Viêm dây thần kinh tủy: Nguyên nhân, Triệu chứng, Biến chứng, Chẩn đoán và Điều trị

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Không như những bệnh lý khu trú bình thường, viêm dây thần kinh tủy ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể của người mắc. Vậy nguyên nhân bệnh do đâu? Và cách điều trị bệnh hiệu quả nhất là gì? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời chính xác.

Mục lục [ Ẩn ]
Tất tật về bệnh viêm dây thần kinh tủy
Tất tật về bệnh viêm dây thần kinh tủy

1. Viêm dây thần kinh tủy là bệnh gì?

Dây thần kinh tủy sống là một phần của hệ thần kinh ngoại biên. 31 đôi dây thần kinh tủy sống, được gọi tên và phân nhóm theo đốt sống liên quan bao gồm:

31 đôi dây thần kinh tủy sống
31 đôi dây thần kinh tủy sống

Các dây thần kinh này giúp dẫn truyền tín hiệu vận động từ thần kinh trung ương tới các cơ quan phản ứng. Đồng thời nhận tín hiệu cảm giác từ ngoại vi về trung ương.

Khi các dây thần kinh tủy bị tổn thương bởi độc tố hay các tác động cơ học chúng ta sẽ gây viêm dây thần kinh tủy.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm dây thần kinh tủy

Các dây thần kinh tủy sống đều dễ bị tổn thương bởi các nguyên nhân sau:

Chấn thương hay một bệnh lý nào đó khiến lớp nhầy trong bao xơ tại đĩa đệm thoát ra ngoài. Và chèn ép các dây thần kinh tủy khiến chúng bị tổn thương, viêm nhiễm.

Đĩa đệm bị thoái hóa, mất nước làm xương mọc dày lên và gây chèn ép dây thần kinh tủy sống.

Các dây thần kinh tủy đi theo đôi. Một dây từ tủy sống tới các chi và cơ quan và một dây từ cơ quan về tủy sống. 

Chúng không được bảo vệ trong hộp sọ hay xương sống nên rất dễ bị chấn thương. Đặc biệt là các chấn thương trực tiếp như tai nạn giao thông, té ngã, chấn thương thể thao. 

Theo nghiên cứu có hơn một nửa số bệnh nhân tiểu đường phát sinh thêm các bệnh liên quan đến dây thần kinh. Đặc biệt là viêm dây thần kinh ngoại biên trong đó có dây thần kinh tủy.

Tiểu đường là một nguyên nhân gây viêm dây thần kinh tủy
Tiểu đường là một nguyên nhân gây viêm dây thần kinh tủy

Hệ miễn dịch bị lỗi nên chúng tự tấn công các tế bào lành của cơ thể. Trong đó có các dây thần kinh tủy.

Một số bệnh tự miễn sau dễ gây ra viêm dây thần kinh tủy là: lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Guillain- Barre, bệnh viêm đa dây thần kinh hủy myelin mạn tính CIDP,....

Khi các cơ bị tổn thương và nhiễm trùng, virus hay vi khuẩn tại đây có thể tấn công các dây thần kinh tủy. Dẫn đến quá trình viêm tại dây thần kinh này.

Ngoài ra, một vài nguyên nhân như thoái hóa cột sống, yếu tố di truyền, thuốc, các khối u tại cơ quan, u cột sống hay các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… cũng có thể là dẫn tới viêm dây thần kinh tủy.

>> Có thể bạn quan tâm: Bách khoa toàn thư về bệnh viêm đa dây thần kinh

3. Triệu chứng khi mắc viêm dây thần kinh tủy

Các triệu chứng liên quan đến viêm dây thần kinh tủy bao gồm:

Đau dây thần kinh

Đây là triệu chứng khá đặc thù của bệnh. Cơn đau dọc theo dây thần kinh bị tổn thương.

Bệnh nhân có thể chỉ rõ đường đau của dây thần kinh. Dựa trên đặc điểm này, bác sĩ sẽ nhận biết được dây thần kinh nào đang bị bệnh.

Thường xuyên bị tê

Cảm giác tê nhức cũng là một đặc trưng của bệnh viêm dây thần kinh tủy. Do khi bị tổn thương, dòng tín hiệu do dây thần kinh tủy truyền đi sẽ bị gián đoạn.

Gây tê cứng trong thời gian ngắn nhưng lặp lại liên tục. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây tê liệt vĩnh viễn.

Cảm giác như bị kim châm

Khi các tín hiệu thần kinh bị gián đoạn sẽ xuất hiện triệu chứng tê như kim châm. Thông thường, hiện tượng này xảy ra ở một khu vực nhất định và kéo dài 3-5 phút. 

Đau khớp

Đau khớp là triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của tình trạng viêm dây thần kinh tủy. Cơn đau tỏa ra và di chuyển qua nhiều khớp nối với các bộ phận khác trong cơ thể.

Đau các khớp của cơ thể xảy ra ở người bị viêm dây thần kinh tủy
Đau các khớp của cơ thể xảy ra ở người bị viêm dây thần kinh tủy

Đặc biệt là vùng thắt lưng, khớp gối, bắp chân, cánh tay. Điều này xảy ra do dây thần kinh tủy bị viêm và sưng, ảnh hưởng tới chức năng kết nối của chúng.

Bị yếu cơ ở một vùng nào đó

Dây thần kinh vận động mang tín hiệu từ não đến cơ. Cơ yếu là dấu hiệu cho thấy sự kết nối thần kinh đang gặp vấn đề.

Yếu cơ thường gặp ở cơ cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân. Khi bệnh diễn biến xấu, yếu cơ có thể gây ra liệt các chi hoặc cả cơ thể người bệnh.

Trên đây là những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm dây thần kinh tủy. Khi không phát hiện sớm hoặc thờ ơ không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm bệnh sẽ gây ra biến chứng nặng nề.

4. Biến chứng thường gặp của viêm dây thần kinh tủy

Khi quá trình tổn thương, viêm nhiễm trở nặng, dây thần kinh tủy sẽ bị tê liệt hoàn toàn. Chúng không truyền được tín hiệu vận động tới các chi, cơ quan. Đồng thời, trung ương cũng không nhận được tín hiệu cảm giác từ ngoại vi về.

Dẫn tới chứng teo cơ, yếu chi và dần đi đến liệt một phần hoặc toàn bộ các chi. Và cơ thể cũng không phản ứng được với các kích thích bên ngoài cơ thể.

Tệ hơn, khi quá trình viêm trở nặng có thể gây nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương, tủy sống gây ra nhiều biến chứng đáng tiếc có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

5. Bị viêm dây thần kinh tủy phải làm sao?

Để chẩn đoán chính xác bệnh này, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm: điện cơ, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm, kiểm tra dẫn truyền thần kinh. 

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán, cũng như tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp chữa trị phù hợp với mỗi đối tượng.

Dùng thuốc tây

Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây để ngăn ngừa tình trạng đau nhức và tê bì do dây thần kinh tủy bị tổn thương gây ra:

Thuốc tây giúp giảm nhanh triệu chứng viêm dây thần kinh tủy
Thuốc tây giúp giảm nhanh triệu chứng viêm dây thần kinh tủy

Tuy nhiên, các loại thuốc tân dược nêu trên chưa loại bỏ triệt để căn nguyên gây bệnh mà chỉ giảm được triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, các thuốc Tây y có tác dụng phụ trên gan, thận, dạ dày… do vậy không được lạm dụng thuốc.

Phương pháp phẫu thuật

Trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là các khối u hay thoát vị đĩ đệm, thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng... bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ nguyên nhân. 

Phẫu thuật tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như nhiễm khuẩn, mất máu quá nhiều, dị ứng thuốc mê… Và phương pháp này chỉ áp dụng với bệnh nhân đủ điều kiện sức khỏe. 

Do vậy, chỉ chỉ định phẫu thuật khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, không đáp ứng với thuốc tân dược. 

Phương pháp vật lý trị liệu

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng và lạnh, xoa bóp, massage… cũng là cách giúp giảm sưng, đau khi bị viêm dây thần kinh tủy.

6. Chú ý khi mắc viêm dây thần kinh tủy

Để ngăn ngừa bệnh viêm dây thần kinh tủy tái phát hoặc tiến triển nặng, người bệnh nên áp dụng các biện pháp dưới đây:

Chuối là thực phẩm rất giàu kali
Chuối là thực phẩm rất giàu kali

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin về bệnh viêm dây thần kinh tủy. 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh này hoặc chưa tìm được phương pháp điều trị phù hợp, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0961 666 383 để được hỗ trợ tư vấn. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Xếp hạng: 3 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH