Bật mí các bài thuốc đông y chữa viêm khớp dạng thấp

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Từ xa xưa tới nay, các lương y đã có rất nhiều bài thuốc và nhiều giải pháp giúp người bệnh đối phó với căn bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy vẫn chưa có nhiều bằng chứng để chứng minh tính hiệu quả của các bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp nhưng chúng vẫn được đánh giá là một trong những biện pháp hiệu quả giúp hỗ trợ quá trình điều trị cho người bệnh.

Và nếu bạn cũng đang có mong muốn tìm hiểu về những bài thuốc đông y chữa viêm khớp dạng thấp thì không thể bỏ lỡ bài viết dưới đây được. Hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết vấn đề thông qua những thông tin quan trọng ngay phía dưới nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Viêm khớp dạng thấp cấp tính
Viêm khớp dạng thấp cấp tính

1. Các bài thuốc chữa trị viêm khớp dạng thấp

Theo Đông y, viêm khớp dạng thấp được chia thành 2 thể: cấp tính và mạn tính. Tùy theo từng thể bệnh mà có các bài thuốc khác nhau để chữa trị.

1.1. Chữa viêm khớp dạng thấp cấp tính

Với những người bệnh viêm khớp dạng thấp thể cấp tính thì có các triệu chứng như sau: các khớp sưng đau, người sốt, toàn thân mệt mỏi, nhiều khi kèm theo viêm họng, đau họng. Đặc biệt là các khớp sẽ sưng đau tăng lên khi bị lạnh và ẩm ướt.

Do vậy, phương pháp chữa trị cần tuân thủ theo nguyên tắc khu phong tán hàn, chống viêm, chỉ thống. Chính vì thế, có một bài thuốc có thể giúp người bệnh cải thiện triệu chứng triệu chứng và bổ xương khớp như:

Bài thuốc số 1:

          Rễ bưởi bung: 16g                                    Hà thủ ô: 16g

          Thổ phục linh: 20g                                    Xương bồ: 16g

          Cà gai leo: 12g                                          Quế: 8g

          Nam tục đoạn: 20g                                   Thiên niên kiện: 10g

          Cam thảo: 10g

Sắc ngày uống 1 thang, chia 3 lần

Bài thuốc số 2:

          Xuyên khung: 10g                                      Quế: 8g

          Tất bát: 12g                                                Thiên niên kiện: 10g

          Ngải diệp: 16g                                            Ngũ gia bì: 16g

          Tang ký sinh: 16                                         Cẩu tích: 10g

Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

Bài thuốc số 3:

Nam tục đoạn, ngũ gia bì, ngải diệp, trinh nữ, cối xay, đơn hoa, kê huyết đằng, xa tiền thảo mỗi vị 2 – 4g. Ngày dùng một thang, sắc uống 3 lần.

Bài thuốc số 4:

Nếu người bệnh có biểu hiện sưng nóng ngay trong giai đoạn đầu hoặc ở giai đoạn tiến triển của bệnh do các tà khí ở trong mạch lạc lâu hóa hỏa gây nên. Lúc đó thì ở ngoài có hàn, ở trong có nhiệt thì có thể cho người bệnh dùng bài thuốc:

       Quế chi: 8g                              Phụ tử: 4g                         Phòng phong: 12g

       Bạch thược: 12g                    Gừng: 5 lát                         Tri mẫu: 12g

       Ma hoàng: 8g                         Bạch truật: 12g                  Cảm thảo: 4g

Sắc uống ngày 1 thang.

1.2. Chữa viêm khớp dạng thấp mạn tính

Khi viêm khớp dạng thấp tiến triển thành mạn tính thì việc chữa trị ngày càng trở nên khó khăn hơn. Lúc này, người bệnh xuất hiện các biểu hiện như: đau nhức các ổ khớp, ổ khớp sưng, vận động bị hạn chế, đau tăng lên khi thời tiết thay đổi, có biểu hiện cứng khớp.

Viêm khớp dạng thấp mạn tính
Viêm khớp dạng thấp mạn tính

Do đó, nguyên tắc điều trị trong giai đoạn này là trừ phong, lợi thấp kết hợp với bổ can thận và dưỡng huyết. Một số bài thuốc mà bạn nên tham khảo để chữa trị cho bệnh nhân trong giai đoạn này như sau:

Bài thuốc số 1:

  • Cốt toái bổ, thạch cao, kê huyết đằng, đan sâm, sinh địa, rau má, uy linh tiên, hy thiêm, khương hoạt, độc hoạt, thiên hoa phấn, thổ phục linh (mỗi vị 12 g).
  • Bạch chỉ: 8g.
  • Cam thảo: 4g.

Sắc uống lấy nước, mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc số 2:

           Đương quy: 12g                                    Bưởi bung: 20g Quế: 8g

           Bạch thược: 12g                                    Hy thiêm: 20g

           Thiên niên kiện: 10g                              Kê huyết đằng: 20g                              

           Đinh lăng: 20g                                       Trinh nữ: 20g                                              

           Nam tục đoạn: 20g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, 15 – 17 ngày là một liệu trình.

Bài thuốc số 3:

           Thổ phục linh: 20g                    Kinh giới: 16g                             Đương quy: 12g

           Trinh nữ: 20g                            Hà thủ ô chế: 16g                      Chích thảo: 12g

           Xương bồ: 16g                         Kê huyết đằng: 20g

           Ngải diệp: 16g                          Tất bát: 12g

 Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần

  • Nếu đau nhiều không ngủ được, gia: hắc táo nhân 16g, viễn chí 12g, lạc tiên 20g.
  • Thường bị lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, gia: bạch truật 16g, sơn thù 10g, lương khương 12g
  • Ăn uống kém, cơ thể suy nhược, gia: đại táo 5 quả, hoàng kỳ 16g, sinh khương 6g, nhân sâm 10g.
  • Ho hen, khó thở, mắc đờm, gia: tía tô 12g, cát cánh 12g, bán hạ 10g, hậu phác 10g.

Có thể kết hợp uống thuốc sắc với các thuốc xoa bóp ngoài như: quế 20g, thiên niên kiện 20g, hoa hồi 20g, bạch chỉ 24g, xuyên khung 20g, xương bồ 30g, cao lương khương 20g, gừng khô 20g, trần bì 20g, tô mộc 20g. Các vị thái nhỏ, bỏ vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm. Sau 10 ngày là dùng được, dùng bông tẩm thuốc xoa vào những nơi bị sưng đau.

Bài thuốc số 4:

Áp dụng cho những bệnh nhân ở giai đoạn bệnh nặng, có biến chứng như teo cơ hoặc biến dạng khớp. Lúc này thì nguyên tắc điều trị là bổ can thận, khu phong tán hàn, trừ thấp và thông kinh lạc.

Thành phần của bài thuốc như sau:

  • Đương quy, thục địa, hà thủ ô, đỗ trọng, độc hoạt, hy thiêm, thổ phục linh, đẳng sâm, kê huyết đằng, mỗi vị 12g.
  • Ngưu tất: 8g
  • Xuyên khung: 8g
  • Kim ngân: 6g
  • Quế chi: 6g
  • Can khương: 4g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

2. Một số lưu ý khi sử dụng các bài thuốc đông y chữa viêm khớp dạng thấp

Để đảm bảo tính hiệu quả cũng như sự an toàn khi sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền trong việc điều trị viêm khớp dạng thấp thì bạn cần chú ý tới một số điểm như sau:

Những bài thuốc đông y như đã nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn tuyệt đối không được tự ý áp dụng khi chưa có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Bởi mỗi cá nhân, mỗi người bệnh có thể có mức độ bệnh là không giống nhau, cơ địa cũng khác nhau. Do vậy, cách sử dụng thuốc cũng cần hết sức thận trọng nhằm hạn chế những điều nguy hiểm có thể xảy ra đối với cơ thể.

Không tự ý sử dụng những bài thuốc Đông y chữa viêm khớp dạng thấp
Không tự ý sử dụng những bài thuốc Đông y chữa viêm khớp dạng thấp

Trong quá trình sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền, bạn có thể đề xuất với bác sĩ điều trị về sự kết hợp với các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp bằng đông y khác. Chẳng hạn như: châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp…

Trong quá trình sử dụng các bài thuốc, một số người bệnh có thể xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu bạn gặp phải tình trạng này thì cần hết sức bình tĩnh, tạm dừng sử dụng thuốc và báo cáo ngay tới bác sĩ điều trị nhé.

Dù có sử dụng bất kỳ loại thuốc gì thì bạn cũng đừng quên chăm sóc chính bản thân mình bằng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và giữ cho bản thân mình một tinh thần lạc quan, mạnh mẽ và sẵn sàng chiến đấu với căn bệnh này nhé.

Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hơn nữa về các bài thuốc đông y chữa viêm khớp dạng thấp và những điều lưu ý quan trọng khi sử dụng các bài thuốc này nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả. Chúc bạn sẽ mạnh mẽ để vượt qua căn bệnh này và tận hưởng những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH