Đau vùng xương cụt không khiến bệnh nhân tử vong nhưng lại khiến người bệnh đứng ngồi không yên. Nếu không chữa trị triệt để thì đau xương cụt sẽ xuất hiện những biến chứng khôn lường. Vậy đâu là giải pháp hoàn hảo cho bệnh nhân đau xương cụt?
1. Tìm hiểu về triệu chứng đau vùng xương cụt
Trước khi tìm hiểu về triệu chứng đau vùng xương cụt, chúng ta cùng đi tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của xương cụt đối với cơ thể.
Tin liên quan
1.1. Xương cụt là gì?
Đặc điểm và chức năng của xương cụt được như sau:
1.1.1. Cấu tạo của xương cụt
Vị trí của xương cụt tương ứng với vị trí đuôi động vật nên được gọi là “xương cụt”. Nó được sắp xếp như một hình tam giác tạo nên phần dưới cùng của cột sống bên dưới xương cùng.
Tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi cá nhân, xương cụt có thể bao gồm ba đến năm xương khác nhau được kết nối bằng các khớp hợp nhất hoặc bán hợp nhất, các khớp và/hoặc dây chằng, gân và cơ.
Xương cụt không phải là một cấu trúc hợp nhất, vững chắc mà nó có thể chuyển động giữa các khớp xương bởi các dây chằng sợi.
Cả xương cùng và xương cụt cùng khung xương chậu nên đều chịu sức nặng của cơ thể khi ngồi xuống. Hai phần ba số người trưởng thành có xương cụt hơi cong thay vì hướng thẳng xuống. Tuy nhiên, một phần cong quá mức sẽ gây đau đớn.
1.1.2. Chức năng của xương cụt
Mặc dù xương cụt được coi là không cần thiết trong cơ thể con người nhưng nó có một số chức năng nhất định như:
- Tạo sự cân bằng và ổn định khi ngồi.
- Xương cụt là điểm kết nối của nhiều cơ vùng xương chậu. Các cơ này giúp hỗ trợ tiểu tiện, đi lại, chạy và di chuyển chân.
1.2. Đau vùng xương cụt là gì?
Đau vùng xương cụt được gọi là “coccydynia”, là cơn đau ở trong và xung quanh vùng xương cụt, ở vị trí dưới cùng của cột sống và phía trên khe hở của mông.
Cơn đau thường được mô tả là đau âm ỉ hay đau nhói và có cảm giác như co thắt cơ. Nếu kéo dài tình trạng bệnh hơn 3 tháng, bệnh có thể trở nên mãn tính và việc điều trị trở nên phức tạp và khó đạt được hiệu quả như mong muốn.
2. Thực trạng bệnh hiện nay
Đau xương cụt phổ biến như thế nào? Cùng theo dõi nhé.
- Đau vùng xương cụt là tình trạng xảy ra rất phổ biến. Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt triệu chứng dễ khởi phát ở tuổi 40 - 50. Nó không có liên quan đến dân tộc hay chủng tộc nào mắc chứng đau vùng xương cụt.
- Đau xương cụt ở nam giới thường ít xảy ra hơn so với đau xương cụt ở nữ giới. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nguy cơ mắc đau xương cụt ở phụ nữ gấp 5 lần so với nam giới bởi họ còn phải chịu tác động khi mang thai.
- Những người béo phì dễ mắc bệnh hơn gấp 3 lần so với những người có cân nặng lý tương được tính theo thang BMI (Chỉ số khối cơ thể). Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện nếu giảm cân quá nhanh.
3. Nguyên nhân đau vùng xương cụt
Xương cụt có thể bị tổn thương theo nhiều cách khác nhau, mặc dù trong nhiều trường hợp không thể xác định được nguyên nhân. Các nguyên nhân đau xương cụt bao gồm:
3.1. Chấn thương tại chỗ
Chấn thương trực tiếp vào xương cụt có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đau xương cụt.
Xương cụt bị thương hoặc xương cụt bị lệch khi chịu một tác động mạnh vào gốc cột sống hoặc ngã về phía sau làm viêm dây chằng và tổn thương xương cụt hoặc phần gắn xương cụt với xương cùng.
Trong hầu hết các trường hợp xương cụt bị thương, nó có thể chỉ bị bầm nặng nhưng những chấn thương nặng hơn có thể dẫn đến trật khớp hoặc gãy xương.
3.2. Chấn thương căng thắt lặp đi lặp lại (RSI)
Tổn thương xương cụt xảy ra khi bạn thường xuyên tham gia các môn thể thao như đạp xe hoặc chèo thuyền. Điều này là do tư thế liên tục nghiêng về phía trước và kéo căng phần gốc của cột sống.
Nếu chuyển động này lặp lại nhiều lần, các cơ và dây chằng xung quanh xương cụt có thể bị căng và giãn ra. Căng cơ và dây chằng quá mức sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến các bộ phận này.
Do đó, các cơ và dây chằng không có khả năng giữ xương cụt ở đúng vị trí gây đau và khó chịu.
3.3. Mang thai
Đau xương cụt khi mang thai là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đau xương cụt.
Khi mang thai 3 tháng giữa, cơ thể người phụ nữ tiết ra hormone khiến xương cụt và các xương cùng trở nên linh hoạt. Điều này cho phép xương cụt di chuyển khi cần thiết trong quá trình mang thai.
Đây là một quá trình tự nhiên nhưng thật không may chuyển động như vậy có thể làm kéo căng các cơ và dây chằng xung quanh xương cụt và gây nên các cơ đau nhức.
3.4. Tư thế không đúng
Ngồi không đúng tư thế trong thời gian dài, chẳng hạn như nơi làm việc hoặc khi lái xe có thể gây áp lực quá lớn lên xương cụt. Điều này gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu và nó sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu bạn giữ nguyên tư thế này trong thời gian lâu hơn.
3.5. Thừa cân hoặc thiếu cân
Thừa cân hoặc béo phì có thể tạo áp lực quá mức lên xương cụt khi ngồi. Nó có thể khiến xương cụt ngả về phía sau và gây đau khi chúng bị lệch vị trí.
Triệu chứng đau tại vùng xương cụt cũng có thể xảy ra ở những người rất gầy vì cơ thể không có đủ chất béo ở mông để ngăn xương cụt cọ xát với cơ, dây chằng và gân. Sự cọ xát này gây tình trạng viêm các mô mềm.
3.6. Sự lão hóa
Theo thời gian, các đĩa sụn nhỏ giúp giữ xương cụt tại chỗ có thể bị mòn. Các xương tạo nên xương cụt cũng có thể gây áp lực lên xương cụt và dẫn đến đau.
3.7. Nhiễm trùng
Nguyên nhân này hiếm gặp nhưng nó có thể xảy ra khi xương cụt hoặc mô mềm bị viêm như áp xe cơ (một ổ mủ gây đau thường xảy ra ở khe hở mông).
3.8. Ung thư
Một nguyên nhân hiếm gặp của chứng đau xương cụt là ung thư. Đấy có thể là ung thư xương hoặc ung thư bắt đầu từ khu vực khác trong cơ thể và sau đó di căn vào xương (ung thư di căn).
3.9. Bệnh lý xương khớp
Trong một số trường hợp hiếm hoi, cơn đau của xương cụt do nguyên nhân từ nơi khác trong cột sóng hoặc xương chậu gây ảnh hưởng tới như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.
Nếu đau nhẹ thì có thể không cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra chứng đau này.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơ đau xương cụt rất nghiêm trọng hoặc có nguồn gốc nghiêm trọng thì tìm ra nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết để có thể điều trị hiệu quả nhất.
3.10. Bệnh đường tiết niệu
Đau xương cụt cũng là biểu hiện của bệnh đường tiết niệu.
Triệu chứng là khó chịu trên hệ niệu khi đi tiểu như tiểu lắt nhắt, tiểu gắt buốt, muốn đi tiểu nhiều lần hay cảm giác vẫn còn nước tiểu trong bàng quang dù mới đi tiểu xong. Bệnh nhân tiểu đục, tiểu mủ, nước tiểu lẫn máu hay nặng mùi.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đi khám do cảm giác đau hạ vị khi viêm bàng quang hay đau vùng hông lưng khi viêm đường tiết niệu tại thận. Nếu thận có sỏi gây ứ nước, nhiễm trùng hay áp-xe thận, khám vùng này người bệnh sẽ rất đau.
4. Triệu chứng của đau vùng xương cụt
Triệu chứng chính của bệnh là đau và căng ở vùng ngay trên mông. Cụ thể, nó được đặc trưng bởi một hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Đau khu trú: Cơn đau thường không lan tỏa qua xương chậu hoặc xuống chi dưới. Đau có thể tăng dần từ nhẹ đến nặng. Căng thẳng và cảm giác khó chịu xung quanh xương cụt có thể xảy ra liên tục.
- Đau tăng khi ngồi: Chứng đau nhức xương cụt dữ dội hơn khi trọng lượng dồn lên xương cụt giống như khi một người nghiêng về phía sau trong tư thế ngồi.
- Đau nặng hơn khi chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng: Khi chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng và ngược lại, chuyển động xoay của xương chậu (và chuyển động cơ hỗ trợ cho việc xoay này) có thể gây đau.
- Đau có thể tăng lên khi đi tiểu: Điều này là do xương cụt gần với hậu môn nên có cảm giác đau lan khi đi tiểu.
- Các triệu chứng liên quan khác có thể xảy ra như phiền muộn, lo âu, mất ngủ,...
5. Chẩn đoán đau vùng xương cụt
Đau xương cụt thường được chẩn đoán bằng cách thăm hỏi tiền sử của người bệnh và thăm khám sức khỏe toàn diện để biết đau xương cụt, bao gồm:
- Sờ nắn để kiểm tra độ mềm tại chỗ để xác định vùng sưng và đau xung quanh xương cụt. Sờ nắn cũng có thể được sử dụng để xác định các gai xương cụt tiềm ẩn, u nang hoặc khối u.
- Khám và nắn chỉnh trực tràng để đánh giá khả năng di động hạn chế hoặc quá mức của khớp xương cùng. Thao tác nội trực tràng cũng có thể được sử dụng để đánh giá sự căng cơ trong xương chậu nối với xương cụt.
Ngoài ra, trong một số trường hợp đau dữ dội, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh như sau:
- Các xét nghiệm hình ảnh X-quang: Hình ảnh X-quang sẽ giúp so sánh các hình ảnh và đo góc xoay của khung xương chậu cũng như sự thay đổi của xương cụt từ tư thế ngồi sang tư thế đứng.
- Chụp CT hoặc MRI: Xét nghiệm này giúp chẩn đoán nguyên nhân xương cụt bị tổn thương có thể do gãy xương, khối u hoặc di động bất thường của khớp xương cùng. Tuy nhiên phương pháp này không thể xác định rõ nguồn gốc của bệnh.
6. Điều trị đau vùng xương cụt
Mặc dù xương có thể là bộ phần không cần thiết nhưng nếu không được điều trị sớm ngay từ những triệu chứng đầu tiên thì nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.
6.1. Nguyên tắc phục hồi và điều trị
Mục tiêu của điều trị đau vùng xương cụt thường là:
- Giảm đau bằng cách giảm áp lực lên xương xụt.
- Giảm viêm hoặc căng cơ gây đau.
- Giảm tín hiệu đau đến não bằng cách sử dụng thuốc.
Sự kết hợp của các phương pháp điều trị và điều chỉnh hoạt động, sinh hoạt có thể kiểm soát hoặc làm giảm đau xương cụt.
6.2. Các phương pháp điều trị
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ước tính có khoảng 90% các trường hợp đau xương cụt giải quyết bằng phương pháp điều trị không phẫu thuật. Tuy nhiên trong một số trường hợp nặng, phẫu thuật là chỉ định tốt nhất cho người bệnh.
Dưới đây là một số cách chữa đau xương cụt phổ biến hiện nay:
6.2.1. Điều trị nội khoa
Người bệnh được chỉ định dùng thuốc để giảm đau các cơn đau nhức xung quanh vùng xương cụt như:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, naproxen hoặc chất ức chế COX-2.
- Paracetamol được dùng đối với những người không dùng được NSAID vì họ bị dị ứng hoặc tăng nguy cơ loét dạ dày.
- Nếu cơn đau nghiêm trọng hơn có thể dung thuốc giảm đau mạnh như tramadol. Tuy nhiên thuốc này sẽ gây ra tác dụng phụ như táo bón, đau đầu và chóng mặt.
- Thuốc giãn cơ dùng trong các trường hợp cơ co cứng như Mydocalm, Myonal,...
- Thuốc giảm đau thần kinh như Neurontin, Codein,...
- Tiêm steroid giúp làm giảm viêm và đau tại vùng xương cụt nhưng nó cũng có thể làm hỏng vùng xương cụt và lưng dưới nếu người bệnh lạm dụng nó.
Điều trị bằng thuốc Tây y có tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng nó cũng như “con dao 2 lưỡi” gây ra nhiều tác dụng không mong muốn đối với người bệnh. Vì vậy, người bệnh phải tuân theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
6.2.2. Vật lý trị liệu
Nếu cơn đau không được cải thiện sau vài tuần thì người bệnh nên tham khảo các phương pháp vật lý trị liệu. Có nhiều cách để giảm đau xương cụt cho bạn như:
- Các bài tập chữa đau xương cụt đơn giản giúp thư giãn các cơ xung quanh nó.
- Massage, kéo giãn cột sống.
- Chườm nóng hoặc lạnh để giảm đau.
- Các phương pháp sử dụng nhiệt, điện như nhiệt trị liệu, điện trị liệu, chiếu đèn hồng ngoại, kích thích dây thần kinh điện qua da.
- Châm cứu, bấm huyệt chữa đau xương cụt,..
6.2.3. Điều trị tại nhà
Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc từ thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Một số bài thuốc thường được sử dụng để hỗ trợ chữa chứng đau vùng xương cụt như sau:
- Bài thuốc từ lá lốt: Sắc 5 - 10g lá lốt cùng với 3 bát nước tới khi còn 1 bát và chia đều 2 bữa trong ngày. Lá lốt có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm đau hiệu quả.
- Bài thuốc từ cây đau xương: Ngâm dược liệu với rượu theo tỷ lệ 1:5, để trong 1 tháng . Sau đó, sử dụng mỗi lần 15ml, ngày 3 lần. Dây đau xương có tác dụng chữa những triệu chứng do tê thấp, đau xương và làm thuốc bổ.
- Bài thuốc từ cây ngải cứu: Ngải cứu sao vàng với muối và chườm lên khu vực bị đau trong 5 - 10 phút. Thực hiện 2 lần/ngày để giảm đau nhức, khó chịu.
- Mật ong và bột quế: Dùng 1 thìa cafe mật ong và 1 thìa cafe bột quế trộn đều với nhau và uống sau bữa ăn. Sử dụng 2 lần/ngày, liên tục khoảng 15 ngày sẽ thấy cơn đau lưng dưới thuyên giảm nhanh chóng.
6.2.4. Phẫu thuật
Chỉ định phẫu thuật điều trị triệu chứng đau xương cụt khi các phương pháp điều trị như trên không đem lại hiệu quả điều trị.
Hoặc nó được áp dụng trong những trường hợp đau xương cụt do bệnh lý như thoát vị đĩa đệm thắt lưng, viêm khớp vùng chậu, viêm xương cụt,... Những bệnh lý này gây chèn ép dây thần kinh, tủy sống và phá hủy sụn khớp.
Hai phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng hiện nay bao gồm:
- Cắt một phần xương cụt.
- Cắt toàn bộ xương cụt.
Sau phẫu thuật, hầu hết mọi người thường nhận thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện đáng kể mặc dù có thể mất vài tháng, hoặc có thể là một năm.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và các biến chứng sau phẫu thuật:
- Tiếp tục đau xương cụt: Đây là rủi ro lớn nhất. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân đã phải chịu đựng quá trình chữa bệnh lâu dài mà các triệu chứng không được cải thiện.
- Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trực tràng sau khi phẫu thuật.
- Vết mổ khó lành hoặc nhiễm trùng cục bộ có thể làm giảm quá trình phục hồi.
Vì vậy, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra phương án hiệu quả nhất.
7. Một số câu hỏi thường gặp về đau vùng xương cụt
Dưới đây là một số câu hỏi khi người bệnh mắc chứng đau vùng xương cụt:
7.1. Điều trị đau xương cụt cho phụ nữ mang thai như thế nào?
Mang thai bị đau xương cụt là bệnh lý tự nhiên không đáng lo ngại bởi khi thai nhi phát triển sẽ gây áp lực lên xương cụt. Do đó, mẹ bầu chỉ cần tránh đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ và nằm nghiêng khi ngủ sẽ giúp giảm đau đáng kể.
7.2. Đau xương cụt có nguy hiểm không?
Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý nặng hay nhẹ, nguyên nhân gây bệnh, tình trạng sức khỏe hiện tại, tuổi tác, giới tính,… mà bác sĩ mới có thể nhận định bệnh đau xương cụt khi ngồi có nguy hiểm hay không.
Hầu hết các trường hợp đau xương cụt do mắc một số bệnh lý xương khớp, chấn thương hay đau nhức khi làm việc quá sức đều không gây nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng vẫn có thể phát sinh biến chứng nếu không điều trị kịp thời:
- Đau nhức kéo dài.
- Hạn chế vận động, trường hợp nghiêm trọng còn gây mất cảm giác, tiểu tiện khó kiểm soát.
- Teo cơ, liệt chi dưới: Khi bệnh đã phát triển nặng hơn, phần cơ ở xương cụt, khớp háng, bắp chân,… có dấu hiệu co rút lại, đôi khi còn gây biến dạng khớp, chân bị bại liệt và mất khả năng vận động.
7.3. Đau xương cụt có thể gây đau trực tràng không?
Đau vùng xương cụt mãn tính là một trong những nguyên nhân gây ra đau trực tràng bởi xương cụt và trực tràng là những bộ phận rất gần nhau trong cơ thể.
7.4. Kinh nguyệt có gây đau xương cụt không?
Đau xương cụt thường nặng hơn khi phụ nữ trong thời kỳ hành kinh.
7.5. Đi bộ có giúp giảm đau xương cụt không?
Cách này rất hiệu quả để làm giảm cơn đau nhức. Đứng lên và đi lại giúp giảm áp lực lên xương cụt, từ đó, nó giúp giảm đau nhức.
7.6. Đau xương cụt sau sinh có nguy hiểm không?
Nếu phụ nữ mang thai mắc chứng đau vùng xương cụt và đau kéo dài cho tới khi sinh thì khả năng mắc một số bệnh về xương khớp như thiếu canxi, cơ thể thiếu chất... cao.
Theo chuyên khoa xương khớp Th.S Nguyễn Thị Hồng Yến cho biết: "Hiện tượng đau xương cụt sau sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó rất khó để có thể trả lời câu hỏi “tình trạng đau xương cụt có tự khỏi được không“.
Theo chuyên khoa xương khớp cho biết thêm thông thường tình trạng đau xương cụt của bạn sẽ tự khỏi. Sau vài ngày khi bạn có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau khi sinh.
8. Lưu ý khi chăm sóc người bệnh mắc đau vùng xương cụt
Những lời khuyên sau đây có thể giúp người bệnh giảm đau và thực hiện các hoạt động sinh hoạt dễ dàng:
- Sử dụng các gối có thiết kế đặc biệt cho người bệnh đau xương cụt giúp giảm áp lực lên xương cụt khi bạn ngồi xuống.
- Tránh ngồi quá lâu và cố gắng đứng lên đi lại thường xuyên; nghiêng người về phía trước khi ngồi cũng là một cách giảm đau.
- Mặc quần áo rộng rãi, tránh mặc quần jean hoặc quần bó sát vì nó có thể gây áp lực lên xương cụt của bạn.
- Chườm ấm và chườm lạnh lên xương cụt.
- Sử dụng thuốc nhuận tràng trong trường hợp đau xương cụt ảnh hưởng tới hoạt động của trực tràng.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn nhưng cần chú ý về liều lượng sử dụng.
9. Phòng ngừa đau vùng xương cụt
Để tránh mắc phải tình trạng đau nhức xương cụt, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Điều chỉnh tư thế, ngồi thẳng lưng, hóp bụng, thẳng cổ, lưng hơi cong.
- Hạn chế mang vác vật nặng sai tư thế.
- Tập luyện thể dục thể thao một cách khoa học, tránh các hoạt động ảnh hưởng nhiều đến xương cụt như đạp xe,..
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, canxi, chất xơ, chất nhờn cho khớp.
- Hạn chế đồ uống có cồn, đồ uống có ga, chất kích thích, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
- Phòng tránh các bệnh lý có liên quan đến chứng đau vùng xương cụt như thoát vị đĩa đệm thắt lưng,...
- Chế độ sinh hoạt hợp lý, đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ.
- Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.
Trên đây là bài chia sẻ về triệu chứng đau vùng xương cụt mà bạn có thể tham khảo. Nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến tình trạng nãy, hãy đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm nhất, tránh biến chứng nguy hiểm.
Nếu bạn còn băn khoăn về triệu chứng bệnh, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí hoặc để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.