Đau dây thần kinh tọa hay còn gọi là đau dây thần kinh hông to, là bệnh lý gây cảm giác đau từ thắt lưng xuống phía dưới chân. Vậy bệnh đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân? Triệu chứng? Biến chứng? Chẩn đoán và Điều trị như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Đau thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh nối từ phần dưới thắt lưng, chạy qua hông và mông, sau đó phân nhánh ở mỗi bên chân, kết thúc ngay dưới đầu gối.
Sau đó, dây thần kinh tọa phân nhánh vào các dây thần kinh khác, tiếp tục đi xuống chân và đến bàn chân và ngón chân. (Bắt đầu đi từ L3-L4-L5-S1).
Đây là loại dây thần kinh dài nhất và dày nhất (gần bằng ngón tay) của cơ thể, đảm nhận vai trò nuôi dưỡng, chi phối vận động các vùng mà nó đi qua.
Đau thần kinh tọa (sciatica pain) còn gọi là đau thần kinh hông to, có đặc điểm đau dọc theo lộ trình dây thần kinh tọa và các nhánh của nó.
Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan đau khác nhau. Triệu chứng thường xảy ra ở một bên chân, tuy nhiên, vẫn có trường hợp gây đau cả hai bên chân.
2. Thực trạng bệnh đau thần kinh tọa
Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30-60, trong đó, nam giới thường mắc nhiều hơn nữ giới (gấp 3 lần)
Đau thần kinh tọa có nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là Thoát vị đĩa đệm (chiếm khoảng 60-90%)
Bệnh có tính nghề nghiệp: Những đối tượng làm công việc khuân vác nặng, lái xe, lái tàu, lao động sai tư thế,... thường có xu hướng dễ mắc bệnh hơn so với các đối tượng khác.
3. Nguyên nhân gây nên bệnh đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa gây ra bởi nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, bệnh xuất hiện còn do một số nguyên nhân khác, cụ thể như sau:
Thoái hóa cột sống thắt lưng: Thoái hóa cột sống có liên quan đến đĩa đệm, mấu khớp, mô nâng đỡ và mô mềm xung quanh dẫn đến á bệnh lý gây chèn ép rễ thần kinh.
Trượt cột sống: Trượt cột sống thường đi kèm với thoái hóa cột sống, hẹp ống sống, hèn cá rễ thần kinh L5, S1 gây đau thần kinh tọa. Nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới.
Viêm cột sống: Gây hẹp lỗ liên hợp, hẹp ống sống dẫn đến chèn ép các rễ thần kinh.
Viêm cột sống dính khớp: Bệnh làm cho cứng khớp đốt sống gần như hoàn toàn ở gốc tứ chi của các xương nhỏ. Bệnh thường gặp ở nam giới trước 40 tuổi.
Chấn thương: Tổn thương vào dây thần kinh tọa, gãy xương chậu, gãy xương cột sống thắt lưng,...
Độ tuổi: Người già thường dễ mắc các bệnh như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống dẫn đến chèn ép dây thần kinh tọa.
Béo phì: Những người thừa cân thường tạo áp lực lớn lên cột sống, do đó, nó góp phần gây kích ứng lên dây thần kinh tọa
Nghề nghiệp: Những người thường xuyên làm công việc nặng, mang vác trên lưng hoặc trên vai hoặc những người ngồi nhiều, ít vận động góp phần gây đau thần kinh tọa.
Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ tổn thương dây thần kinh.
4. Triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa
Triệu chứng điển hình của bệnh là cơn đau dọc theo hướng lan của dây thần kinh, từ dưới thắt lưng rồi lan xuống mông, đi dọc xuống mặt sau chân.
Cơn đau có thể khác nhau, từ đau nhẹ đến đau nhói hoặc đau dữ dội. Thông thường nó chỉ có một bên cơ thể bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, ở một số bệnh nhân còn xuất hiện triệu chứng tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân.
Các triệu chứng tệ hơn khi người bệnh đi lại, cúi người, ho hoặc hắt hơi nhưng đỡ hơn khi nằm.
Khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào như trên, bạn hãy đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất nhé.
5. Biến chứng nguy hiểm của bệnh đau thần kinh tọa
Biến chứng của đau thần kinh tọa phụ thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Một số biến chứng mà bệnh có thể gây nên như:
Mất khả năng kiểm soát đôi chân
Teo cơ, cứng khớp
Vẹo cột sống, gù lưng, dị dạng sống lưng
Hội chứng chùm đuôi ngựa
Chèn ép cơ quan nội tạng
Mất kiểm soát đại tiểu tiện
6. Chẩn đoán bệnh đau thần kinh tọa
Để chẩn đoán đau thần kinh tọa, bác sĩ tiến hành thăm khám các chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán phân biệt.
Chẩn đoán lâm sàng
Điểm đau cạnh cột sống L4-L5 dương tính
Dấu “bấm chuông” dương tính.
Thống điểm Valleix dương tính.
Dấu hiệu Lasègue dương tính.
Dấu Braggard và dấu Sicarad dương tính.
Dấu Bonnet dương tính.
Mất cảm giác phản xạ gân gót.
Tin liên quan
Chẩn đoán cận lâm sàng
Chụp X-quang cột sống quy ước: ít có giá trị chẩn đoán nguyên nhân. Chụp X-quang thường cho hình ảnh vẹo cột sống trên phim phẳng, mất đường cong sinh lý trên phim nghiêng và hẹp gian đốt sống.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): nhằm xác định chính xác tổn thương cũng như vị trí, mức độ thoát vị đĩa đệm, cho phép loại trừ các tổn thương bên trong tủy sống.
Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng (CT Scan): Hình ảnh CT Scan ít có giá trị so với MRI trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Xét nghiệm công thức máu, tốc độ lắng của máu, sinh hóa máu và nước tiểu,... Xét nghiệm này ít được chỉ định trong đau thần kinh tọa cấp trừ trường hợp có viêm nhiễm hay bệnh hệ thống.
Điện cơ đồ: Giúp phát hiện và đánh giá tổn thương của các rễ thần kinh.
Chẩn đoán phân biệt
Đau thần kinh đùi: Đau ở mặt trước đùi, mặt trước - trong cẳng chân và giảm hoặc mất phản xạ gân bánh chè (L4)
Đau khớp cùng chậu: Triệu chứng của nó cũng tương tự đau thần kinh tọa, tuy nhiên, khi đè hai mào chậu xuống thì đau. X-quang xương chậu thấy khớp cùng chậu bên tổn thương.
7. Điều trị bệnh đau thần kinh tọa
Nguyên tắc điều trị bệnh đau thần kinh tọa:
Điều trị theo nguyên nhân (Chủ yếu do thoát vị đãi đệm cột sống thắt lưng)
Giảm triệu chứng và phục hồi vận động nhanh
Điều trị nội khoa với trường hợp nhẹ và vừa
Điều trị ngoại khoa khi có các biến chứng của bệnh
Điều trị nội khoa
Chế độ nghỉ ngơi (bất động): nằm nghỉ ngơi trên phản cứng, ở tư thế ngửa, 2 chân hơi co ở đầu gối và khớp háng để chùng cơ và giảm áp lực nội đĩa đệm. Thời gian có thể từ 1-2 ngày hoặc có thể đến 5-6 ngày.
Sau đó, người bệnh có thể ngồi dậy, đi lại và vận động nhẹ nhàng.
Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc Tây y
Thuốc giảm đau, kháng viêm: Tùy theo mức độ đau mà có thể sử dụng như: Aspirrin (liều 1-3g); Diclofenac (liều 150mg/ngày); Voltarel (liều 50mg x 3 lần/ ngày),...
Thuốc giãn cơ: Mydocalm 50mg (2 viên/lần x 3 lần/ngày) hoặc Descontracyl 250mg (2 viên/lần x 3 lần/ngày)
Vitamin nhóm B như Neutrivit (B1 15mg; B6 10mg; B12 20mcg) x 2-4 viên/ngày,...
Thuốc kích thích tăng dẫn truyền và phục hội thần kinh: Methylcobal 500mcg x 1 viên x 3 lần/ngày; Kalmeco, Mecob-500,...
Thuốc tái tạo bao myelin: Nuscleo C.M.P forte,...
Kháng sinh: Nếu có nhiễm trùng
Điều trị bằng thuốc Đông y
Trong đông y, có nhiều bài thuốc Nam có tác dụng điều trị căn bệnh đau thần kinh tọa. Các bài thuốc nam thường dùng các thảo dược như lá lốt, gừng, xương rồng,...
Đây là phương pháp mang lại hiệu quả khá cao do sử dụng thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính và áp dụng liều lượng theo đúng liệu trình điều trị.
Điều trị vật lý trị liệu
Để hỗ trợ điều trị bệnh đau thần kinh tọa tiến hành các liệu pháp vật lý trị liệu như:
Massage vùng thắt lưng
Nhiệt trị liệu (hồng ngoại), điện trị liệu, siêu âm trị liệu,...
Châm cứu, bấm huyệt
Tập thể dục trị liệu: kéo cơ giãn cột sống, bơi, bài tập giúp tăng cường sức mạnh của cột sống,...
Đeo đai lưng
Chườm lạnh, chườm nóng
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong 4 trường hợp sau đây:
Teo cơ: Chỉ định phẫu thuật sớm, tránh tàn phế
Cơn đau dữ đội: Sau khi điều trị khoảng 3-6 tháng mà tiến triển không ổn định
Thể tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng sinh hoạt của bệnh nhân
Thể phức tạp kèm hội chứng kèm đuôi ngựa
Hai phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng:
Phẫu thuật lấy nhân đệm: lắt bỏ phần nhân đệm gây chèn ép rễ thần kinh
Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống: phương pháp này làm cột sống mất vững và dễ tái phát.
8. Phòng bệnh và chăm người bệnh đau thần kinh tọa
Chế độ luyện tập thể dục đều đặn, đi bộ và chạy nhẹ nhàng.
Tránh duy trì một tư thế trong thời gian dài
Tránh lao động, mang vác quá nặng.
Khi nằm nên dùng nệm cứng, tránh dùng nệm mềm. Nên gối gác chân khi nằm nghiêng trong lúc ngủ
Duy trì cân nặng hợp lý. Đối với những người béo phì nên tăng vận động và giảm cân.
Thiết lập thực đơn hợp lý: nên ăn các thực phẩm giàu vitamin B6, B9, B12, rau củ, trái cây tươi, các loại hạt, sữa, các chế phẩm từ sữa, hải sản, cá hồi,...
Người bị đau thần kinh tọa không nên ăn chuối, đồ nhiều giàu mỡ, thịt đỏ, rượu bia, cà phê và thuốc lá,...
Trên đây là những kiến thức về đau thần kinh tọa mà bạn đọc nên biết. Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho độc giả.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo Hotline 0961.666.383 để được tư vấn về phương pháp điều trị tốt nhất.