Thoái hóa khớp tay là một trong các bệnh lý xương khớp thường gặp ở nước ta. Nhiều người vẫn chưa hiểu biết chính xác về bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức về bệnh. Cùng đi tìm hiểu nhé.
Thoái hóa khớp tay là gì?
Thoái hóa khớp tay là tình trạng tổn thương của xương khớp gây nên tình trạng viêm, dẫn đến đau, cứng khớp và các triệu chứng khác. Tình trạng này thường xảy ra tại các ngón tay, bàn tay, cổ tay.
Thực trạng thoái hóa khớp tay ở nước ta hiện nay
Ở Việt Nam, thoái hóa khớp tay chiếm tỷ lệ 14% trên cả nước, xếp thứ 4 trong các bệnh về xương khớp.
- Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 60 - 65 tuổi, tuy nhiên, từ 55 tuổi đã xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi, cao hơn ở nhóm tuổi từ 60 trở lên và cao nhất ở nhóm 70 -79 tuổi.
- Bệnh thường gặp ở nữ giới (chiếm 75%) do sự thay đổi hormon như estrogen dẫn đến thay đổi tế bào sụn khớp.
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp tay phổ biến nhất
Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao, tổn thương sụn khớp ngày càng tăng do hiện tượng lão hóa các chức năng của cơ thể, lượng máu đến nuôi dưỡng các khớp suy giảm.
- Giới tính: Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ dễ bị thoái hóa khớp tay hơn so với nam giới. Lý do có thể do dự thay đổi hormone của phụ nữ, ngoài ra, phần xương tay của phụ nữ thường mềm yếu hơn so với nam giới nên nguy cơ mắc cao hơn.
Béo phì: Thừa cân cũng là một trong những nguy cơ gây bệnh vì nó gây thêm áp lực cho các khớp. Có tới ⅓ bệnh nhân thoái hóa khớp tay bị béo phì.
Chấn thương: Người bệnh có tiền sử bệnh liên quan đến bàn tay như gãy tay, trật khớp,...thì nguy cơ thoái hóa khớp cao hơn những người không có các chấn thương này.
Thiếu canxi: Tình trạng thiếu canxi xảy ra ở nhiều người bệnh, đặc biệt là phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh hay mãn kinh.
Do nghề nghiệp: Bệnh thường xảy ra với những người làm việc với máy tính hay các công nhân. Những người này phải thường xuyên duy trì một tư thế trong nhiều giờ liền.
Di truyền: cũng giống như thoái hóa khớp háng, thoái hóa khớp tay cũng liên quan đến gen di truyền. Nếu bố mẹ hoặc ông bà có tiền sử mắc bệnh thì khả năng con cái mắc bệnh là 25%.
Các bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, gout, đái tháo đường,...
Triệu chứng mà người bệnh phải trải qua
Triệu chứng điển hình của tình trạng thoái hóa khớp tay là đau và cứng khớp.
Đau
Cơn đau trong thoái hóa khớp tay có tính chất cơ học, người bệnh đau khi làm việc và hết đau khi được nghỉ ngơi.
Cơn đau chỉ ở mức độ thường và nhẹ ở giai đoạn đầu và bắt đầu dữ dội hơn, lan rộng dần quanh các vị trí khác ở giai đoạn sau.
Cứng khớp
Tình trạng này thường xảy ra vào buổi sáng khi thức dậy, người bệnh cảm thấy các khớp bị cứng và phải mất 20 - 30 phút mới có thể cử động được.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể mắc phải
Teo cơ: Do tình trạng đau xảy ra khi hoạt động và giảm nhẹ khi nghỉ ngơi dẫn đến tình trạng lười hoạt động, các cơ của bàn tay, ngón tay, cổ tay teo nhỏ dần.
Biến dạng khớp: Xuất hiện các chòi xương, mọc ở khớp ngón gần (hạt Bouchard) hay mọc ở ngón xa (hạt Heberden) gây khó khăn cho việc sinh hoạt và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Hội chứng ống cổ tay: Thoái hóa khớp gây thay đổi cấu trúc của xương và các mô của tay, bao gồm cổ tay. Nó khiến cho cổ tay bị thu hẹp lại và chèn ép lên các dây thần kinh.
Mất hoàn toàn khả năng vận động: Khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, các hoạt động ở tay cần hạn chế. Mất hoàn toàn khả năng vận động ở tay có thể xảy ra do các sụn khớp đã bị hủy hoại hoàn toàn.
Chẩn đoán tình trạng của bệnh
Trước tiên, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, thăm khám thực thể của bệnh nhân và tiền sử bệnh của họ.
Sau đó, tiến hành chẩn đoán bệnh với các kỹ thuật như sau:
X - quang là phương pháp cơ bản, phổ biến nhất giúp chẩn đoán thoái hóa khớp tay.
MRI: Phương pháp này thay thế kỹ thuật nội soi khớp khi chẩn đoán lâm sàng không chắc chắn. Thông qua hình ảnh thu được mà phát hiện được các bất thường về sụn khớp.
Chụp cắt lớp vi tính: Phương pháp này cho hình ảnh chính xác về các tổn thương xương khớp nhưng ít được sử dụng do giá thành đắt.
Điều trị bệnh thoái hóa khớp tay như thế nào?
Mục đích của điều trị thoái hóa khớp tay là làm giảm các triệu chứng của bệnh, khống chế các tình trạng tổn thương các khớp khác.
Một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp tay có thể tham khảo như sau:
Chăm sóc tại nhà: Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với tập luyện nhẹ nhàng để các khớp tay linh hoạt hơn.
Vật lý trị liệu: Bao gồm massage, xoa bóp, châm cứu, liệu pháp nhiệt, liệu pháp siêu âm giúp giảm đau và cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Sử dụng thuốc Tây: Thường dùng các loại thuốc giảm đau chống viêm, thuốc giãn cơ,...Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh gây biến chứng như đau dạ dày, loãng xương,...
- Sử dụng thuốc Đông y: Các thuốc Đông y thường an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ với các thảo dược từ thiên nhiên. Nó có tác dụng đi sâu vào điều trị nguồn gốc của bệnh.
Phẫu thuật: Chỉ được tiến hành khi các biện pháp khác không có tác dụng. Đây là phương pháp giúp giảm đau nhanh nhất, tuy nhiên, nó có mức chi phí cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng.
Cách phòng tránh bệnh thoái hóa khớp tay trong đời sống sinh hoạt
Tránh lao động nặng trong một thời gian dài, nên có thời gian cho bàn tay nghỉ ngơi.
Tập luyện nhẹ nhàng các khớp cổ tay, bàn tay và ngón tay để các khớp được linh hoạt.
Chế độ ăn hợp lý, tránh tăng cân quá mức.
Khi có các tổn thương bàn tay, ngón tay, cần phải điều trị một cách triệt để theo chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng sau đó.
Mặc quần áo sử dụng khóa kéo thay vì cài nút.
Sử dụng các dụng cụ nhẹ và dễ sử dụng
Không sử dụng các chất kích thích, thuốc lá vì nó có thể làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh theo chiều hướng xấu.