Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm - Biết càng sớm chữa khỏi càng nhanh

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Thoát vị đĩa đệm hay xảy ra ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Tùy vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị sẽ ảnh hưởng đến cơ xương, thần kinh liên quan, dẫn đến các triệu chứng đặc trưng khác nhau. Mời bạn đọc theo dõi các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm để sớm phát hiện bệnh nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm bạn nên biết
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm bạn nên biết

1. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Nằm giữa các đốt sống trong cột sống, đĩa đệm giúp cơ thể hoạt động linh hoạt và chịu lực tốt hơn. Khi đĩa đệm ở cột sống thắt lưng lệch khỏi vị trí ban đầu, chúng ta sẽ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

10 dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết bệnh ngay từ triệu chứng đầu tiên.

1.1. Đau nhức chân

Người bệnh thường xuyên thấy đau nhức ở dưới mông, đùi, bắp chân và bàn chân. Cảm nhận rõ ràng nhất cơn đau khi bệnh nhân hắt hơi, ho hoặc đứng lâu một tư thế.

1.2. Đau lưng dưới

Cảm giác đau nhói hoặc đau âm ỉ kéo dài tại vùng lưng dưới. Đôi khi, đau lưng dưới còn đi kèm với triệu chứng cứng khớp. 

Cơn đau này có thể giảm đi sau khoảng một vài ngày được nghỉ ngơi và tự điều trị bằng cách sưởi ấm hoặc chườm đá… Tuy nhiên, không phải ai bị thoát vị đĩa đệm cũng sẽ bị đau vùng lưng dưới.

1.3. Đau dây thần kinh

Ngoài ảnh hưởng tới khả năng vận động, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng còn gây đau các rễ thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh tọa.

Hậu quả gây ra các đau âm ỉ tại vùng thắt lưng, hông, một bên mông rồi cơn đau chạy dọc theo dây thần kinh xuống đến các phần của đùi, cẳng chân, bàn chân.

Dây thần kinh bị chèn ép gây đau
Dây thần kinh bị chèn ép gây đau

1.4. Tê chân

Tùy thuộc vào vị trí rễ thần kinh bị chèn ép mà người bệnh thường xuyên bị tê bì ở các vùng như: mặt trước đùi, mặt trước xương chày, vùng gót chân, mu bàn chân, bàn chân, … 

Cảm giác tê chân thường xuất hiện sau cơn đau. Tuy vậy, nếu bạn thấy cơn tê bì xảy ra thường xuyên có nghĩa là bệnh trở nặng, gây biến chứng cứng khớp, mất khả năng vận động, hạn chế trong việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày.

1.5. Tê vùng yên ngựa

Đây là triệu chứng khá đặc trưng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tê vùng yên ngựa là sự mất cảm giác ở vùng lưng, đùi, chân tương ứng khi ngồi trên yên ngựa.

1.6. Ngứa ran ở chân, bàn chân và/hoặc ngón chân

Đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng bị thoát vị làm cho các dây thần kinh bị rối loạn. Điều này dẫn tới vùng chân, bàn chân và ngón chân người bệnh thường có cảm giác như kiến bò, châm chích, rất khó chịu. 

1.7. Chứng thả bàn chân

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng bất thường trong dáng đi. Chứng thả bàn chân thể hiện ở chỗ chân bị yếu, gây mất hoặc suy giảm khả năng nâng ngón chân và bàn chân.

Việc này khiến cho việc đi lại của người bệnh gặp khó khăn. Tình trạng bất thường này có thể diễn ra tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy thuộc vào mức độ yếu cơ của từng người.

1.8. Hạn chế vận động

Rễ thần kinh bị chèn ép trong thời gian dài, máu khó lưu thông, kết hợp với việc người bệnh sợ đau dẫn tới hạn chế các vận động như đi lại, cúi gập người.

Người bệnh sợ đau nên hạn chế vận động
Người bệnh sợ đau nên hạn chế vận động

Hệ quả của việc ít vận động này là cơ bắp không được hoạt động thường xuyên dẫn đến teo cơ, yếu cơ ở chân. 

1.9. Khởi phát nhanh chóng

Những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường xảy ra một cách nhanh chóng. Ngay khi đĩa đệm lệch khỏi vị trí, chèn ép lên tổ chức thần kinh và mạch máu quanh cột sống thắt lưng.

1.10. Mất kiểm soát đại tiểu tiện

Dù rất muốn, nhưng bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ không thể kiểm soát được hoạt động đại tiểu tiện của mình. 

Nguyên nhân dẫn tới triệu chứng này là do dây thần kinh chỉ huy từ não đến bàng quang và ruột bị chèn ép dẫn tới mất kiểm soát đại tiểu tiện.

2. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

So với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thì thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ít phổ biến hơn. Bởi, cột sống cổ ít đĩa đệm và lực tác động lên vị trí này cũng ít hơn so với phần lưng.

Ngoài các triệu chứng chung như: 

  • Đau từ cánh tay đến bàn tay hoặc ngón tay.
  • Tê hoặc ngứa ran ở vai, cánh tay hoặc bàn tay.
  •  Yếu bàn tay và hoặc cánh tay.

Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phụ thuộc vào vị trí đĩa đệm bị hỏng. Cụ thể:

2.1. Thoát vị đĩa đệm cổ đoạn C4 - C5 (rễ thần kinh C5)

Các đốt sống cổ C4 - C5 được ví như là ngã tư nằm giữa trung tâm đầu não với cơ thể. Chúng giúp điều khiển các thao tác như cúi, ngửa, xoay người. 

Thoát vị đĩa đệm đoạn C4 - C5
Thoát vị đĩa đệm đoạn C4 - C5

Đây là vị trí dễ bị tổn thương, những dấu hiệu đặc trưng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 - C5 là:

2.1.1. Yếu cơ delta

Đĩa đệm chèn ép làm tổn thương rễ thần kinh cổ C5 gây yếu cơ delta ngay tại vị trí đầu cánh tay trên và đầu vai. Cơ delta bị yếu đi nhưng không gây ra tê hay ngứa tay.

2.1.2. Đau mỏi vai gáy

Đau mỏi vai gáy là dấu hiệu phổ biến khi bị thoát vị đĩa đệm tại cột sống cổ C4 - C5. Cảm giác đau nhức khó chịu ở vùng sau gáy, vai, cổ. 

Sau đó, cơn đau sẽ lan xuống cánh tay, cẳng tay, và bàn tay làm hạn chế vận động, giảm lực bóp bàn tay.

2.2. Thoát vị đĩa đệm cổ C5 - C6 (rễ thần kinh C6)

Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5 - C6, người bệnh thường có những triệu chứng điển hình như:

2.2.1. Yếu ở bắp tay (cơ phía trước của cánh tay trên) và cơ duỗi cổ tay

Thoát vị đĩa đệm cổ C5 - C6 làm cho phần cơ ở bắp tay yếu đi một cách rõ rệt. Khi tình trạng yếu cơ trở nên trầm trọng, vùng bắp tay sẽ bị rung lên khi hoạt động quá sức.

2.2.2. Đau, tê và ngứa ran, có thể lan đến ngón cái của bàn tay

Do dây thần kinh C6 và mạch máu tại đốt C5 - C6 bị đĩa đệm chèn ép, người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau nhức, ngứa, tê bì ở cột sống cổ lan rộng xuống gáy, cánh tay, bàn tay và các ngón tay dẫn đến tê tay.

Ngoài ra, bệnh nhân còn kèm cảm giác cứng cổ, khiến bệnh nhân rất khó nghiêng cổ sang trái, phải, trước, sau.

Khó quay cổ ở người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ
Khó quay cổ ở người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

2.2.3. Chóng mặt, ù tai, hoa mắt

Ngoài các dấu hiệu đau nhức, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 - C6 còn thường xuyên cảm thấy ù tai, mắt mờ, choáng váng,... Do đĩa đệm chèn ép, gây ra tình trạng cột sống hẹp lỗ ngang và hẹp động mạch đốt sống.

Tình trạng này làm cản trở quá trình lưu thông máu, dẫn tới thiếu máu não, từ đó gây ra triệu chứng ù tai, hoa mắt, chóng mặt,...

2.3. Thoát vị đĩa đệm đoạn C6 - C7 (rễ thần kinh C7)

Phân đoạn đốt sống C6 - C7 giúp chịu tải trọng phần đầu, và hỗ trợ cho các phần thấp của cổ. Do chức năng chịu tải, vị trí này rất dễ bị tổn thương. Các dấu hiệu sau giúp nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm C6 - C7 một cách dễ dàng.

2.3.1. Yếu cơ tam đầu và cơ duỗi của các ngón tay

Cơ tam đầu là cơ ở phía sau của cánh tay trên và kéo dài đến cẳng tay, chịu trách nhiệm chính trong việc duỗi khớp khuỷu, giúp cánh tay được duỗi thẳng. 

Yếu cơ tam đầu cánh tay
Yếu cơ tam đầu cánh tay

Khi cột sống cổ C6 - C7 bị đĩa đệm chèn ép, sẽ gây tổn thương rễ thần kinh cổ C7 gây ra yếu cơ duỗi chung ngón tay và mất phản xạ gân cơ tam đầu.

2.3.2. Tê và ngứa

Dây thần kinh cổ C7 bị tổn thương gây ra cảm giác tê và ngứa ran kèm theo đau lan xuống từ cơ tam đầu tới ngón giữa.

2.4. Thoát vị đĩa đệm đoạn C7 - T1 (rễ thần kinh C8)

Khi đĩa đệm bị thoát vị tại đoạn C7 - T1 sẽ chèn ép gây tổn thương rễ thần kinh C8 gây ra:

  • Đau mặt trong cánh tay, cẳng tay, ngón út.
  • Giảm cảm giác ngón út.
  • Yếu các cơ gấp ngón tay và các cơ bàn tay.
  • Mất phản xạ trụ sấp.

Trên đây là những dấu hiệu đặc trưng nhất để chẩn đoán bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Khi nhận ra mình có một trong những triệu chứng trên bạn cần điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.

Do đó, bệnh nhân nên đi khám tại các bệnh viện hoặc phòng khám chữa thoát vị đĩa đệm uy tín đểu điều trị bệnh dứt điểm trong thời gian sớm nhất, ví dụ như:

  • Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Địa chỉ tại số 16 - 18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Địa chỉ tại số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Bạch Mai. Địa chỉ tại số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Địa chỉ tại khu A, 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

>> Để hiểu rõ hơn về bệnh Thoát vị đĩa đệm, bạn đọc có thể quan tâm: Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm: Giải pháp hay nguy cơ

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0961666383 để được chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc liên quan tới bệnh thoái hóa đĩa đệm.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH