Đừng chủ quan khi bị đau lưng dưới, kẻo phải hối hận cả đời

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Nhiều người nghĩ rằng: Triệu chứng đau lưng dưới là tình trạng mà ai cũng có thể mắc phải và không đáng lo ngại. Suy nghĩ này đúng nhưng chỉ đúng một nửa vế đầu. Bởi trên thực tế, đau lưng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm và gây ra những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.

Mục lục [ Ẩn ]

1. Đau lưng dưới (thắt lưng) là gì?

Đau lưng dưới (thắt lưng) là tình trạng xuất hiện những cơn đau nhức ở vùng thắt lưng. Các cơn đau này có thể xảy ra âm ỉ hoặc dữ dội, tập trung ở 2 bên trái phải và vị trí chính giữa cột sống, đôi khi đau ở đoạn xương cùng của cột sống. Theo thời gian, cơn đau nhức lưng dưới sẽ lan dần xuống vùng mông, đùi và thậm chí cả 2 chân.

Ai cũng có thể bị đau lưng dưới
Ai cũng có thể bị đau lưng dưới

2. Các vị trí đau lưng dưới

Có 3 vị trí đau lưng dưới thường gặp là lưng dưới bên phải, bên trái và gần mông, hông. Cụ thể như sau:

2.1 Đau lưng dưới bên phải

Đau lưng dưới bên phải thường hay gặp phải ở những người làm công việc văn phòng, người lao động hay phải ngồi lâu, ngồi nhiều. Người già có dấu hiệu thoái hóa cột sống mạnh hoặc những chị em phụ nữ đang trong quá trình mang thai.

2.2 Đau lưng dưới bên trái

Nhiều trường hợp, hiện tượng bị đau lưng dưới bên trái kéo dài hàng tuần hoặc cả tháng trời. Chúng không diễn ra một cách liên tục mà nặng, nhẹ tùy vào từng thời điểm khác nhau. Hầu hết, những người mắc bệnh đau lưng dưới đều cảm thấy đau nhức hoặc tê đau.

2.3 Đau lưng dưới gần mông, hông

Đối tượng bị đau lưng dưới gần mông, hông đa dạng ở nhiều lứa tuổi và công việc khác nhau. Khi bị đau bên dưới gần mông, hông bệnh nhân sẽ cảm thấy đau lan man, ê buốt ở vùng thắt lưng gần với 2 bên mông. Chỉ cần ngồi xuống hoặc nằm là cũng thấy đau.

3. Nguyên nhân đau lưng dưới - thắt lưng

Điểm mặt các thủ phạm gây ra bệnh đau lưng dưới sau đây.

Béo phì: Khi trọng lượng cơ thể vượt quá khả năng chịu đựng của hệ xương khớp, sẽ làm xương khớp chịu áp lực lớn, gây đau lưng dưới.

Hút thuốc lá: Thành phần nicotin trong khói thuốc lá ngăn cản các đĩa đệm hấp thụ oxy và dưỡng chất cần thiết. Tình trạng thiếu dinh dưỡng này kéo dài, khiến đĩa đệm trở nên kém linh hoạt, có nguy cơ bị thoái hóa, gây đau lưng dưới.

Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn: Nếu bạn ăn uống thiếu khoa học, không đủ chất, lâu dần sẽ khiến cơ thể thiếu canxi, loãng xương dẫn đến đau thắt lưng.

Bệnh lý về thận: Những bệnh lý về thận như sỏi thận, yếu thận có thể gây đau lưng dưới. Nguyên nhân là do chức năng thận suy giảm, làm mất cân bằng muối, nước, điện giải trong cơ thể, gây ra tình trạng ứ dịch.

Bệnh lý về xương khớp: Đau thắt lưng dưới là biểu hiện đặc trưng của các bệnh lý về cột sống và đĩa đệm như viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,...

4. Triệu chứng, dấu hiệu đau lưng dưới

Đau lưng dưới được chia thành 2 loại là cấp tính và mãn tính. Triệu chứng, dấu hiệu đau lưng dưới của 2 loại này cụ thể như sau:

4.1. Đau lưng dưới cấp tính

  • Cơn đau lưng dưới xuất hiện khi thực hiện các động tác mang, vác di chuyển sai tư thế hoặc lúc thức dậy vào buổi sáng.
  • Cơn đau có thể xảy ra ở một vị trí cụ thể hoặc toàn vùng lưng dưới.
  • Tình trạng này có thể xấu đi khi thực hiện các chuyển động như nâng chân, thay đổi vị trí, ngồi hoặc đứng.
  • Các cơn đau lưng dưới cấp tính thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20 đến 40.

4.2. Đau lưng dưới mãn tính

  • Đau lưng dưới mãn tính có liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ, bao gồm: Thời gian cần để chìm vào giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ ngắn.
  • Ngoài ra, phần lớn những người bị đau lưng mãn tính đều có triệu chứng trầm cảm hoặc lo lắng.
Đau lưng dưới mãn tính liên quan đến giấc ngủ
Đau lưng dưới mãn tính liên quan đến giấc ngủ

5. Đau lưng dưới - thắt lưng là bị bệnh gì?

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y dược TP.HCM): Nếu cơn  đau chỉ xuất hiện khoảng dưới 6 tuần thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng khi cơn đau lưng dưới kéo dài trên 6 tuần, mức độ đau tăng dần thì có thể bạn đang mắc phải một trong số những bệnh lý nguy hiểm sau:

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Nhân nhầy đĩa đệm tràn ra bên ngoài, chèn ép rễ dây thần kinh, đốt sống và gây đau lưng dưới. Cơn đau lan dần từ lưng xuống đùi, mông và chân.

Thoái hóa cột sống lưng: Khi quá trình thoái hóa diễn ra, các đốt sống lưng sẽ bị bào mòn, cọ xát với dây thần kinh gây đau nhức âm ỉ vùng thắt lưng.

Đau thần kinh tọa: Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh hông – dây bị chèn ép, gây đau lưng dưới. Nhưng thường cơn đau sẽ tập trung 1 bên trái hoặc phải.

Gai cột sống lưng: Khi đốt sống tổn thương, chúng sẽ tự sản sinh ra các mỏm gai xương để bù đắp tổn thương. Mỏm gai xương xuất hiện ở rìa cột sống, cọ xát với đốt sống và chèn ép hệ dây thần kinh bao quanh, gây đau lưng dưới.

Viêm xương khớp cột sống: Các đốt sống tại cột sống khi bị viêm nhiễm sẽ gây ra cơn đau âm ỉ và ngày càng dữ dội.

Bệnh phụ khoa: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, lạc nội mạc cổ tử cung,... đều có thể gây đau thắt lưng dưới. Chị em nếu thấy thường xuyên bị đau bụng dưới thì cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.

6. Đau lưng dưới ở nam giới

Bệnh đau lưng ở nam giới có thể là do rủi ro tai nạn hàng ngày như chấn thương thể thao, bị ngã, tư thế nhấc vật nặng, cúi người không đúng tư thế,...

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân bệnh lý gây đau lưng ở nam giới như: Thừa cân, co thắt cơ bắp, làm việc quá sức, bệnh về thận (sỏi thận, thận hư), đau cơ xơ cứng bì, thoát vị đĩa, viêm khớp, vẹo cột sống.

7. Đau lưng dưới ở phụ nữ

Chứng đau lưng dưới ở phụ nữ hay xuất hiện khi đến kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai. Hầu như chị em nào cũng từng trải qua cảm giác đau đớn tới mức tưởng chừng gãy lưng, đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể.

Ngoài ra, nguyên nhân gây đau thắt lưng ở phụ nữ có thể do các bệnh lý nguy hiểm như: Thoát vị đĩa đệm, bệnh phụ khoa (viêm cổ tử cung, sa tử cung, u xơ tử cung, ung thư tử cung), bệnh loãng xương.

8. Đau lưng dưới khi mang thai

Rất nhiều phụ nữ khi mang bầu gặp phải tình trạng đau lưng dưới phiền phức.

Lý do vì: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ sản sinh ra nhiều loại hormon có vai trò làm mềm các dây chằng xương chậu, khớp xương giãn. Việc giãn dây chằng khiến cho các khớp xương lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng đau nhức lưng.

Đặc biệt, vào thời kì cuối của quá trình mang thai, trọng lượng thai nhi tăng đáng kể; khiến mẹ bầu phải chịu các cơn đau nhức vùng thắt lưng hành hạ nhiều hơn.

9. Cách chữa đau lưng dưới - thắt lưng

Muốn điều trị dứt điểm chứng đau lưng dưới, trước tiên cần phải xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, sẽ lựa chọn một trong các biện pháp phù hợp dưới đây.

9.1 Điều trị bằng thuốc Tây

Tùy thuộc tình trạng bệnh lý và sức khỏe người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa, sẽ chỉ định dùng một hoặc kết hợp một số thuốc Tây sau:

  • Thuốc giảm đau liều nhẹ: Paracetamol, Acetaminophen.
  • Thuốc kháng viêm không Steroid: Diclofenac, Aspirin.
  • Thuốc giãn cơ: Myonal, Diazepam.

9.2 Mẹo chữa đau lưng dưới

Chườm nóng và chườm lạnh: Việc chườm nóng, lạnh tại vị trí lưng bị đau để giảm đau đớn và nhẹ nhõm cơ thể. Thực hiện bằng cách nằm nghiêng, sử dụng túi chườm có nước nóng hoặc có đá lạnh đặt vào vị trí đau khoảng từ 20 – 30 phút.

Ngâm mình trong nước ấm: Đây là cách tốt giúp thư giãn và giảm đau cơ lưng dưới hiệu quả. Người bệnh có thể chỉnh vòi sen ở chế độ phun nước để theo nhịp và mát xa. Cách làm này còn giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi nhanh chóng.

Ngâm mình trong nước ấm giúp giảm đau lưng dưới
Ngâm mình trong nước ấm giúp giảm đau lưng dưới

9.3 Chữa đau lưng dưới bằng thuốc Nam

Từ hàng nghìn năm nay, cha ông ta đã biết sử dụng các bài thuốc Nam vào điều trị đau lưng dưới. Các bạn có thể áp dụng một số bài thuốc điển hình sau:

  • Bài thuốc từ Mật ong và Bột quế: Dùng 1 thìa cafe mật ong và 1 thìa cafe bột quế trộn đều với nhau và uống sau bữa ăn. Sử dụng 2 lần/ngày, liên tục khoảng 15 ngày sẽ thấy cơn đau lưng dưới thuyên giảm nhanh chóng.
  • Bài thuốc từ Ngải cứu trắng: Lấy 1 nắm lá ngải cứu trắng rửa sạch, ngâm vào bát nước nóng khoảng 20 phút cùng muối hột. Sau đó, vớt ngải cứu ra đắp trực tiếp lên vùng lưng đau nhức.

9.4 Bài tập cho người bị đau lưng dưới

Tập luyện giúp thông kinh hoạt lạc, giải phóng chèn ép tại cột sống và giúp xương khớp trở nên chắc khỏe, dẻo dai.

Động tác gập người

  • Ngồi dưới sàn, 2 chân mở rộng, 2 tay để sau gáy.
  • Từ từ ngả lưng về phía sau, đồng thời hít vào, cho tới khi lưng chạm sàn, đầu không chạm sàn.
  • Dùng lực kéo người lên, đồng thời thở ra, gập bụng cho tới khi lưng hướng về phía trước, đầu song song với sàn.
  • Trở lại tư thế ban đầu và thực hiện lại.

Động tác đạp xe

  • Nằm ngửa, 2 tay đặt sau gáy. Giữ cho phần đầu và 2 chân không chạm sàn, 1 chân duỗi thẳng, chân còn lại co về phía ngực.
  • Co đầu gối trái về gần phía vai bên phải, đồng thời chân phải duỗi thẳng cho cao lên, hít một hơi thật sâu.
  • Đổi tư thế với chân còn lại, đồng thời thở ra, hãy thực hiện động tác này mỗi bên 10 lần.

9.5 Chế độ ăn uống

Mỗi ngày, chúng ta nạp vào cơ thể rất nhiều giá trị dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, khi bị bệnh đau lưng dưới thì cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý khoa học.

Thực phẩm nên ăn: Thực phẩm giàu canxi tự nhiên như cá, tôm, cua,... Các loại rau củ, tốt nhất là cà rốt, khoai tây và rau lang. Các loại  trái cây tươi như kiwi, đu đủ, cam, cà chua, hạt dẻ. Sữa và đồ uống được chiết xuất từ đậu nành.

Thực phẩm nên kiêng: Các loại đồ uống có cồn, bia rượu. Hạn chế ăn các loại thịt màu đỏ như thịt lợn, thịt chó, thịt bò. Hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều giàu mỡ. Tránh ăn những thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao như cá trích, thịt gia súc, gan và thịt lợn muối.

9.6 Chế độ sinh hoạt

Người bị đau lưng dưới nên xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể:

  • Nằm trên đệm cứng, không nên nằm võng.
  • Giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm mưa, nhiễm lạnh.
  • Không nên cúi người, đứng hay ngồi quá lâu trong 1 tư thế.
  • Ngồi thẳng lưng khi làm việc, không gù lưng, khom lưng.
  • Tránh vặn, xoắn cột sống quá mức hay thực hiện các động tác đột ngột.
  • Tránh kéo đẩy hoặc nâng, mang vác vật nặng.
  • Vận động nhẹ nhàng, di chuyển cẩn thận để bảo vệ cơ thể khỏi các chấn thương lên cột sống và dây thần kinh tọa.

10. Điều trị đau lưng dưới hiệu quả tận gốc với Trị Cốt Tán

Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, có đến hơn 80% trường hợp đau vùng lưng dưới là do các bệnh xương khớp gây ra. Vì vậy, muốn trị bệnh đau lưng dứt điểm thì cần tiêu diệt tận gốc nguyên căn gây bệnh.

Thấu hiểu được điều này, Lương y Nguyễn Công Sáu của nhà thuốc Hải Sáu đã nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc Trị Cốt Tán, với lộ trình điều trị toàn diện dựa trên nguyên lý "trong ẩm ngoài đồ".

Trị Cốt Tán điều trị đau lưng dưới triệt để
Trị Cốt Tán điều trị đau lưng dưới triệt để

Trị Cốt Tán được đánh giá là bài thuốc Đông y tiên phong chữa đau lưng dưới,  đem đến kết quả vượt trội chỉ sau 1 - 3 liệu trình. Theo đó, bệnh nhân sẽ sử dụng Trị Cốt Tán theo phác đồ điều trị mà nhà thuốc Hải Sáu đưa ra. Cụ thể như sau:

Thuốc chườm Trị Cốt Tán

Tác động từ bên ngoài qua da, giúp giảm đau, tiêu viêm giảm sưng tấy nhanh chóng. Xoa dịu các cơn đau lưng vùng thắt lưng, giúp người bệnh đi lại, vận động dễ dàng hơn.

Thuốc uống Trị Cốt Tán

Đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định đến 75% hiệu quả chữa đau lưng dưới và các bệnh xương khớp. Thuốc uống được bào chế từ những vị kháng sinh tự nhiên quý hiếm như tam thất, nấm linh chi, ba kích, đan sâm, quế chi, khương hoạt, đỗ trọng, phòng phong,... giúp đào thải độc tố trong cơ thể, bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe, phục hồi tổn thương cột sống.

Tất cả nguyên liệu của bài thuốc Trị Cốt Tán đều được các lương y nhà thuốc Hải Sáu trực tiếp tuyển chọn, đảm bảo đây là nguyên liệu sạch, không chứa tạp chất. Sau đó, lương y Nguyễn Công Sáu và vợ mình - Bà Lê Thị Hải, gia giảm thành phần theo tỷ lệ chuẩn giúp nâng cao hiệu quả điều trị đau lưng dưới.

Theo khảo sát, sau 7 – 10 ngày đầu, tình trạng đau lưng dưới của bệnh nhân giảm đến 50%. Sau 10 – 20 ngày tiếp theo, triệu chứng đau nhức gần như  biến mất hoàn toàn, cột sống phục hồi, vận động linh hoạt. Những ưu điểm vượt trội trên đã giúp Trị Cốt Tán vinh dự xuất hiện ở nhiều chương trình truyền hình, trên các báo đài như:

Chương trình “Tuổi cao gương sáng” của VTV1 Đài truyền hình Việt Nam, đã có phóng sự giới thiệu với khán giả tấm gương của vị Lương y Nguyễn Công Sáu với chữ Tâm “quý hơn vàng”.

Link từ Đài truyền hình VTV: https://vtv.vn/video/tuoi-cao-guong-sang-tuoi-cao-tam-sang-343370.htm

Link từ Đài truyền hình VTC: https://portal.vtc.gov.vn/chitiet/49921-kinh-te-so-07-04-2019.html

Mới đây nhất, trong số báo mừng xuân của báo Kinh doanh và pháp luật cũng đã có bài đăng giới thiệu về nhà thuốc Hải Sáu giúp chữa lành bệnh xương khớp cho nhiều người.

Bài báo giới thiệu nhà thuốc Hải Sáu trên báo Kinh doanh và pháp luật
Bài báo giới thiệu nhà thuốc Hải Sáu trên báo Kinh doanh và pháp luật

11. Phòng ngừa đau lưng dưới

Phòng ngừa đau lưng dưới như thế nào? Để hạn chế tối đa nguy cơ bị đau thắt lưng, mọi người cần chú ý:

  • Khi mang vật nặng, không nên khom lưng xuống để nhấc vật đó lên.
  • Khi ngồi lâu một chỗ nên đứng dậy, đi qua đi lại, thư giãn xương lưng. Tránh ngồi trên nệm ghế quá mềm.
  • Ngủ trên nệm cứng, gối cao vừa phải để đầu và mình ngang bằng.
  • Mặc quần áo không nên quá bó sát quá vào người để cơ bắp, xương khớp không bị gò bó.
  • Không hút thuốc lá, vì chất nicotine trong thuốc làm giảm quá trình lưu thông máu tới lưng khiến cơ khớp yếu.
  • Tập thể dục với các cử động làm thư giãn khớp xương và bắp thịt, tăng cường sức mạnh cho bắp thịt, dây chằng ở lưng.

Hãy liên hệ ngay tới nhà thuốc Hải Sáu theo số hotline: 0961 666 383. Các Lương y của nhà thuốc sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho bạn.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH