Mổ thoát vị đĩa đệm và những điều bạn nên biết

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Người bị thoát vị đĩa đệm có thể bị đau nhức ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù không phải lúc nào cũng cần thiết nhưng một số người có thể yêu cầu phẫu thuật thoát vị đĩa đệm để giảm đau và các triệu chứng khác. Vậy, thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Mổ thoát vị đĩa đệm có tốt không?
Mổ thoát vị đĩa đệm có tốt không?

1. Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Khi nhắc đến mổ thoát vị đĩa đệm, nhiều người bệnh thường e ngại và lo lắng về mức độ nguy hiểm của ca phẫu thuật vì đây là phương pháp xâm lấn phần lớn cơ thể.

Tuy nhiên, trên thực tế, lựa chọn phương pháp “dao kéo” này không nguy hiểm như bạn nghĩ.

Phẫu thuật không phải là cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhưng đối với người bệnh giai đoạn nặng thì nó chính là một giải pháp hữu hiệu cho người bệnh.

Vì vậy, mổ hay phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là một trong những phương pháp điều trị mà người bệnh nên áp dụng.

2. Ai cần mổ thoát vị đĩa đệm?

Ai cần mổ thoát vị đĩa đệm?
Ai cần mổ thoát vị đĩa đệm?

Theo thống kê, cứ 10 người mắc thoát vị đĩa đệm thì chỉ có một người được chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Cụ thể, những đối tượng được chỉ định phẫu thuật đó là:

  • Điều trị nội khoa (dùng thuốc, vật lý trị liệu) không có hiệu quả sau 6 - 8 tuần sử dụng.
  • Thoát vị đĩa đệm cấp tính: bao xơ bị rách, đĩa đệm di trú chèn ép thần kinh cấp tính.
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa gây liệt: Khối thoát vị lớn chui vào tủy sống, gây liệt các chi, rối loạn đại tiểu tiện.
  • Bệnh tái phát sau khi mổ lần thứ nhất.

3. Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền y học hiện đại, nhiều phương pháp mổ đã được áp dụng các công nghệ tiên tiến giúp làm giảm biến chứng sau mổ. Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật phổ biến, người bệnh có thể căn cứ vào tình trạng của bệnh để lựa chọn cho phù hợp.

3.1. Phẫu thuật hở

Đây là phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm truyền thống giúp loại bỏ khối thoát vị ra bên ngoài và giải phóng sự chèn ép thần kinh. Tuy nhiên, kỹ thuật này gây phá hủy nhiều mô và cấu trúc quan trọng của cột sống tại những vùng lân cận.

Phương pháp mổ hở
Phương pháp mổ hở

Phương pháp phẫu thuật hở có một số ưu, nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Loại bỏ nhanh chóng nguyên nhân gây chèn ép thần kinh
  • Giảm đau nhanh do thoát vị đĩa đệm gây ra.
  • Có thể giữ vững cột sống bằng các dụng cụ hỗ trợ như nẹp, đinh, vít,...
  • Chi phí phẫu thuật bằng phương pháp này thường rẻ hơn các phương pháp điều trị ngoại khoa khác.

Nhược điểm:

  • Bệnh nhân có thể dễ dàng gặp biến chứng như sốt cao, nhiễm trùng,...
  • Bệnh có thể tái phát nếu chế độ chăm sóc sau hậu phẫu không hợp lý.
  • Thời gian hồi phục kéo dài.

3.2. Phẫu thuật nội soi cột sống

Hiện nay, phương pháp này được sử dụng phổ biến hơn so với phẫu thuật hở. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ, sau đó, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ từ 5 - 7mm trên vùng da cần phẫu thuật, đưa ống nội soi qua lỗ này và lấy các khối vị ra ngoài

Phương pháp mổ nội soi cột sống có một số ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Phương pháp ít xâm lấn nên hạn chế gây đau cho người bệnh.
  • Thời gian điều trị và hồi phục nhanh.
  • Vết mổ nhỏ nên có tính ưu việt về thẩm mỹ hơn so với mổ hở truyền thống.

Nhược điểm:

  • Phương pháp này không áp dụng cho một số đối tượng như bệnh nhân đã mổ thoát đệm, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm trung tâm hoặc thoát vị đĩa đệm đa tầng; bệnh nhân thoát vị có hẹp ống sống.
  • Tốn kém về mặt kinh tế hơn phương pháp mổ hở truyền thống.

3.3. Phẫu thuật vi phẫu

Mổ vi phẫu đang được áp dụng rộng rãi để điều trị thoát vị đĩa đệm. Đây được xem như sự phát triển của y học hiện đại.

Phương pháp phẫu thuật vi phẫu
Phương pháp phẫu thuật vi phẫu

Ưu điểm:

  • Vết mổ nhỏ nên có tính thẩm mỹ cao.
  • Tỷ lệ thành công cao, khoảng 98%.
  • Thời gian phẫu thuật ngắn.
  • Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể sinh hoạt sau 1 ngày làm việc và triệu chứng có thể thuyên giảm gần như hoàn toàn sau 1 năm.

Nhược điểm: Chi phí cao hơn so với 2 phương pháp trên.

3.4. Mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot

Mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot
Mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot

Đây là phương pháp được áp dụng trong những năm gần đây. Phương pháp này sử dụng Robot để đưa ra kế hoạch dựa trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ở dạng 3D. Từ đó, nó giúp nâng cao độ chính xác tối đa cho ca phẫu thuật. 

Ngoài ra, đây cũng là một trong những phương pháp ít xâm lấn, ít chảy máu và gây đau cho người bệnh.

Tuy nhiên, do áp dụng khoa học công nghệ cao nên giá của phương pháp mổ này khá cao so với các phương pháp mổ khác.

4. Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm?

Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền?
Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền?

Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm khác nhau tùy theo từng tình trạng bệnh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố, cụ thể như sau:

  • Phương pháp mổ mà người bệnh lựa chọn.
  • Chế độ bảo hiểm của người bệnh.
  • Cơ sở y tế thực hiện: Chi phí tại bệnh viện công lập thường thấp hơn so với bệnh bệnh viện dân lập và quốc tế.

Dựa theo các yếu tố trên, giá mổ thoát vị đĩa đệm dao động từ 15.000.000 - 100.000.000 VNĐ. Cụ thể đối với các phương pháp mổ như sau:

  • Mổ hở truyền thống: Thông thường một ca mổ có giá từ 15 - 20 triệu đồng. Với chi này này, nó phù hợp với người bệnh có kinh tế hạn hẹp.
  • Mổ nội soi: Phương pháp mổ “có tính thẩm mỹ” này được áp dụng nhiều hiện nay với mức giá dao động từ 30 - 40 triệu đồng.
  • Mổ vi phẫu: Chi phí một ca mổ rơi vào khoảng 40- 50 triệu đồng.
  • Mổ bằng robot: Do áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nên chi phí của phương pháp này thường cao, từ 80 - 100 triệu. Phương pháp này khá đắt tiền, không phải người bệnh nào đũng có đủ kinh tế để thực hiện một bằng robot.

Trên đây là mức giá cho mổ thoát vị đĩa đệm mà bạn có thể tham khảo. Chi phí phẫu thuật có thể dao động theo giá thành của từng bệnh viện đưa ra.

>> Nếu chi phí mổ thoát vị đĩa đệm vượt quá khả năng chi trả, bạn có thể tham khảo: Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm - Bạn có biết?

5. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm ở đâu?

Lựa chọn cơ sở y tế có cơ sở vật chất hiện đạt
Lựa chọn cơ sở y tế có cơ sở vật chất hiện đạt 

Lựa chọn cơ sở y tế và bác sĩ thực hiện phẫu thuật là rất quan trọng, nó quyết định đến thành công của ca phẫu thuật. Do vậy người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn cơ sở điều trị phù hợp và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn.

Một số cơ sở y tế mổ thoát vị đĩa đệm tốt nhất trên cả nước như bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Quân Y 103, bệnh viện Quân đội 108, bệnh viện Chợ Rẫy,...

6. Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Bất kỳ phương pháp ngoại khoa nào cũng có thể gây các triệu chứng không mong muốn cho người bệnh, cụ thể:

  • Nhiễm trùng là biến chứng có thể xảy ra ở tất cả các phương pháp phẫu thuật, đặc biệt mổ hở truyền thống. Nó có thể xuất phát từ việc vệ sinh vết mổ không sạch, băng không cần thận hoặc vi khuẩn xâm nhập trong quá trình mổ.
  • Tổn thương dây thần kinh: Nếu thoát vị đĩa đệm không hồi phục sau mổ thì nó sẽ gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh và các bộ phận xung quanh khu vực thoát vị.
  • Thoái hóa cột sống: Sau phẫu thuật, các đốt sống bị thoát vị không còn linh hoạt như ban đầu. Ngoài ra, nó có thể xảy ra tình trạng thoái hóa đối với các đốt sống liên quan.
  • Thoát vị đĩa đệm tái phát: Phẫu thuật chỉ giúp người bệnh giảm đau chứ không hồi phục hoàn toàn chức năng của đĩa đệm. Do đó, hậu phẫu thuật người bệnh cần chú ý sinh hoạt để tránh bệnh tái phát.
  • Một số biến chứng khác: tê ngứa vùng thắt lưng, xuất huyết trong mô, bại liệt, xơ hóa và nguy hiểm nhất là tử vong.

Vì vậy, để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra sau hậu phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần phải thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống và tập luyện phù hợp.

7. Phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là rất cần thiết vì nó có liên quan đến các biến chứng sau hậu phẫu, do đó, người bệnh cần chú ý những điều sau đây:

7.1. Sau mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Thực phẩm giàu Omega-3
Thực phẩm giàu Omega-3

Chế độ ăn uống hợp lý và khoa học giúp người bệnh đẩy nhanh quá trình hồi phục hậu phẫu thuật. Vì vậy, người bệnh nên:

  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi như các loại hải sản, tôm, cá, cua,..
  • Thực phẩm giàu hàm lượng omega 3 có tác dụng kháng viêm rất tốt.
  • Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như các loại rau xanh và hoa quả tươi.
  • Hạn chế các đồ ăn không có lợi cho vết mổ như đồ nếp, thịt gà, trứng, rau muống,...

7.2. Tập luyện sau mổ thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn hợp lý, người bệnh nên kết hợp với chế độ tập luyện và nghỉ ngơi điều độ theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Đối với các trường hợp bệnh nặng, sau phẫu thuật nên thực hiện các buổi vật lý trị liệu tại các cơ sở y tế uy tín dưới sự theo dõi của bác sĩ để quá trình hồi phục đạt hiệu quả tốt nhất.

Một số trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể cho phép người bệnh thực hiện tập luyện tại nhà với những bài tập nhẹ nhàng, không mất nhiều sức như yoga, đi bộ,... giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt hơn.

Cùng với đó, người bệnh nên tránh các hoạt động mạnh như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, xe đường dài,...

Tập luyện nhẹ nhàng sau mổ bằng cách đi bộ
Tập luyện nhẹ nhàng sau mổ bằng cách đi bộ

7.3. Chế độ sinh hoạt hợp lý

  • Người bệnh sau phẫu thuật nên đi lại thường xuyên, đều đặn.
  • Thực hiện đều các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
  • Cần lập thời gian biểu để quá trình hồi phục thoát vị đĩa đệm tốt nhất.
  • Tuyệt đối không khuân vác vật nặng, không làm những cử động mạnh ảnh hưởng đến vùng lưng.

Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời về mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn, giúp bạn lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp nhất để đẩy lùi được căn bệnh phiền toái này.

Đừng để bệnh thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Nếu bạn muốn được tư vấn và điều trị dứt điểm chứng bệnh này thì hãy liên hệ ngay đến nhà thuốc Hải Sáu, theo số hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0961 666 383

Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy nhấn like và để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH