớp, trong đó bao gồm cả thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không phải trường hợp thoát vị đĩa đệm nào cũng có thể đi xe đạp.
Vì thế cách tốt nhất để biết có nên chơi một môn thể thao nào hay không chính là hỏi ý kiến bác sĩ điều trị chính, vì họ là người hiểu rõ tình trạng bệnh của bạn nhất và sẽ giúp bạn đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích.
2. Lợi ích của đạp xe với người thoát vị đĩa đệm
Để hiểu chi tiết hơn về đáp án của câu hỏi thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không, chúng ta cần tìm hiểu thêm về những lợi ích cụ thể mà đạp xe mang lại cho người bị thoát vị đĩa đệm, bao gồm:
- Môn thể thao ít gây chấn động cột sống hơn chạy bộ hay thể dục nhịp điệu.
- Đạp xe tập thể dụng giúp giảm căng thẳng, giúp tinh thần người bệnh, thư giãn, thoải mái hơn.
- Đi xe đạp tập thể dục có thể cải thiện chứng mất ngủ ở nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.
- Đạp xe thường xuyên giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu não, cải thiện khả năng ghi nhớ.
- Hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ mắc nhiều bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Tăng cường sức khỏe tổng thể, hạn chế nguy cơ thừa cân béo phì, cao huyết áp… trên các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.
3. Hướng dẫn tư thế đạp xe cho người thoát vị đĩa đệm
Tư thế đạp xe quyết định rất nhiều đến hiệu quả luyện tập, vì thể để trả lời chính xác người thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không thì còn phải phụ thuộc vào tư thế tập luyện.
Tư thế đạp xe đúng giúp người thoát vị đĩa đệm giảm bớt áp lực lên cột sống và đĩa đệm, như sau:
- Điều chỉnh yên xe sao cho phù hợp chiều cao sau đó mới ngồi lên yên.
- Cơ thể hơi nghiêng về phía trước, hai tay duỗi thẳng, hóp chặt cơ bụng và giữ thẳng lưng.
- Đùi song song với phần thanh ngang của xe, đầu gối và hông phối hợp một cách nhịp nhàng.
- Đạp xe bao gồm 4 động tác đó là đạp, kéo, nâng và đẩy.
- Thực hiện đạp xe nhẹ nhàng, tiết kiệm sức lực, khi mới bắt đầu không nên đạp quá nhanh, sau đó mới đẩy nhanh tốc độ.
4. Bị thoát vị đĩa đệm nên chọn loại xe đạp nào?
Khi người thoát vị đĩa đệm muốn đạp xe thì lựa chọn loại xe đạp nào cũng là điều mà nhiều người băn khoăn.
Một chiếc xe đạp phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm cần phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Kích thước và chiều cao của xe: Chiều cao và cân nặng của người bệnh là yếu tố đầu tiên để lựa chọn xe đạp có kích thước phù hợp. Chiều dài thân xe, độ dài sải tay cần phù hợp với vóc dáng người dùng, sao cho cơ thể thấy thoải mái nhất.
- Điều chỉnh yên xe phù hợp: Phụ thuộc vào chiều cao của cơ thể mà bạn sẽ điều chỉnh phần yên xe cho phù hợp. Khi ngồi lên xe và bắt đầu việc đạp xe thì vị trí của đầu gối nên thấp hơn hông một chút là tốt nhất. Bạn có thể nhờ người khác quan sát để có đánh giá khách quan và chính xác nhất.
- Nâng tay lái phù hợp để giảm áp lực lên cột sống và xương vai: Chiếc xe đạp phù hợp là khi người tập ngồi trên yên xe và dơ hai tay về phía trước một cách thoải mái có thể nắm lấy tay lái. Chú ý không để người bệnh phải dơ tay cao lên hay cúi thấp để nắm tay cầm, điều này sẽ khiến các đốt sống và xương vai phải chịu áp lực lớn.
Do vậy, thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không phải phụ thuộc vào tình trạng bệnh, tư thế lái xe và loại xe phù hợp.
5. Người bị thoát vị đĩa đệm đạp xe cần lưu ý gì?
Tiếp theo sau câu hỏi thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không, chúng ta cần phải tìm hiểu các chú ý khi người bị thoát vị đĩa đệm đạp xe. Bởi vì những sai lầm trong quá trình tập luyện sẽ khiến căn bệnh thoát vị đĩa đệm trở nên tồi tệ hơn.
Những lưu ý khi đạp xe của người thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Nên thực hiện các động tác khởi động đơn giản, nhẹ nhàng lên vùng cổ tay, cổ chân, thắt lưng, khớp háng…trước khi đạp xe.
- Điều chỉnh nâng cao tay cầm lái để giảm áp lực lên cột sống và xương vai.
- Chỉ đạp xe trên địa hình bằng phẳng, hạn chế đi qua những đoạn đường xấu, gồ ghề, có nhiều ổ gà, vì nó sẽ khiến các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
- Cố gắng giữ cho đầu gối không chạm vào sườn xe, vì nếu đầu gối chạm vào đó có nghĩa cơ thể bạn đang đẩy hông quá nhiều về phía trước, dễ gây đau lưng.
- Bạn có thể kết hợp đạp xe với các môn thể thao dành cho người thoát vị đĩa đệm khác như yoga, bơi lội, xà đơn…
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến câu hỏi thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không và những lưu ý giúp việc đạp xe mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên đây chỉ được xem là liệu pháp hỗ trợ, vì thế bạn vẫn phải tuân thủ đầy đủ chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về bệnh xương khớp, hãy liên hệ ngay đến số hotline 0961.666.383 để được các chuyên gia xương khớp tư vấn MIỄN PHÍ và đưa ra lời khuyên cụ thể nhất đối với tình trạng bệnh của bạn.