Xẹp đốt sống lưng D12: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Xẹp đốt sống lưng D12 là bệnh lýrất hay gặp ở ở vị trí đốt sống ngực khiến cho cột sống bị cong vẹo và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết bệnh lý này và cách điều trị hiệu quả nhất.

Mục lục [ Ẩn ]

Vị trí đốt sống D12

Đốt sống D12 là đốt sống cuối cùng trong bộ đốt sống ngực. Vị trí tiếp xúc với đốt sống lưng L1, nơi tạo ta đường cong tự nhiên cho cột sống

Xẹp đốt sống lưng D12

Xẹp đốt sống là tình trạng cấu trúc xương bị biến đổi, thiếu dưỡng chất làm cho đốt sống suy yếu, tổn thương tuỷ làm xẹp lún đốt sống. Bị xẹp lún đốt sống D12 sẽ khiến người bệnh đau nhức vùng lưng sau ngực, vận động khó khăn, khó cúi gập người.

Xẹp đốt sống lưng d12

Triệu chứng xẹp đốt sống lưng D12

+ Xuất hiện cơn đau lưng dữ dội, đột ngột

+ Đau tăng khi vận động, ho, hắt hơi

+ Không thể vận động cúi gập người, giảm đau thoải mái hơn khi nằm ngửa

+ Lưng hơi gù, giảm chiều cao

+ Đau thắt ngực, đau lan từ lưng ra ngực và vùng xung quanh

Nguyên nhân xẹp đốt sống lưng D12

Các nguyên nhân dưới đây đều làm cho đốt sống bị thay đổi cấu trúc và suy yếu dẫn đến xẹp lún:

Thoái hoá cột sống

Thoái hoá nếu để quá lâu không điều trị sẽ gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm, xẹp lún đốt sống , gãy đốt sống và rạn nứt cột sống

Loãng xương

Xương thiếu canxi, mật độ xương cột sống giảm đi nên chỉ cần vận động mạnh, làm việc quá sức sẽ rất dễ làm cho cột sống bị tổn thương. Xẹp đốt sống D12 cũng là tình trạng phổ biến nếu bệnh nhân bị loãng xương mà không được điều trị.

Té ngã, chấn thương

Tác động vật lý lên đốt sống sẽ làm cho đốt sống trở nên xẹp lún, rách nứt cột sống… trong các trường hợp tai nạn giao thông, té ngã, chơi thể thao.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ xẹp đốt sống lưng D12

Tuổi tác làm tăng nguy cơ mắc bệnh xẹp đốt sống do xương khớp lão hoá, cấu trúc xương suy giảm. Chế độ dinh dưỡng không đủ nuôi dưỡng xương khớp. Tăng cân béo bì làm tăng áp lực đè nén nên cột sống cũng dễ làm xẹp đốt sống D12.

Xẹp đốt sống lưng D12 có nguy hiểm không?

Bệnh lý tuỳ theo cấp độ, giai đoạn tiến triển của bệnh sẽ gây ra nhiều hệ luỵ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.

Những tổn thương có thể gồm

+ Làm cho các đốt sống bên cạnh cũng dễ bị tổn thương, xẹp lún

+ Đau buốt dữ dội không thể đi lại vận động khó khăn

+ Cong vẹo cột sống, giảm chiều cao

+ Đè nén làm tăng áp lực lên vùng bụng, ngực gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch, hô hấp

+ Hẹp ống sống, chèn ép vào rễ thần kinh gây bại liệt, yếu chi, tiểu tiện khó kiểm soát

Điều trị xẹp đốt sống D12

Tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ, giai đoạn tiến triển của bệnh để có phương pháp điều trị phụ hợp.

Điều trị nội khoa

Áp dụng cho bệnh nhân xẹp mức độ nhẹ, chưa có hiện tượng chèn ép rễ thần kinh.

Nằm nghỉ trên giường: Nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh nhiều, nên di chuyển cơ thể nhẹ nhàng kết hợp đeo đai cột sống. Giúp giảm đau và thư giãn cột sống, tránh được tác động gây tổn thương cho cột sống.

Dùng thuốc

Sử dụng các loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, thuốc chống viêm không steroid để giảm viêm chống đau nhức. Kết hợp một số loại thuốc giãn cơ, thuốc chống loãng xương.

Dùng đai hoặc áo nẹp cố định

 Giúp làm giảm sự xẹp lún, xô lệch đốt sống ra khỏi vị trí ban đầu. Giảm áp lực đè nén lên cột sống và hạn chế tổn thương thêm cho cột sống.

Vận động, tập vật lý trị liệu

Vận động nhẹ nhàng giúp cơ các khớp, cột sống được thư giãn không bị căng cứng, giảm đau nhức hiệu quả. Tránh tập các động tác khó và mạnh sẽ dễ làm tổn thương cột sống.

Điều trị ngoại khoa

Áp dụng khi thực hiện điều trị nội khoa không hiệu quả khi bệnh tiến triển ngày càng nặng hơn:

+ Đốt sống D12 bị vỡ, xẹp lún nghiêm trọng

+ Cột sống khó đứng vững

+ Chèn ép thần kinh gây tổn thương nặng

  Tạo thân hình đốt sống

Là phương pháp bơm xi măng qua da để tạo thân hình đốt sống giả giúp tăng cường cấu trúc cho cột sống, phục hồi chức năng cột sống, hạn chế đau nhức và tổn thương trong tương lai

Phẫu thuật cố định cột sống

Làm vững cột sống, ổn định chức năng cột sống, hạn chế đau nhức và không còn chèn ép rễ thần kinh

 Phòng ngừa

Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện khoa học và hợp lý là cách tốt nhất để giảm nguy cơ xẹp đốt sống D12:

+ Tập thể thao thường xuyên tăng cường sức khoẻ, chức năng cho cột sống, cải thiện vận động, tăng sức dẻo dai cho xương khớp

+ Tránh các tình huống dễ gây tai nạn, ngã, va đập mạnh

+ Tránh vận động làm việc quá sức

+ Bổ sung chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường canxi, vitamin D, thực phẩm giàu magie… cải thiện sức khoẻ xương khớp, tăng mật độ và cấu trúc cho xương.

Xếp hạng: 3.8 (9 bình chọn)

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn miễn phí

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH