Giật mình với 7 Biến chứng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Không chỉ đơn thuần là một bệnh lý về xương khớp, viêm khớp dạng thấp còn có thể gây ra những tổn thương ở nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau trên cơ thể. Và nếu bạn cũng đang quan tâm tới những biến chứng của viêm khớp dạng thấp thì đừng bỏ qua bài viết này nhé, hãy chúng tôi tìm hiểu những tổn thương này và cách ngăn ngừa chúng ra sao.

Mục lục [ Ẩn ]

 

1. Biến chứng của viêm khớp dạng thấp

Việc biết rõ về những biến chứng cũng chính là cách giúp bạn có thể bảo vệ cơ thể ngay từ lúc mới bắt đầu bị bệnh. Hãy cùng chúng tôi điểm mặt những biến chứng của viêm khớp dạng thấp hay gặp nhé

1.1. Tổn thương trên da

Khi viêm khớp dạng thấp tiến triển thì trên da của người bệnh có thể xuất hiện các nốt thấp. Chúng thường xuất hiện tại các vị trí như: khuỷu tay, cẳng tay, gót chân hoặc ở các ngón tay, thậm chí là ở tim, phổi.

Các nốt thấp có thể xuất hiện một cách đột ngột hoặc phát triển chậm, đây cũng chính là một trong những dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm khớp dạng thấp của người bệnh đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Hạt thấp dưới da

Hạt thấp dưới da

Không chỉ có vậy, bệnh lý này còn có thể dẫn tới biến chứng viêm mạch máu dưới da. Biểu hiện này hiện lên trên da giống như những đóm trên da hoặc giống như vết loét.

Ngoài ra, còn một số vấn đề khác liên quan đến tổn thương trên da của người bệnh viêm khớp dạng thấp như: mẩn ngứa, da dễ bị nhạy cảm hay tổn thương hơn so với bình thường.

1.2. Biến chứng về mắt

Nếu không được phát hiện kịp thời và có biện pháp điều trị phù hợp thì có lẽ căn bệnh này sẽ trở thành “thủ phạm” gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm ở mắt của bệnh nhân.

Trong đó thì biến chứng phổ biến nhất ở mắt người bệnh có lẽ là viêm thượng củng mạc, đây là tình trạng viêm vùng mô giữa phần trắng của mắt và phần màng bao bọc mắt (kết mạc). Hiện tượng viêm này thường nhẹ nhưng cũng có thể khiến cho người bệnh có cảm giác đau, nhức mắt, cộm mắt.

Thêm vào đó, người bệnh có thể gặp phải biến chứng viêm củng mạc (viêm ở phần trắng của mắt), đây là tình trạng khá nghiêm trọng và có thể dẫn tới mất thị lực.

Viêm củng mạc – Biến chứng trên mắt của viêm khớp dạng thấp

Viêm củng mạc – Biến chứng trên mắt của viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp cũng có thể khiến bệnh nhân có nguy cơ cao mắc hội chứng Sjogren. Điều này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tuyến sản xuất nước mắt. Biến chứng này làm cho đôi mắt của bạn cảm thấy khó chịu và khô và nếu không được điều trị đúng cách thì có thể gây nhiễm trùng và sẹo kết mạc.

1.3. Gây đau ở cổ

Nghe thì có vẻ lạ, thế nhưng căn bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gây ảnh hưởng xấu tới các bộ phận khác trên cơ thể và trong đó có cổ. Bạn có thể có cảm giác đau cứng, khó khăn khi quay đầu lại nếu đang mắc phải viêm khớp dạng thấp.

1.4. Biến chứng trên hệ tim mạch

Viêm khớp dạng thấp có thể khiến cho hoạt động và chức năng của hệ tim mạch của người bệnh “đứng ngồi không yên” khi đây cũng chính là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề về hệ tim mạch. Điển hình là có thể làm cho người bệnh mắc phải tình trạng xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.

Nguy hiểm hơn, khi các vấn đề này không được chữa trị kịp thời thì có thể dẫn tới khả năng đột quỵ rất cao ở bệnh nhân. Tùy theo mức độ diễn biến của tình trạng đột quỵ mà người bệnh có thể gặp phải các vấn đề như:

  • Liệt nửa người hoặc liệt cả người, không thể vận động chính xác.
  • Gây bất thường về vùng ngôn ngữ ở não bộ, suy giảm kỹ năng giao tiếp của bệnh nhân.
  • Rối loạn tiêu hóa, tiểu tiện.
  • Ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh, suy giảm trí nhớ.

Suy giảm trí nhớ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Suy giảm trí nhớ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Không chỉ có vậy, một số người bệnh có thể mắc phải Các bệnh khác tại tim: viêm màng ngoài tim, suy tim, viêm van tim, viêm nội tâm mạch.

1.4. Gây ra các bệnh về máu

Một biến chứng nguy hiểm khác mà chúng tôi muốn cùng bạn tìm hiểu đó chính là căn bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gây ra tình trạng giảm hồng cầu, thiếu máu cho người bệnh.

Vấn đề này nếu không được giải quyết triệt để có thể khiến cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, nhịp tim nhanh, khó thở, chóng mặt, chuột rút ở chân hoặc mất ngủ.

Ngoài ra, tăng tiểu cầu cũng là một biến chứng khác của căn bệnh này, điều này là do tình trạng viêm dẫn đến lượng tiểu cầu tăng cao trong máu của bạn. Khi số lượng tiểu cầu tăng cao có thể dẫn tới đột quỵ, đau tim hoặc xuất hiện các cục máu đông ở mạch máu.

Viêm khớp dạng thấp tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Viêm khớp dạng thấp tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Không những vậy, hội chứng Felty có thể gặp phải ở những người mắc viêm khớp dạng thấp. Hội chứng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người bệnh như xuất hiện tình trạng nhiễm trùng tái đi tái lại, đặc biệt là nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường hô hấp trên.

1.5. Các vấn đề có liên quan tới phổi

Một tin không may mắn nữa đối với những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đó là họ có thể gặp phải các biến chứng liên quan đến phổi.

Một trong số đó phải kể đến đó là tình trạng viêm màng phổi, làm cho người bệnh cảm thấy rất khó thở và sức khỏe giảm sút nặng nề.

Bên cạnh đó, các nốt thấp có thể hình thành tại cơ quan hô hấp này. Thông thường thì chúng dường như không gây hại nhưng trong một số tình huống bất lợi thì có thể dẫn tới các vấn đề như:

  • Xẹp phổi.
  • Ho ra máu.
  • Nhiễm trùng phổi.
  • Tràn dịch màng phổi (chất lỏng tích tụ giữa niêm mạc phổi và khoang phổi).

Biến chứng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp – Ho ra máu

Biến chứng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp – Ho ra máu

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đối mặt với các dấu hiệu bất thường liên quan tới phổi như: tổn thương động mạch phổi, sẹo trong mô phổi, tăng áp lực phổi…

1.6. Biến chứng về hệ xương khớp

Những tổn thương ở xương khớp là điều khó tránh khỏi đối với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Chúng có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề vận động và tâm lý của người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải như:

- Hội chứng ống cổ tay: tên khoa học là Carpel Tunnel Syndrome, đây là tình trạng đau và tê bì của nhiều ngón tay và bàn tay, đôi khi có thể lan rộng lên cẳng tay hay cánh tay. Nguyên nhân chủ yếu là do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay gây ra.

- Trật đốt sống đội – trục: HIện tượng này khá nguy hiểm, xảy ra khi có sự xói mòn của quá trình tạo răng cưa hoặc dây chằng ngang trong kết nối cột sống cổ của hộp sọ. Khi đó đốt sống bắt đầu trượt lên nhau và nén vào tủy sống. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tiến triển đến liệt tứ chi.

1.7. Vấn đề bất thường liên quan đến cảm xúc, tâm lý

Dù cho có là người mạnh mẽ đến mấy thì khi chung sống với căn bệnh này, chắc hẳn có đôi khi bạn sẽ cảm thấy lo lắng, bất lực, chán nản hoặc nhiều cảm xúc tiêu cực khác nữa.

Nếu không được động viên, không nhận được sự chia sẻ và quan tâm từ phía những người xung quanh thì rất có thể bạn sẽ gặp phải hàng loạt những vấn đề bất thường về tâm lý. Một trong số đó phải kể đến đó chính là căn bệnh trầm cảm.

Bằng chứng là một nghiên cứu gần đây cho thấy có khoảng 11% người bị bệnh viêm khớp dạng thấp có triệu chứng trầm cảm.

Trầm cảm có thể xảy ra với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Trầm cảm có thể xảy ra với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

2. Cách ngăn ngừa những biến chứng viêm khớp dạng thấp

Biến chứng viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra đối với bất kỳ bệnh nhân nào và là điều mà chúng ta không hề mong muốn. Ngăn chặn sự phát triển của tình trạng viêm khớp là biện pháp hiệu quả trong việc giảm nhẹ mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh những biến chứng của viêm khớp dạng thấp, mời bạn cùng tìm hiểu nhé:

2.1. Tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ

Có rất nhiều bệnh nhân đã từng tâm sự với chúng tôi rằng họ được nghe rất nhiều cách chữa trị viêm khớp dạng thấp trong dân gian. Và khi áp dụng những biện pháp đó thì đúng là “tiền mất, tật mang”, chẳng những không được chữa khỏi bệnh mà còn là cho mức độ bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Vậy cách tốt nhất để có thể giúp bạn chiến thắng với căn bệnh này đó chính là tuân thủ tuyệt đối các phương pháp điều trị của bác sĩ liên quan đến các vấn đề như:

  • Thời gian điều trị.
  • Cách sử dụng thuốc.
  • Thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu (nếu có).

2.2. Không mang vác vật nặng, lao động quá nặng nhọc

Bạn biết đấy, hệ xương khớp luôn là bộ khung nâng đỡ và bảo vệ cho cả cơ thể. Và một khi bạn đã mắc bệnh viêm khớp dạng thấp mà còn mang vác đồ quá nặng có thể gây ra những áp lực tổn thương tới hệ xương khớp rất nghiệm trọng nữa đấy.

Vì vậy, để hạn chế điều này thì bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây như:

  • Nhờ tới sự giúp đỡ của người khi bưng bê đồ nặng, hoặc dùng các phương tiện vận chuyển (xe đẩy, xe kéo…) để làm giảm gánh nặng cho xương khớp.
  • Nếu không nhờ được sự giúp đỡ của người khác thì bạn có thể chia thành nhiều lần mang vác để không làm tổn thương tới xương khớp.

KHÔNG mang vác vật nặng

KHÔNG mang vác vật nặng

2.3. Chọn tư thế đúng khi đi đứng, ngồi làm việc hoặc ngủ nghỉ

Tư thế khi bạn đi đứng, ngồi hay ngủ nghỉ có thể gây ra những ảnh hưởng lớn tới hệ xương khớp. Nếu tư thế đúng có thể giúp bạn phòng tránh những tổn thương gây ra cho khớp và ngược lại, khi tư thế sai có thể dẫn tới tình trạng bệnh sẽ nặng hơn.

Một số hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn chọn được tư thế phù hợp như:

  • Khi đi: giữ đầu lưng thẳng, không cong gù lưng.
  • Khi ngủ: bạn có thể nằm ngửa để không tạo áp lực cho đầu cổ, xương sống.
  • Khi ngồi: thả lỏng phần vai và cổ, đầu gối và bắp chân tạo thành một góc vuông, lưng giữ thẳng và tạo với chân một góc 100 – 135 độ

Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có góc nhìn khách quan về những biến chứng của viêm khớp dạng thấp cũng như biết được một số biện pháp trong việc phòng ngừa những tổn thương này. Chúc bạn sẽ nhanh chóng điều trị khỏi căn bệnh này và có sức khỏe dồi dào nhé.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH