Bệnh hẹp ống sống: Triệu chứng, Nguyên nhân, Chẩn đoán và Điều trị

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Hẹp đốt sống gây ảnh hưởng nặng nề đến tủy sống và những dây thần kinh liên quan. Bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy kiến thức về hẹp đốt sống là điều bạn cần thường xuyên cập nhật để phòng tránh cũng như phát hiện những dấu hiệu sớm của bệnh để điều trị kịp thời.

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh hẹp ống sống
Hình ảnh hẹp ống sống

1. Hẹp ống sống là gì? 

Hẹp ống sống là sự thu hẹp một hoặc nhiều khoảng trống trong cột sống, khi đó tủy sống và các dây thần kinh phân nhánh ra khỏi tủy sống. Không gian chật hẹp có thể khiến cột sống hoặc các dây thần kinh bị kích thích, bị nén hoặc bị chèn ép, có thể dẫn đến đau lưng và đau thần kinh tọa.

Hẹp ống sống thường phát triển chậm theo thời gian với hai loại hẹp ống sống: 

  • Hẹp ống sống bên liên quan đến việc chèn ép hoặc viêm dây thần kinh cột sống.
  • Hẹp ống sống trung tâm liên quan đến chèn ép và viêm tủy sống.
Hẹp ống sống là bệnh gì?
Hẹp ống sống là bệnh gì?

Ngoài ra, các loại hẹp ống sống còn được phân loại theo vị trí xảy ra trên cột sống, bao gồm:

  • Hẹp ống sống cổ
  • Hẹp ống sống ngực
  • Hẹp ống sống thắt lưng: Đây là dạng hẹp ống sống phổ biến nhất.

2. Thực trạng về bệnh hẹp ống sống

Hẹp ống sống có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng phổ biến nhất ở nam giới và phụ nữ trên 50 tuổi. Bệnh có thể gặp ở những trẻ mắc các bệnh bẩm sinh với ống sống.

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh hẹp ống sống cao hơn nam giới.

3. Triệu chứng bệnh hẹp ống sống 

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của chứng hẹp ống sống, bạn có thể cảm thấy đau, tê, ngứa ran tại chân, bàn chân, tay và bàn tay. Cụ thể như sau:

3.1. Hẹp ống sống cổ

Các triệu chứng của hẹp ống sống cổ bao gồm:

  • Đau cổ.
  • Tê tay hoặc ngứa ran ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân. (Các triệu chứng có thể được cảm nhận thấy ở bất kỳ vị trí nào bên dưới điểm chèn ép dây thần kinh).
  • Yếu hoặc vụng về ở chân tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân.
  • Mất chức năng ở tay như gặp vấn đề khi viết hoặc khi cài cúc áo.
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột trong những trường hợp nghiêm trọng.

3.2. Hẹp ống sống lưng

Hình ảnh hẹp ống sống thắt lưng
Hình ảnh hẹp ống sống thắt lưng

Các triệu chứng của hẹp ống sống thắt lưng bao gồm:

  • Đau ở lưng dưới: Đau âm ỉ hoặc đau có cảm giác nóng.
  • Đau thần kinh tọa: Đây là cơn đau bắt đầu ở mông và kéo dài xuống chân và có thể lan xuống bàn chân của bạn.
  • Cảm giác nặng nề ở chân, có thể dẫn đến chuột rút ở một hoặc cả hai chân.
  • Tê chân hoặc ngứa ran như kim châm ở mông, chân hoặc bàn chân.
  • Yếu chân hoặc bàn chân khi bệnh chuyển biến nặng.
  • Đau trầm trọng hơn khi đứng trong thời gian dài, đi bộ hoặc đi xuống dốc.
  • Giảm đau khi nghiêng người, hơi cúi người về phía trước, đi lên dốc hoặc ngồi.
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột trong trường hợp nghiêm trọng.

3.3. Hẹp ống sống ngực

Hẹp ống sống lồng ngực có thể chèn ép các dây thần kinh cột sống ngực và gây các triệu chứng sau:

  • Đau, tê, ngứa ran và yếu ở phần ngực và bụng.
  • Gặp phải các vấn đề về giữ thăng bằng.

4. Nguyên nhân gây hẹp ống sống 

Hẹp ống sống có nhiều nguyên nhân. Điểm chung của chúng là thay đổi cấu trúc của cột sống, gây thu hẹp không gian quanh tủy sống và các rễ dây thần kinh thoát ra qua cột sống.

Gai xương và thoát vị đĩa đệm là những nguyên nhân chính gây hẹp ống sống
Gai xương và thoát vị đĩa đệm là những nguyên nhân chính gây hẹp ống sống

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp của bệnh hẹp ống sống:

  • Thoái hóa khớp: Đây là tình trạng “hao mòn” làm phá vỡ sụn trong khớp và cột sống. Tình trạng này có thể dẫn đến xuất hiện gai xương. khi gai xương kéo dài vào ống sống làm thu hẹp không gian và chèn ép các dây thần kinh ở cột sống.
  • Thoát vị đĩa đệm: Khi đĩa đệm mất nước và bắt đầu phẳng, các đĩa đệm bắt đầu thu hẹp. Hoặc phình đĩa đệm cũng bắt đầu phình lên và bắt đầu đẩy vào ống sống.
  • U nang hoặc khối u tủy sống: Sự phát triển trong tủy sống hoặc giữa tủy sống và đốt sống có thể thu hẹp không gian và gây áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh của nó.
  • Hẹp ống sống bẩm sinh: Đây là tình trạng người bệnh bẩm sinh đã có ống sống nhỏ. Một dị tật ở cột sống bẩm sinh khác có thể gây nên bệnh đó là chứng vẹo cột sống.
  • Các chấn thương cột sống: Tai nạn xe hơi và các chấn thương khác có thể gây trật khớp, gãy một hoặc nhiều đốt sống. Xương bị lệch do gãy cột sống có thể làm hỏng các chất bên trong ống sống.

5. Khám và chẩn đoán bệnh hẹp ống sống

Để chẩn đoán chính xác bệnh hẹp ống sống, bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành thực hiện các phương pháp tiêu chẩn chẩn đoán hẹp ống sống như sau:

5.1. Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét cẩn thận tiền sử bệnh của người bệnh, bao gồm các dấu hiệu và triệu chứng gần đây giúp thu hẹp danh sách các nguyên nhân có thể xảy ra.

Sau đó, người bệnh sẽ được tiến hành kiểm tra thể chất bằng cách các chuyên gia y tế quan sát và sờ nắn phần cột sống; kiểm tra phạm vi chuyển động của cột sống; kiểm tra sức mạnh của chân và/hoặc cánh tay, phản xạ và cảm giác ngứa ran hoặc tê.

Chẩn đoán hẹp ống sống
Chẩn đoán hẹp ống sống

5.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh như:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang cho thấy những thay đổi về xương, chẳng hạn như các gai xương có thể thu hẹp không gian bên trong ống sống.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Xét nghiệm có thể phát hiện tổn thương đĩa đệm và dây chằng cũng như các khối u và các dây thần kinh tủy sống đang bị áp lực. Đặc biệt, MRI cho phép đo chính xác các đường kính ống sống, là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán hẹp ống sống.
  • Chụp CT: Phương pháp này được thực hiện khi tiêm thuốc cản quang. Hình ảnh CT cho pháp chẩn đoán các đĩa đệm bị thoát vị, gai xương và khối u.

6. Điều trị bệnh hẹp ống sống

Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng để điều trị, hỗ trợ cải thiện bệnh hẹp ống sống.

6.1. Vật lý trị liệu

Bấm huyệt - một trong những phương pháp vật lý trị liệu chứa hẹp ống sống
Bấm huyệt - một trong những phương pháp vật lý trị liệu chứa hẹp ống sống

Một liệu trình vật lý trị liệu và tập thể dục phù hợp là một phần quan trọng của hầu hết mọi quá trình điều trị hẹp ống sống. Các phương pháp này chủ yếu tập trung vào các động tác vận động giúp giảm triệu chứng của bệnh.

Người bệnh có thể áp dụng các bài tập thể dục nhằm tăng cường độ linh hoạt và dẻo dai cho xương. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý là các bài tập nên được thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Thông thường một liệu trình diễn ra trong vòng từ 4 đến 6 tuần.

Ngoài phương pháp điều trị bằng các bài tập thì người bệnh cũng có thể áp dụng các liệu pháp khác như massage, chườm nóng, chườm lạnh, châm cứu hoặc bấm huyệt. Tuy nhiên những phương pháp này cần được thực hiện từ những người có chuyên môn.

6.2. Thuốc tây

Thuốc tiêm ngoài màng cứng giúp giảm đau nhanh chóng
Thuốc tiêm ngoài màng cứng giúp giảm đau nhanh chóng

Hẹp ống sống thường đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị không phẫu thuật. Các thuốc hóa dược được sử dụng để thuyên giảm nhanh chóng các triệu chứng do bệnh gây ra như:

  • Paracetamol (Acetaminophen): Nó hoạt động thông qua hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) để giúp giảm đau. 
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giúp giảm viêm và đau. Một số thuốc trong nhóm này thường được sử dụng như aspirin, ibuprofen, naproxen, celecoxib,...
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Để giảm đau nhanh trong thời gian ngắn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc có codein, chẳng hạn như oxycodone, hydrocodone,... Những thuốc này khi dùng nhiều trong thời gian dài có thể rơi vào tình trạng nghiện thuốc.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Nhóm thuốc này giúp giảm đau trong giai đoạn mãn tính như amitriptyline,...
  • Thuốc giãn cơ: Tình trạng căng cơ có thể thuyên giảm nhờ sử dụng các thuốc nhóm này như mydocalm, eperisone,...
  • Thuốc chống động kinh: Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng những thuốc này để giảm đau do dây thần kinh bị tổn thương.
  • Thuốc tiêm corticosteroid: Thuốc này được chỉ định để giảm nhanh các cơn đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể gặp tác dụng không mong muốn nghiêm trọng do thuốc gây ra.
  • Thuốc gây mê: Nhóm thuốc này có thể chấm dứt cơn đau trong một thời gian rất ngắn và phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn cao về gây mê.

6.3. Đông y

Chữa hẹp ống sống bằng Đông y
Chữa hẹp ống sống bằng Đông y

Theo Đông y, những triệu chứng của bệnh hẹp ống sống thuộc thể tý thống và bệnh xảy ra do 2 nguyên nhân chính: nội nhân và ngoại nhân.

Nội nhân do thận khí chưa đủ, thận khí hư suy và lao dịch thương thận. Ngoại nhân là do phong, hàn thấp xâm nhập vào cơ thể, kinh lạc lâu ngày, bệnh tái đi tái lại.

Dưới đây là một số bài thuốc được sử dụng trong Đông y để điều trị bệnh hẹp ống sống như sau:

Bài thuốc 1: Điều trị bệnh do Gan thận lưỡng hư

Thuốc dùng: Hoàng kỳ 20 gam; phục linh, đương quy, bạch thược dược, sinh địa hoàng, đỗ trọng, ngưu tất, tần giao, độc hoạt, xuyên tục đoạn mỗi vị 15 gam; tế tân, phòng phong mỗi vị 10 gam và cam thảo 5 gam.

Bài thuốc 2: Điều trị bệnh do Tỳ hư

Thuốc dùng: Uy linh tiên 30 gam; đẳng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, phục thần, long nhãn nhục, đan sâm mỗi vị 15 gam; sao táo nhân, đương quy mỗi vị 10 gam; chích cam thảo, mộc hương mỗi vị 5 gam.

Bài thuốc 3: Điều trị bệnh do Ứ máu trở trệ

Thuốc dùng: Đương quy, trạch lan mỗi vị 15 gam; hoa đào, xuyên khung, nhũ hương, mộc dược, ngũ linh chi, hương phụ, toàn yết, con rết mỗi vị 10 gam; hồng hoa 6 gam và xuyên ngưu tất 2 gam.

Bài thuốc 4: Điều trị bệnh do Hàn thấp tý trở

Thuốc dùng: Tang ký sinh 12 gam; độc hoạt, tần giao, xuyên khung, khương hoàng, từ trường khanh mỗi vị 10 gam; tế tân và nhục quế mỗi vị 3 gam.

Bài thuốc 5: Điều trị bệnh do Thận độc hư tôn

Thuốc dùng: Thục địa hoàng, miết giáp mỗi vị 30 gam; xuyên ngưu tất 12 gam; sừng hươu giáo, đỗ trọng, xuyên khung mỗi loại 10 gam; ma hoàng, bạch giới tử, bào khương, chích cam thảo mỗi vị 6 gam; quế chi và tế tân mỗi vị 3 gam.

Tùy theo các triệu chứng đi kèm mà các vị có thể được gia giảm sao cho phù hợp.

6.4. Phẫu thuật

Trong những trường hợp bệnh nặng hơn, khi các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị trong những trường hợp bệnh nặng
Phẫu thuật là phương pháp điều trị trong những trường hợp bệnh nặng

6.4.1. Các phương pháp phẫu thuật

Một số phương pháp phẫu thuật hẹp ống sống thường được sử dụng như sau:

Phẫu thuật mở ống sống

Bác sĩ chuyên khoa sẽ tạo một khe hở trong xương để giảm áp lực lên các rễ dây thần kinh.

Phẫu thuật cắt ống sống

Phương pháp này được thực hiện bằng cách loại bỏ một phần của vòm ống sống trong quá trình phẫu thuật. Mục đích là để giải nén tủy sống và các rễ thần kinh bị chèn ép hoặc bị viêm do hẹp ống sống.

Cắt ống sống là phẫu thuật phổ biến nhất cho chứng hẹp ống sống. Mặc dù đôi khi nó đi kèm với sự hợp nhất của các đốt sống liền kề để duy trì sự ổn định.

Phương pháp này được sử dụng khi hẹp ống sống do viêm khớp hoặc tình trạng lão hóa của cơ thể.

Phẫu thuật cắt bỏ và kết hợp

Trong trường hợp hẹp ống sống do thoái hóa đĩa đệm, không gian đĩa đệm bị thu hẹp có thể được phục hồi bằng cách cắt bỏ đĩa đệm bị thoái hóa và hợp nhất các đốt sống lân cận.

Phẫu thuật sử dụng các công cụ kết hợp

Phương pháp này sử dụng các phần cứng (móc, ốc, vít hoặc các thiết bị khác) để tăng thêm độ ổn định cho cột sống

6.4.2. Lợi ích và rủi ro khi tiến hành phẫu thuật

Thực hiện các biện pháp xâm lấn giúp người bệnh giảm bớt đau đớn và suy nhược do dây thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra, nó cũng làm thuyên giảm các triệu chứng như rát, ngứa ra hoặc tê.

Tuy nhiên, trong bất kỳ phương pháp phẫu thuật nào cũng tồn tại những nguy cơ tiềm ẩn với các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng.
  • Rách lớp niêm mạc của túi bao quanh tủy sống (rách màng cứng).
  • Tổn thương rễ thần kinh hoặc tủy sống.
  • Biến chứng gây mê.

Những rủi ro này có thể được giảm thiểu bằng cách chăm sóc bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật.

Ví dụ, việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng không mong muốn, do đó, người bệnh được khuyến khích ngừng hút thuốc hoặc các sản phẩm từ thuốc lá khác.

7. Một số câu hỏi thường gặp về hẹp ống sống

Bệnh hẹp ống sống là bệnh lý phổ biến ở Việt Nam, do đó, nhiều vấn đề liên quan đến căn bệnh này được người bệnh đặc biệt quan tâm. Dưới đây là một số câu hỏi mà người bệnh thường thắc mắc:

7.1. Bệnh hẹp ống sống có nguy hiểm không?

Bệnh hẹp ống sống nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến bại liệt
Bệnh hẹp ống sống nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến bại liệt

Bệnh hẹp ống sống có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, chẳng hạn:

  • Tê, ngứa ran xuất hiện nhiều hơn.
  • Mất thăng bằng.
  • Mất kiểm soát chức năng bàng quang và ruột.
  • Tê liệt chân tay.

7.2. Bệnh hẹp ống sống có chữa được không?

Hầu hết các trường hợp hẹp ống sống có thể được điều trị bằng cách sử dụng các phương pháp điều trị không phẫu thuật như vật lý trị liệu, thuốc giảm đau, điều chỉnh chế độ sinh hoạt và/hoặc tiêm ngoài màng cứng.

Tuy nhiên, trong những trường hợp đau dữ dội và/hoặc khiếm khuyết thần kinh tiến triển xấu đi thì khi đó các biện pháp phẫu thuật được áp dụng.

8. Hướng dẫn chăm sóc người bệnh hẹp ống sống

Mặc dù hẹp ống sống không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nó có thể để lại những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Bổ sung omega-3 từ cá hồi cho người bệnh hẹp ống sống
Bổ sung omega-3 từ cá hồi cho người bệnh hẹp ống sống

Do đó, chăm sóc người bệnh hẹp ống sống là rất cần thiết để cải thiện triệu chứng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, cụ thể như:

  • Tập thể dục thường xuyên là rất quan trọng. Người bệnh nên thực hiện ít nhất ba lần một tuần, mỗi lần tập khoảng 30 phút và tập từ từ với những bài tập dựa trên cơ gấp, sau đó chuyển sang các bài tập vận động nhiều hơn.
  • Không thực hiện các hoạt động có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng đau và tàn tật như nâng vật nặng hoặc đi bộ đường dài.
  • Tránh thực hiện các môn thể thao vận động mạnh như võ thuật, bóng đá, bóng rổ,... vì nó có thể dẫn đến rách hoặc gãy xương đột ngột.
  • Thực hiện các tư thế đúng, ví dụ như ngủ trên một tấm nệm chắc chắn, ngồi trên ghế với tư thế lưng thẳng,...
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Cân nặng dư thừa gây áp lực lên cột sống thắt lưng và có thể góp phần phát triển các triệu chứng bệnh hẹp ống sống.
  • Tăng cường bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin C, chất béo omega-3,.. Những chất này có nhiều trong cá hồi, xương ống, các loại rau xanh, trái cây,...
  • Tái khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin về bệnh hẹp ống sống mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những kiến thức này hữu ích đối với bạn. 

Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc gì về bệnh hẹp ống sống, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí về tình trạng bệnh hoặc người bệnh có thể để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.

0961.666.383

Xếp hạng: 4.7 (4 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH