Bạn thường xuyên cảm thấy cứng ngón tay vào sáng sớm hay gặp tình trang nổi các vết sần trong lòng bàn tay? Bạn đang thắc mắc liệu mình có bị mắc bệnh ngón tay cò súng hay các bệnh lý khác liên quan tới xương khớp? Chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc mà bạn đặt ra ngay sau đây.
Ngón tay cò súng là gì?
1. Hiểu về cấu trúc ngón tay
Mỗi ngón tay của chúng ta có 3 đốt xương: đốt gần, đốt giữa và đốt xa theo thứ tự đi từ xương đốt bàn tay đi xuống (ngoại từ ngón cái chỉ có hai đốt là đốt gần và đốt xa).
Ba đốt xương mỗi ngón tay nối với nhau bởi là khớp liên đốt ngón tay (hoạt động như khớp bản lề khi bạn gập và duỗi ngón tay).
Các khớp ngón tay được bao phủ ở ngoài cùng bởi lớp sụn khớp. Chất sụn trắng bóng có vai trò hấp thu các va chạm và tạo một bề mặt trơn láng để các chuyển động trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Các mô liên quan tới việc gập và duỗi ngón tay bao gồm:
- Gân là một mô sợi liên kết các cơ và các xương, được bao quanh bởi một lớp màng hoạt dịch, bôi trơn bao quanh vùng khớp, cho phép gân có thể trượt lên trượt xuống một cách dễ dàng.
- Ròng rọc – hệ thống những dây chằng có nhiệm vụ giữ cho gân nằm chắc trên xương.
Trong bệnh ngón tay bật, hệ thống bao gân và gân là những bộ phận bị tổn thương nhiều nhất.
2. Tìm hiểu về ngón tay cò súng (ngón tay bật)
Tìm hiểu thật kỹ càng về ngón tay cò súng sẽ giúp bạn có hiểu biết tổng quát, tránh những lo âu quá mức.
Tuy nhiên, bạn cần thăm khám ngay khi phát hiện bất thường để biết rõ nguyên nhân và tình trạng bệnh. Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn có một cái nhìn bao quát nhất về bệnh ngón tay cò súng.
2.1. Ngón tay cò súng là gì?
Ngón tay cò súng hay có tên gọi khác là ngón tay bật, là tình trạng viêm dây chằng vòng cố định gân gấp ngón tay gây ra cảm giác đau khi gấp duỗi cho người bệnh.
Hiện tượng viêm bao gân ở mức ngang ròng rọc A1 khiến cho gân không chuyển động một cách trơn tru, dẫn đến ngón tay bị khóa tại chỗ.
Tình trạng viêm tiến triển sẽ gây đau khi gấp và duỗi các ngón này, song song với nó, việc cử động cũng bị gián đoạn bởi “hiện tượng bật tách” tại một vị trí nhất định của các khớp giữa ở ngón tay (hay còn gọi là khớp liên đốt gần).
Hình ảnh gân kẹt của bệnh ngón tay cò súng
2.2. Phân độ
Theo các tài liệu cho thấy, hiện nay ngón tay cò súng được chia thành 4 độ cụ thể như sau:
- Độ I: bệnh nhân sẽ bị đau mặt lòng và khó chịu ở ròng rọc A1.
- Độ II: cảm giác bị vướng ở ngón tay thường xuyên hơn.
- Độ III: bệnh nhân bị khóa lại ở ngón tay và chỉ có khả năng cử động thụ động.
- Độ IV: bị khóa cố định ngón tay, bệnh nhân không thể cử động mặc dù gắng sức.
2.3. Dịch tễ học
Hội chứng ngón tay bật là bệnh thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, đặc biệt ở những người trên 45 tuổi, bệnh thường xảy ra ở ngón 1 (ngón cái) và ngón 3 (ngón giữa).
Tuy nhiên, các ngón còn lại cũng có khả năng bị ngón tay có súng vì đều có bao gân riêng.
Đặc biệt ở những nghề nghiệp sử dụng tay, nắm chặt kéo dài như: nha sĩ, nghệ sĩ piano, lập trình viên, những công nhân xây dựng, làm việc nặng nhọc,…
Ở những người mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp, đã từng phẫu thuật hội chứng ống cổ tay đều có nguy cơ mắc bệnh rất cao, cần đặc biệt lưu ý.
Tình trạng ngón tay cò súng ở trẻ em thường được phát hiện ở độ tuổi từ 3 tháng – 3 năm tuổi, hay xuất hiện ở ngón cái (chiếm khoảng 80% trong tổng số trường hợp mắc) và có thể bị ở cả 2 tay (khoảng 25%).
Thông thường, ở trẻ có sự xuất hiện vô căn những nốt dầy lên trên sợi gân ngang vị trí khớp bàn ngón của trẻ.
Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ, đặc biệt khi trẻ khó co duỗi ngón tay, các bậc phụ huynh cần lưu ý đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.
Đặc biệt tránh gây những đau đớn kéo dài và những biến chứng nguy hiểm cho trẻ về sau.
3. Nguyên nhân gây ngón tay cò súng
- Tình trạng viêm bao gân là nguyên nhân chủ yếu gây nên ngón tay cò súng. Những chấn thương bị lặp đi lặp lại hoặc việc sử dụng quá mức ngón tay.
- Trường hợp khác do bệnh viêm khớp dạng thấp dẫn đến bao gân dày lên nhiều, hậu quả là khiến cho lòng bao gân hẹp lại và bị co thắt.
- Từ đó khiến sợi gân rất khó khăn hoặc không thể trượt qua bao gân như bình thường được, có lúc làm ngón tay co lại và không có khả năng duỗi thẳng ra được.
- Với tình trạng này kéo dài sẽ làm cho gân bị kích thích gây tình trạng viêm. Cuối cùng hình thành nên những phản ứng xơ hóa, tạo ra những hạt xơ (nodules).
Gân xơ khi bị ngón tay cò súng
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân dưới đây có thể dẫn đến bệnh ngón tay cò súng:
- Những người có tính chất công việc phải sử dụng tay nhiều, cầm nắm nhiều, tay liên tục hoạt động như: nha sĩ, nghệ nhân đan lát, thợ may, nghệ sĩ piano,…làm việc không ngừng nghỉ.
- Những người có tiền mắc bệnh tiểu đường, viêm đa khớp dạng thấp hay từng mắc hội chứng ống cổ tay và đã phẫu thuật đều có thể mắc ngón tay cò súng.
4. Triệu chứng bệnh ngón tay cò súng
Các triệu chứng điển hình mà bệnh nhân ngón tay cò súng sẽ mắc phải bao gồm:
- Thường xuyên bị cứng các khớp của ngón tay, rất khó chịu, đặc biệt vào thời điểm buổi sáng sớm.
- Đau xảy ra ở các vùng gân và cảm giác đau nhiều hơn khi vận động, chạy nhảy hay gắng sức.
- Đau nhức, sưng tấy ở trong lòng bàn tay, tại vị trí gốc ngón tay và có thể sờ thấy những hạt xơ (tên tiếng Anh là nodule).
- Ngón tay giữ nguyên tư thế bị uốn gập, sau đó đột ngột bật được thẳng ra hoặc không thể duỗi ra được.
- Cảm giác bật tách đau đớn khi bạn có hành động uốn gập hoặc duỗi thẳng ngón tay, đôi khi phải sử dụng bàn tay bình thường còn lại hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác để kéo thẳng hoặc bẻ ngón tay về đúng vị trí ban đầu.
Bệnh ngón tay bật
5. Khám và chẩn đoán bệnh ngón tay cò súng
Trước khi tiến hành khám tay, bác sĩ phẫu thuật sẽ hỏi đầy đủ, chi tiết về bệnh sử của bạn.
Mục đích của việc này là xem xét bạn đã từng mắc những căn bệnh có nguy cơ cao đi kèm ngón tay cò súng như: bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay (đã phẫu thuật) để hỗ trợ cho việc chẩn đoán.
Những dấu hiệu điển hình của ngón tay cò súng như ngón tay khó gập duỗi, đau nhức vùng gân hay sưng tấy vùng bàn tay có thể sờ thấy hạt xơ.
Việc này giúp cho bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bạn có bị mắc bệnh không cũng như phân biệt với các bệnh lý khác liên quan tới xương khớp.
Khám ngón tay cò súng
Bên cạnh đó, để chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của ngón tay cò súng (hay ngón tay bật), bác sĩ sẽ căn cứ vào các dấu hiệu cụ thể của những mức độ dưới đây để đưa ra những hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Mức độ 1:
Đã có bằng chứng cho thấy tình trạng viêm ở mô ròng rọc A1 của ngón tay nhưng bệnh nhân lại không phát hiện tình trạng bật ngón một cách rõ ràng.
Mức độ 2:
Đã có những dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm ở mô ròng rọc A1 của ngón tay, hơn thế nữa tình trạng này đã trở nên rõ ràng hơn khi bệnh nhân được yêu cầu thực hiện thao tác duỗi thẳng ngón tay khi trong tư thế gập ngón tay lại hoàn toàn.
Mức độ 3:
Bệnh nhân không có khả năng gập ngón lại hoàn toàn một cách chủ động do bị viêm nặng ở vùng mô ròng A1.
Hơn nữa, bệnh nhân không thể chủ động duỗi hẳn ngón tay vì ngón tay đã bị khóa ở vị trí uốn gập và chỉ có thể duỗi khi có sự hỗ trợ của tay còn lại hoặc nhờ người khác giúp.
Mức độ 4:
Có xuất hiện tình trạng biến dạng uốn gập cố định tại vùng khớp gian đốt gần, nguyên nhân do tình trạng viêm đã diễn ra trong thời gian dài mà không có bất kì phương pháp điều trị nào được áp dụng ở bệnh nhân mắc ngón tay cò súng.
Bằng việc xác định rõ mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị ngón tay bật một cách hiệu quả nhất.
6. Cách điều trị bệnh ngón tay cò súng
Sau đây là một số cách thường được áp dụng để điều trị ngón tay cò súng:
6.1. Điều trị bảo tồn
Những phương pháp điều trị bảo tồn hay còn gọi là điều trị nội khoa là là cách chữa ngón tay cò súng rất phổ biến được sử dụng trong y học hiện nay, đạt hiệu quả ở giai đoạn đầu của bệnh, bao gồm các biện pháp sau đây:
- Cố định ngón tay bị tổn thương bằng cách sử dụng nẹp ngón tay cò súng, làm cho ngón tay có thể duỗi thẳng ra trên bệnh nhân mắc ngón tay cò súng.
Nẹp bó cố định ngón tay cò súng
- Chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các thuốc thuộc nhóm NSAIDs (thuốc kháng viêm không steroid) bằng đường uống như: Ibuprofen, Naproxen, Acetaminophen,…để giảm đau, chống viêm.
- Bác sĩ sẽ tiêm corticosteroid cho bệnh nhân ngón tay cò súng được chỉ định khi sử dụng thuốc không đạt hiệu quả điều trị.
- Vật lý trị liệu ngón tay cò súng cũng là một phương pháp hiệu quả được áp dụng trong việc điều trị ngón tay cò súng. Có thể kèm theo một số bài tập ngón tay cò súng hỗ trợ bệnh nhân giảm đau và giúp ngón tay trở nên linh hoạt hơn. Bạn nên luyện tập thường xuyên để đạt hiệu quả điều trị cao.
- Phương pháp bấm huyệt chữa ngón tay cò súng cũng được sử dụng rất rộng rãi hiện nay trong điều trị. Bệnh nhân cần tìm đến các sĩ để được thực hiện đúng kỹ thuật, tránh tìm đến những cơ sở không rõ thông tin về chất lượng dịch vụ.
Ngoài ra, để chữa ngón tay bật, bệnh nhân cần nghỉ ngơi bàn tay bị tổn thương khoảng một tháng, tránh tình trạng cầm nắm lặp đi lặp lại nhiều lần hay những vận động mạnh.
Bên cạnh đó, chườm đá có khả năng làm thuyên giảm hoặc chậm lại quá trình viêm, giảm cảm giác đau đớn cho bệnh nhân mắc ngón tay cò súng.
6.2. Phẫu thuật
Phẫu thuật ngón tay cò súng là một thủ thuật điều trị ngoại khoa với tỉ lệ thành công rất cao và tỷ lệ tái phát cũng như gặp rủi rất thấp.
Đây là biện pháp sau cùng, chỉ sử dụng khi các phương pháp điều trị bảo tồn (nội khoa) không đạt hiệu quả hoặc tình trạng bệnh đã rất nghiêm trọng (ở mức độ 3 hoặc mức độ 4).
Ở phương pháp chữa ngón tay cò súng này, bác sĩ phẫu thuật sẽ mở bao gân ròng rọc tại vị trí bị chít hẹp để gân có thể trượt qua một cách dễ dàng.
Thủ thuật này yêu cầu bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong phẫu thuật, đặc biệt là các tiểu phẫu từ đơn giản đến phức tạp.
Phẫu thuật ngón tay cò súng
Vết mổ của bệnh nhân có thể lành lại sau thời gian từ 7 – 10 ngày và các ngón tay hầu hết có thể vận động dễ dàng.
Tuy nhiên, có thể gặp tình trạng đau nhẹ lòng bàn tay, bị sốt và chảy mủ vết thương ở một số bệnh nhân sau mổ ngón tay cò súng. Khi gặp tình trạng trên, bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ để chữa trị kịp thời.
Nhưng có thể mất khoảng 6 tháng để các triệu chứng như sưng và cứng ngón tay biến mất một cách hoàn toàn.
Những bài tập vật lý trị liệu của ngón tay cò súng sẽ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng hơn đồng thời giúp hỗ trợ giảm viêm và đau tốt hơn rất nhiều.
7. Ngón tay cò súng có nguy hiểm không?
Khi bị mắc phải ngón tay cò súng, bàn tay của bạn sẽ trở nên kém linh hoạt, bị cứng và duỗi gập rất khó khăn.
Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị sớm, ngón tay cò súng sẽ khiến cho bệnh nhân gặp rất nhiều phiền toái, không thể hoạt động một cách bình thường, tay luôn bị đau và sưng gây khó chịu.
Khi bị mắc bệnh, bạn hoàn toàn có thể bị tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày và khiến cho hiệu quả công việc bị suy giảm đáng kể.
Ngón tay cò súng có nguy hiểm không?
Ở giai đoạn đầu của ngón tay cò súng, những biểu hiện thường chưa thực rõ rệt, vì vậy có rất nhiều bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan và lầm tưởng đó là những dấu hiệu thoáng ra, có thể khỏi sau một thời gian.
Hậu quả là để bệnh tiến triển đến những giai đoạn nghiêm trọng về sau, khó chữa trị hơn.
Lúc này, tình trạng đau của bệnh nhân đã rất nặng, các phương pháp nội khoa đã không còn hoặc rất ít hiệu quả, bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa tốn kém hơn.
Bệnh nhân có thể bị tâm lý hoặc gặp rủi ro trong phẫu thuật ngón tay cò súng và các biến chứng hậu phẫu.
8. Phòng ngừa ngón tay cò súng
Ở tất cả các độ tuổi đều có nguy cơ mắc ngón tay cò súng, đặc biệt ở phụ nữ và những người trên 45 tuổi.
Để phòng bệnh, chúng ta cần có một chế độ sinh hoạt hợp lý, đặc biệt ở nhóm người dễ mắc bệnh (do sử dụng tay với tần suất liên tục trong công việc và đời sống hàng ngày).
Sau đây là một số phương pháp giúp bạn phòng ngừa ngón tay cò súng hiệu quả:
- Thường xuyên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, đặc biệt các bài tập nhẹ nhàng, duỗi ngón tay, giúp tay trở nên linh hoạt hơn.
- Hạn chế tối đa những chấn thương liên quan tới bàn tay, gân và dây chằng ngón tay bằng việc đảm bảo an toàn khi lao động.
- Ở đối tượng những người trên 45 tuổi và phụ nữ cũng như người có tiền sử bệnh viêm khớp dạng thấp cần dành sự chú trọng đặc biệt hơn.
- Tránh để tay tiếp xúc lâu trong môi trường nhiệt độ thấp, gồng sức lâu, sử dụng gang tay khi làm việc cũng có thể giúp bạn giảm được những tổn thương bao gân và gân, từ đó giúp phòng tránh ngón tay cò súng hiệu quả.
- Với những người có đặc thù công việc phải sử dụng tay nhiều nên chú ý tư thế làm việc, đặc biệt tư thế để tay sao cho phù hợp.
- Những người thường xuyên phải đánh vi tính, cần lựa chọn bàn phím phù hợp, tận dụng các phím tắt để giảm thời gian đánh máy đồng thời chú ý giải lao sau khi làm việc trong một khoảng thời gian nhất định.
- Bổ sung thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng vào khẩu phần ăn hàng ngày. Cắt giảm đồ ăn nhanh, xây dựng một chế độ ăn lành mạnh.
- Đảm bảo giờ giấc sinh hoạt, nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, hiệu quả, hạn chế tối đa làm việc nặng và quá sức.
- Với những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp hay tiểu đường, cần theo dõi và kiểm soát tình trạng bệnh thật tốt để tránh nguy cơ mắc ngón tay cò súng.
- Với bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay và đã trải qua phẫu thuật, cần thăm khám định kỳ và tập luyện thường xuyên để tránh tái phát bệnh và mắc thêm ngón tay cò súng.
Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh ngón tay cò súng, mong muốn đem lại cho bạn một cái nhìn bao quát nhất về căn bệnh này. Nếu bạn đang gặp các biểu hiện bệnh được nêu trên hoặc bất kỳ bệnh lý về xương khớp nào khác hãy liên hệ đến hotline 0961 666 383 để được bác sĩ tư vấn chẩn đoán và điều trị sớm, tránh để tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.