Bàn chân bẹt có những dấu hiệu gì? Cách xử lý như thế nào?

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Bàn chân bẹt là một dạng dị tật phổ biến không chỉ ở nước ta mà cả trên thế giới. Dị tật này gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh và ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Phát hiện sớm các dấu hiệu bàn chân bẹt sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn, tránh được những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Mục lục [ Ẩn ]
Khác biệt giữa bàn chân thường và bàn chân bẹt 
Khác biệt giữa bàn chân thường và bàn chân bẹt 

1. Tìm hiểu về bàn chân bẹt

Mặc dù hiện nay bệnh bàn chân bẹt không còn xa lạ nhưng vẫn không ít người còn chưa hiểu đúng về bệnh bàn chân bẹt là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đúng về bàn chân bẹt và những vấn đề xung quanh căn bệnh này.

1.1. Bàn chân bẹt là gì?

Bàn chân bẹt (Flat Feet) là bàn chân có diện tiếp xúc lớn. Phần gan bàn chân người bình thường sẽ có vòm và không bằng phẳng nên khi mắc bệnh này gan bàn chân người bệnh sẽ phẳng lì.

1.2. Cấu tạo bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt về giải phẫu có đầy đủ hệ thống cơ, xương, mạch máu, thần kinh giống như người bình thường.

1.2.1. Xương

Bàn chân được chia thành ba vùng. Bàn chân sau, bao gồm xương sên và xương gót. Bàn chân giữa, bao gồm xương ghe, 3 xương chêm và xương hộp. Bàn chân trước, gồm các xương bàn ngón và các xương ngón chân.

Xương bàn chân 
Xương bàn chân 

1.2.2. Khớp

Hầu hết các vận động ở chân xảy ra tại ba khớp hoạt dịch: khớp cổ chân, khớp dưới sên và khớp giữa cổ chân.

  • Khớp cổ chân: Khớp cổ chân là một khớp bản lề môt trục được tạo bởi xương chày, xương mác (khớp chày mác), xương chày và xương sên (khớp chày sên).
  • Khớp dưới sên: Khớp dưới sên tạo bởi khớp giữa xương sên và xương gót. Xương sên và xương gót là hai xương chịu trọng lượng lớn của toàn bộ bàn chân.
  • Khớp giữa bàn chân: Khớp giữa bàn chân có ý nghĩa chức năng lớn nhất. Khớp gót-hộp ở phía mặt ngoài,  khớp sên-ghe ở phía mặt trong bàn chân. 

1.2.3. Cân cơ, mạch máu, thần kinh

Gan bàn chân bao gồm các lớp:

Lớp nông

Da mỏng, dễ di động bao gồm các thành phần: thần kinh nông, tĩnh mạch nông, thần kinh bì mu chân trong, thần kinh bì mu chân giữa, thần kinh bì mu chân ngoài.

Lớp sâu

  • Các gân và cơ ở mu chân bao gồm: Gân cơ chày trước, gân cơ duỗi dài ngón cái, gân cơ duỗi chung các ngón chân, gân cơ mác ba, cơ duỗi ngắn ngón chân. 
  • Mạch bao gồm: Động mạch mu chân, tĩnh mạch mu chân và luôn có 2 tĩnh mạch đi kèm theo động mạch.
  • Thần kinh chi phối chính là thần kinh mác sâu.

2. Các dạng bàn chân bẹt thường gặp

Bàn chân bẹt gồm hai dạng:

  • Bàn chân bẹt sinh lý là bệnh bàn chân bẹt thường gặp, mềm dẻo, tiên lượng tốt và là một biến thể của bàn chân bình thường. Bàn chân bẹt sinh lý như bàn chân bẹt mềm dẻo là bàn chân bẹt ở trẻ em và khoảng 15% người lớn.
  • Bàn chân bẹt bệnh lý thường cứng, gây mất chức năng bàn chân và thường cần phẫu thuật bàn chân bẹt để phục hồi chức năng bình thường của bàn chân.

3. Nguyên nhân gây bàn chân bẹt và cách phòng ngừa

Bệnh bàn chân bẹt nguồn gốc do đâu? Bệnh có phòng ngừa được không và có những cách phòng ngừa nào? Câu trả lời sẽ có ở các phần sau đây.

3.1. Nguyên nhân

Hội chứng bàn chân bẹt do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên, nguyên nhân gây hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ em và người lớn lại hoàn toàn khác nhau.

3.1.1. Bàn chân bẹt ở trẻ em

Quá trình trưởng thành của trẻ trải qua nhiều giai đoạn và từng giai đoạn các cơ quan sẽ có những sự thay đổi phù hợp giúp trẻ thích nghi. Khi trẻ sơ sinh, chưa biết đi thì trẻ bị có bàn chân bẹt tức là bàn chân bằng phẳng, điều này hoàn toàn bình thường. 

Khi trẻ đến 3 tuổi trẻ sẽ bắt đầu hình thành vòm bàn chân tạo nên các phần lồi và lõm trên bàn chân, bất kì nguyên nhân nào gây cản trở quá trình này đều có thể là nguyên nhân của bệnh bàn chân bẹt.

Bàn chân bẹt ở trẻ em 
Bàn chân bẹt ở trẻ em 

Trẻ bị bàn chân bẹt có thể do các nguyên nhân sau: 

  • Dị tật bàn chân bẹt bẩm sinh do di truyền khi cha mẹ có hội chứng bàn chân bẹt.
  • Do các dây chằng lỏng lẻo mất độ đàn hồi là nguyên nhân bất thường của tạo hình vòm bàn chân.
  • Bất thường trong giải phẫu: Gân Achilles ngắn.
  • Xương sên đứng dọc bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp của bàn chân. Đây là biểu hiện nặng của tật bàn chân bẹt.
  • Chứng Dyspraxia còn được biết đến là chứng mất phối hợp động tác hay còn gọi là rối loạn vận động ở trẻ.
  • Hội chứng Ehlers-Danlos là một nhóm các rối loạn di truyền do mất mô liên kết.
  • Tật xương đốt bàn chân khép nguyên nhân là do tư thế bàn chân nằm trong buồng tử cung chật khi mang thai hình thành nên.
  • Cầu xương ở bàn chân là bệnh di truyền, do dính xương giữa các xương bàn chân giữa và bàn chân sau dẫn đến mất vận động sấp, ngửa bình thường của bàn chân.
  • Do di chứng của bại não, nứt đốt sống, loạn dưỡng cơ.

3.1.2. Bàn chân bẹt ở người lớn

Bàn chân bẹt phổ biến ở nhóm người béo phì và trên 40 tuổi.

Một số nguyên nhân bị bàn chân bẹt ở người lớn như:

  • Cao huyết áp và tiểu đường làm hạn chế lưu lượng tuần lưu thông đến nuôi dưỡng các cơ, mô liên kết tại bàn chân.
  • Chiều dài cẩu hai chân chênh lệch, một bên dài hơn sẽ phải bù đắp chiều cao làm bằng chân bẳng để tương xứng với bên còn lại.
  • Hội chứng Marfan là một rối loạn di truyền gây ngón chân dài hơn bình thường và có thể ảnh hưởng đến mô liên kết làm tăng nguy cơ bàn chân bẹt ở người lớn.
Bàn chân bẹt ở người lớn 
Bàn chân bẹt ở người lớn 
  • Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, cơ thể sẽ tự sản xuất ra kháng thể chống lại mô liên kết tại bao khớp.
  • Bất thường của cột sống như cong, vẹo cột sống cũng có thể khiến dáng đi bất thường dẫn đến khả năng dị tật bàn chân bẹt.
  • Mang thai cũng là một trong các nguyên nhân gây gây bàn chân bẹt ở người lớn tạm thời hoặc vĩnh viễn. Khi mang thai cơ thể sẽ tăng sản xuất một loại protein làm tăng độ đàn hồi của da. 
  • Chấn thương gây ảnh hưởng đến các mô liên kết tại bàn chân có thể gây ra bàn chân dẹt.
  • Phụ nữ thường xuyên phải mang giày cao gót khiến các ngón chân bị nén, tăng áp lực lên cơ vòm cũng làm vòm bàn chân yếu đi góp phần gây nên chứng bàn chân bẹt.
Giày không phù hợp với chân 
Giày không phù hợp với chân 

3.2. Cách phòng bệnh 

Bàn chân dẹt là một bệnh lý cơ xương khớp phổ biến, mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Đặc biệt tính nghiêm trọng của bệnh bàn chân bẹt càng cao đối với bệnh nhân là trẻ em, bệnh không chỉ gây đau nhức mà còn gây khó khăn khi di chuyển sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất và tinh thần của trẻ. 

  • Đối với các nguyên nhân do di truyền thì biện pháp hữu hiệu nhất là sàng lọc trước sinh. Phương pháp này đang được áp dụng rất rộng dãi do hiệu quả chính xác mà nó đem lại.
  • Trẻ em cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, chế độ ăn cần cung cấp đủ canxi, vitamin D, các loại acid amin, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho sự phát triển xương trong những năm đầu đời của trẻ.
Béo phì nguy cơ gây bàn chân dẹt 
Béo phì nguy cơ gây bàn chân dẹt
  • Trẻ thừa cân – béo phì làm tăng tải trọng lên hệ thống cơ xương do đó phòng ngừa béo phì cho trẻ không chỉ làm giảm nguy cơ của bệnh bàn chân bẹt mà còn nhiều bệnh lý khác.
  • Không chủ quan với các chấn thương ở chân của trẻ, khi trẻ bị chấn thương cần được thăm khám và điều trị đúng,kịp thời.
  • Trẻ cần được vận động hợp lý theo lứa tuổi tránh trẻ ngồi học, chơi điện thoại… thời gian dài và ngồi sai tư thế.
  • Thăm khám ngay khi bắt đầu có các dấu hiệu bất thường ở bàn chân giúp phát hiện sớm các bệnh lý tại bàn chân. 

Ngoài ra, phòng ngừa các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường...đối với người cao tuổi cũng là phương pháp phòng ngừa bàn chân bẹt ở người lớn.

4. Dấu hiệu nhận biết bệnh bàn chân bẹt

Làm thế nào để biết bé bị bàn chân bẹt? Câu trả lời phù hợp nhất chính là quan sát trẻ là cách nhận biết tốt nhất giúp các bậc phụ huynh thấy được các dấu hiệu bàn chân bẹt sớm, trẻ thường có các biểu hiện sau:

  • Dáng đi hình chữ V
  • Trẻ thường xuyên đau ở vùng bàn chân
  • Khớp gối xoay lệch vào trong và có xu hướng bị chụm vào nhau
  • Cổ chân bị xoay, đổ vào trong hoặc ra ngoài
  • Mắt cá ngoài cong nhiều
  • Lòng bàn chân phẳng lì, không có phần lõm

5. Khám và chẩn đoán bệnh bàn chân bẹt 

Hội chứng bàn chân bẹt có thể được chẩn đoán thông qua các dấu hiệu đặc trưng của bệnh có thể quan sát được, tuy nhiên để chẩn đoán chính xác mức độ của bệnh, tìm ra nguyên nhân, người bệnh cần được bác sĩ thăm khám tỉ mỉ và làm các xét nghiệm phù hợp.

5.1. Thực hiện các dấu hiệu nhận biết

Hình dạng bàn chân dẹt khi làm nghiệm pháp 
Hình dạng bàn chân dẹt khi làm nghiệm pháp 
  • Dấu hiệu kiểm tra dấu chân ướt: Chân người bệnh được làm ướt sau đó đứng lên mặt phẳng nhẵn. Dấu hiệu dương tính khi hình in gan bàn chân bằng phẳng không có vết khuyết. 
  • Dấu hiệu kiểm tra giày: Bác sĩ sẽ kiểm tra giày thường sử dụng của người bệnh, dấu hiệu mặt trong của giày bị mòn nhiều, nhất là phần gót chân chính tỏ bàn chân bị bẹt.
  • Dấu hiệu thử nghiệm ngón chân: Bác sĩ đứng phía sau người bệnh và đếm số ngón chân nhìn thấy được. Bàn chân bình thường chỉ nhìn thấy ngón út, còn ở người bị bàn chân bẹt có thể nhìn thấy được 3 hoặc 4 ngón chân.
  • Kiểm tra kiễng chân: Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân đứng bằng ngón chân, sau đó quan sát gan bàn chân, nếu không  nhìn thấy được vòm bàn chân là bệnh bàn chân bẹt. 

5.2. Xét nghiệm

Để có căn cứ chính xác đánh giá mức độ của bệnh hay nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm các phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng sau:

  • Chụp X-quang
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Siêu âm
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

6. Cách điều trị bệnh bàn chân bẹt 

Tùy vào từng độ tuổi sẽ có các cách chữa bàn chân bẹt riêng, ưu tiên với các phương pháp không xâm lấn khi điều trị cho cả trẻ em và người lớn. Các trường hợp bệnh nghiêm trọng cần đến phẫu thuật để tránh những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

6.1. Điều trị hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ em 

Bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mới tập đi không cần phải điều trị do tình trạng sẽ được cải thiện dần theo tuổi. Từ 3 đến 7 tuổi là độ tuổi thích hợp nhất để điều trị bệnh.

Đế giày chỉnh hình 
Đế giày chỉnh hình 
  • Cho trẻ được vận động tiếp xúc với nhiều địa hình khác nhau, tăng cường khả năng vận động phát triển vòm chân của trẻ.
  • Lựa chọn giày dép phù hợp, tránh các loại giày bít mũi chân, nén đầu ngón chân.
  • Đi giày có đế chỉnh hình, giúp tạo vòm chân và tránh cho vòm chân sụp xuống.
  • Bàn chân bẹt bẩm sinh cần được đeo nẹp định hình.

Nếu các triệu chứng của trẻ không được cải thiện sau khi áp dụng các phương pháp không xâm lấn thì sẽ can thiệp phẫu thuật khi trẻ đến tuổi thiếu niên.

6.2. Điều trị hội chứng bàn chân bẹt ở người lớn 

Mục đích của các cách điều trị bàn chân bẹt ở người lớn nhằm giảm các triệu chứng và biến chứng, việc điều trị khỏi hoàn toàn rất khó khăn.

Đau bàn chân trong bệnh bàn chân dẹt 
Đau bàn chân trong bệnh bàn chân dẹt 
  • Dùng các thuốc giảm đau đối với bệnh nhân có triệu chứng đau dai dẳng kéo dài hoặc đôi khi có các cơn đau dữ dội
  • Mang các dụng cụ chỉnh hình giúp chân người bệnh thích nghi nhằm hạn chế các cảm giác khó chịu. Người bệnh có thể mang dụng cụ suốt cuộc đời. 
  • Tập các bài tập vật lý trị liệu nhằm tăng tính bền vững của vòm như: tập với bóng, kéo giãn gót chân, bài tập cuộn khăn, bài tập ngón chân viết trên cát…

Các bài tập vật lý trị liệu phổ biến điều trị bàn chân bẹt:

Kéo giãn gót chân

  • Người bệnh đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai tay chống lên tường, hơi nghiêng về phía tường.
  • Đưa một chân lên trước, một chân phía sau. Sao cho gót chân luôn tiếp xúc với mặt đất.
  • Khuỵu đầu gối chân trước xuống, chân sau duỗi thẳng, hạ thấp thân mình dồn về phía trước, cho đến khi căng cơ ở mặt sau bắp chân và gân Achilles. Luôn giữ cột sống lưng thẳng trong suốt quá trình luyện tập.
  • Giữ nguyên trong 30 giây, rồi trở lại vị trí ban đầu, lặp lại 3 lần sau đó đổi chân.

Để đạt được hiệu quả tối ưu nên thực hiện bài tập này 2 lần/ngày.

Tập vật lý trị liệu với bóng

  • Người bệnh ngồi trên ghế có độ cao phù hợp sao cho chân chạm đất.
  • Đặt quả bóng dưới lòng bàn chân.
  • Tập trung lăn bóng tại vùng vòm chân.
  • Lặp lại động tác lăn bóng liên tục trong ba phút, sau đó đổi chân còn lại.

Lưu ý khi thực hiện động tác này là tư thế ngồi lưng thẳng trong quá trình tập.

Phẫu thuật là phương án cuối cùng đối với bệnh nhân có tình trạng nghiêm trọng.

6.3. Phẫu thuật điều trị

Trong những trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật là phương án cuối cùng mang lại hy vọng cho người bệnh tránh những biến chứng dị tật bàn chân bẹt.

Việc chọn phương pháp phẫu thuật nào phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh lý và tuổi của người bệnh.

Có hai loại phẫu thuật chính được sử dụng phổ biến đề điều trị bàn chân bẹt:

  • Phẫu thuật tái tạo: Phẫu thuật tác động lên các phần gân và xương để tại vòm mới.
  • Phẫu thuật cấy ghép xương: Phẫu thuật sử dụng kim loại đưa vào bàn chân để hỗ trợ tạo vòm chân mới điều chỉnh tình trạng bẹt của bàn chân.

Sau phẫu thuật bệnh các triệu chứng sẽ dần được cải thiện, nên kết hợp với phục hồi chức năng sau phẫu thuật sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.

Ngoài ra, sau phẫu thuật cũng cần lưu ý đến những biến chứng có thể xảy ra như:

  • Chảy máu sau phẫu thuật (biến chứng trong 24 giờ đầu)
  • Nhiễm trùng (sau 48 giờ sau phẫu thuật)
  • Hạn chế cử động khớp 
  • Gây đau mạn tính tại vùng phẫu thuật
  • Dị dạng khớp 

7. Bàn chân bẹt có nguy hiểm không?

Bàn chân bẹt không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hàng ngày như đau nhức, khó khăn khi đi lại mà còn có thể tiềm ẩn các nguy cơ gây nên các dị tật vĩnh viễn nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Biến chứng bại liệt ở bệnh bàn chân bẹt 
Biến chứng bại liệt ở bệnh bàn chân bẹt 

Cùng với đó tương lai của trẻ sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng, chúng sẽ phải chịu đựng nhiều thiệt thòi trong học tập, vui chơi, mất đi tự tin trở nên tự ti khó hòa nhập trong xã hội, khó có được công việc tốt và hạnh phúc trong cuộc sống trong tương lai.

8. Hướng dẫn chăm sóc người bệnh bàn chân bẹt

Bệnh bàn chân bẹt gây ra rất nhiều những bất tiện cho người bệnh. Do đó, họ cần được sự động viên, chăm sóc chu đáo từ gia đình.

  • Hỗ trợ người bệnh trong các bài tập vật lý trị liệu nhằm để  họ thực hiện đúng các động tác và phòng ngừa tai nạn trong quá trình luyện tập.
  • Xoa bóp chân cho người bệnh giúp giãn cơ, giảm đau và tăng cường lưu thông máu.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh bàn chân bẹt.

Bàn chân bẹt là bệnh lý cơ xương khớp có thể điều trị khỏi khi phát hiện sớm, nên khi có bất cứ bất thường nào mà bạn không biết rằng đó có phải yếu tố nguy cơ hay dấu hiệu của bệnh lý hay không hãy liên hệ hotline 0961 666 383 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn và giải đáp những thắc mắc.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH