Thoát vị đĩa đệm là một bệnh về xương khớp hay gặp ở người trong độ tuổi lao động với nhiều biến chứng nguy hiểm. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn là một phương pháp hỗ trợ mới cần được tìm hiểu kĩ càng và tham khảo ý kiến của chuyên gia.
1. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn có an toàn không?
Thoát vị đĩa đệm thường gây ra các triệu chứng đau nhức, tê bì ở vùng đốt sống thắt lưng và đốt sống cổ rất khó chịu. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh hoạt của người bệnh.
Chính vì vậy, nhiều người đã luôn tìm cách để có thể cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng. Một trong những phương pháp đang được mọi người quan tâm đó là tập xà đơn.
Tuy nhiên, luyện tập xà đơn đối với người thoát vị đĩa đệm có hiệu quả hay không? hay Thoát vị đĩa đệm có nên tập xà đơn không?
Theo các chuyên gia cho biết, tập xà đơn giúp kéo giãn phần đốt sống và các phần đĩa đệm bị lồi ra ngoài so với vị trí ban đầu, đồng thời cũng khôi phục được cấu trúc cột sống.
Nhưng liệu pháp này có thực sự an toàn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quá trình tập có đúng hay không, cường độ tập như thế nào,...
2. Ưu nhược điểm khi tập xà đơn cho người thoát vị đĩa đệm
Tìm hiểu ưu nhược điểm của phương pháp này sẽ giúp bạn hiểu rõ phương pháp và áp dụng tốt nhất vào quá trình trị bệnh của bản thân.
2.1. Ưu điểm
- Là biện pháp không dùng thuốc, không xâm lấn: Đây là phương pháp tự nhiên, chỉ áp dụng các bài tập nên an toàn và không gây tác dụng phụ cho cơ thể.
- Giảm thiểu chi phí: Người bệnh chỉ cần thực hiện với xà đơn và tập luyện với các chuyên gia nên ít tốn kém.
- Hiệu quả giảm đau: các bài tập luyện xà đơn sẽ giúp giãn cơ, giảm kích thích từ rễ dây thần kinh, từ đó, giảm tình trạng đau nhức, khó chịu.
2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm mà phương pháp tập xà đơn chữa thoát vị đĩa đệm mang lại, phương pháp này cũng tồn tại những nhược điểm như:
- Trường hợp người bệnh không thực hiện thường xuyên có thể bị đau cơ sau khi tập. nếu muốn giảm các triệu chứng đau cơ, bạn nên khởi động đúng cách trước khi tập.
- Người bị bệnh tiền đình dễ ngã, do đó, chỉ nên tập với xà đơn thấp, chỉ cần kiễng chân là có thể bám được.
- Phương pháp này luôn tồn tại những nguy cơ rủi ro nếu luyện tập không đúng theo hướng dẫn. Một số trường hợp có thể gây biến chứng khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Nó có thể làm tăng nguy cơ bệnh xương khớp khác nếu không đảm bảo cung cấp đủ chất chất dinh dưỡng sau khi tập luyện và thực thực hiện các bài tập không đúng cách.
3. Tác dụng của tập xà đơn chữa thoát vị đĩa đệm
Chế độ luyện tập thích hợp đều đặn có thể giúp người thoát vị đĩa đệm cải thiện tình trạng bệnh, đồng thời tập xà đơn cũng nâng cao sức khỏe cho người bệnh nhờ những tác dụng như sau:
- Giảm áp lực gây chèn ép các đốt sống lên đĩa đệm, kéo giãn cột sống, giải phóng sự chèn ép rễ và các dây thần kinh khi cơ thể được nâng lên.
- Giảm áp lực nội địa do khi tập, lực tác động lên nhiều điểm khác nhau của cột sống.
- Đốt sống được mở rộng, khoảng cách giữa đĩa đệm và nhân nhầy được tăng lên, giảm thể tích đĩa đệm bị thoát ra ngoài, từ đó tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi đĩa đệm và đĩa đệm có khả năng tái tạo lại.
- Đối với những người làm công việc văn phòng (khoảng 35 - 50 tuổi), người ít vận động, người lớn tuổi, tập xà đơn giúp giảm tình trạng đau lưng, đau nhức xương khớp.
- Động tác lên xuống giúp giảm đau nhức, tê bì tay chân do giảm sự chèn ép các dây và rễ thần kinh.
- Giảm tình trạng co cứng do cơ bắp được kéo giãn, làm giảm kích thích đến dây thần kinh.
Với những tác dụng kể trên, việc tập xà đơn đêm lại hiệu quả tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn chỉ nên thực hiện phương pháp này khi tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nhẹ và cần phải có sự hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa.
4. Cách tập xà đơn chữa thoát vị đĩa đệm
Để chữa thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn mang lại hiệu quả cao, ngoài việc thực hiện động tác đúng, bệnh nhân cần phải đạt vị trí xà đơn sao cho phù hợp nhất, cụ thể như sau:
4.1. Vị trí đặt xà đơn
- Tầm đúng của xà: Chọn tầm đúng của xà bằng cách đứng thẳng, sau đó, giơ tay cao sao cho ngón tay giữa chạm vào xà là được.
- Sử dụng vật dụng hỗ trợ: Người bệnh đặt 2 bục gỗ nhỏ dưới chân và chiều cao của bục từ 5 - 7cm, mỗi bậc cách nhau 60cm.
- Loại xà: nên chọn loại chắc chắn, nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
4.2. Hướng dẫn tập xà đơn
Sau khi đặt xà đơn xong, bài tập cho người thoát vị đĩa đệm như sau:
- Bước 1: Người bệnh cần thực hiện các động tác khởi động như hít thở, xoay các khớp hay tay và khớp vai khoảng 5 - 10 phút để làm nóng cơ thể.
- Bước 2: Người bệnh đứng thẳng giữa xà đơn, hai tay dang rộng vai. Hướng các ngón tay về phía trước, lòng bàn tay hướng vào trong, sau đó bám chắc vào xà, cơ thể và hai chân thả lỏng.
- Bước 3: Tay bám chắc vào xà và từ từ kéo người lên cao cho vượt qua xà ngang, sau đó, từ từ thả người xuống và hai tay vẫn bám chặt lấy xà. Tiếp tục thực hiện động tác đến khi tay cảm thấy mỏi thì dừng lại.
- Bước 4: Tiếp đất bằng cách đặt 2 chân lên bục, hai tay buông thả.
- Bước 5: Hít thở đều và trở về trạng thái ban đầu để kết thúc bài tập.
Người bệnh nên thực hiện thường xuyên và đều đặn trong suốt quá trình tập luyện để có hiệu quả điều trị cao. Tốt nhất, bệnh nhân nên tập 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần tập 2 - 5 lượt, mỗi lượt 10 - 15 giây.
5. Tác hại của tập xà đơn không đúng cách
Bên cạnh những mặt lợi ích của tập xà đơn chữa thoát vị đĩa đệm đem lại, việc tập sai cách không chỉ không đem lại hiệu hiệu quả mà còn khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, cụ thể như sau:
- Luyện tập sai cách có thể làm cho nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu và đè lên dây thần kinh, dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì.
- Khi tập sai tư thế có thể khiến người bệnh gặp phải các chấn thương không đáng có tại vùng xương khớp và vùng đĩa đệm.
- Trong quá trình tập luyện, nếu không được bổ sung dưỡng chất đầy đủ thì cơ bắp sẽ bị teo dần, có thể dẫn đến các bệnh xương khớp nguy hiểm hơn.
- Ngoài ra, tập luyện không đúng cách hoặc tập luyện quá sức khiến cơ thể luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi và có nguy cơ ảnh hưởng đến tim mạch. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể suy nhược trầm trọng và giảm tuổi thọ đáng kể.
Không phải cứ chăm chỉ tập luyện sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng. Việc này không chỉ phản tác dụng mà còn ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Do đó, “chìa khóa” của sự thành công khi tập xà đơn đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm là “ĐÚNG - ĐỦ - ĐỀU”.
6. Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn
Phương pháp này đem lại nhiều lợi ích tốt, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, người bệnh cần lưu ý những điểm sau để tránh những hậu quả không đáng có:
- Cần phải khởi động kỹ cổ tay và cánh tay, nên khởi động khoảng 15 - 20 phút.
- Đối với những người mới tập nên có sự hướng dẫn của các chuyên gia để có chế độ tập luyện phù hợp.
- Kiểm tra xà trước khi tập có phù hợp với trọng lượng cơ thể hay không.
- Khi tập nên mặc quần áo thoải mái để dễ dàng vận động.
- Không nên đeo găng tay khi tập luyện để tránh tăng ma sát.
- Không nên tập sau khi ăn no. Tốt nhất, chỉ nên tập trước và sau khi ăn khoảng 2 giờ.
- Không nên tắm luôn ngay sau khi tập luyện.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các bài tập, người bệnh cũng cần chú ý một số điều sau đây:
- Thực hiện đúng tư thế: Bởi vì sai tư thế dẫn tới chấn thương cho hệ xương khớp.
- Không lắc lư khi đu xà: Điều này giúp cho cột sống của người bệnh luôn được cố định và không ảnh hưởng đến các vùng lân cận.
- Hít thở đều đặn khi thực hiện động tác: thở ra khi nâng người lên và hít vào khi hạ người xuống.
Bên cạnh việc tập luyện, người bệnh cần phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa và xây dựng chế độ ăn, sinh hoạt hợp lý.
Trên đây là những thông tin kiến thức về chữa thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn mà bạn có thể tham khảo. Đây thực chất chỉ là một trong các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh chứ nó không thay thế hoàn toàn phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Do vậy, trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nếu bạn còn băn khoăn về chứng bệnh thoát vị đĩa đệm, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí về tình trạng bệnh.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài chia sẻ! Chúc bạn và gia đình sức khỏe.