Tất tật kiến thức về viêm khớp gối và phương pháp điều trị

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, có hơn 10% dân số ở độ tuổi trung niên bị hạn chế khả năng lao động do viêm khớp gối. Viêm đau khớp gối là biểu hiện cảnh báo nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm và dễ để lại các biến chứng khó lường. Vậy làm thế nào để loại bỏ căn bệnh này hoàn toàn?

Mục lục [ Ẩn ]

1. Viêm khớp gối là gì?

Khớp gối là nơi liên kết 3 xương chính của cơ thể: xương ống chân, xương đùi và xương bánh chè. Nó có cấu tạo rất phức tạp, hoạt động nhờ vào sự phối hợp của các bộ phận gân, cơ, sụn khớp, dây chằng và bao khớp.

Viêm khớp gối là tình trạng khớp gối bị viêm nhiễm, khiến cho vùng xung quanh đầu gối bị đau buốt và tê nhức. Tình trạng này xảy ra khi phần sụn khớp bị thô ráp, do quá trình bào mòn khiến khớp xương cọ xát vào nhau và gây sưng viêm đầu gối.

Khớp gối là vị trí dễ bị viêm trong các khớp trên cơ thể người
Khớp gối là vị trí dễ bị viêm trong các khớp trên cơ thể người

2. Các giai đoạn viêm khớp gối

Viêm khớp gối tiến triển theo từng giai đoạn và có trường hợp, các triệu chứng sẽ không xuất hiện cho đến khi bệnh ở giai đoạn tiến triển. Cụ thể, các giai đoạn viêm khớp gối như sau:

Giai đoạn 1: Loãng xương có thể phát triển ở khu vực đầu gối, gây thiệt hại nhẹ cho sụn. Những người bị viêm khớp gối giai đoạn 1, ít khi cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu. Chụp X-quang sẽ thấy khớp vẫn bình thường.

Giai đoạn 2: Bắt đầu xuất hiện các triệu chứng và bác sĩ có thể thấy một số dấu hiệu hao mòn. Khi chụp X-quang và quét các khớp gối khác, sẽ cho thấy sự phát triển xương nhiều hơn và sụn mỏng đi. Người bệnh có thể bị cứng khớp hoặc đau khớp.

Giai đoạn 3: Tổn thương của sụn đã tiến triển, khoảng cách giữa các xương bị thu hẹp. Các mô tuyến khớp sẽ bị viêm, dẫn đến sưng tăng. Người bệnh thấy đau và khó chịu khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như chạy, đi bộ, quỳ và uốn người.

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn tiến triển nhất của viêm khớp gối và các triệu chứng rất rõ ràng. Khoảng cách giữa các xương trong khớp tiếp tục bị thu hẹp, khiến sụn bị phá vỡ hơn nữa. Bệnh nhân có thể sẽ phát triển nhiều gai xương hơn và trải qua cơn đau dữ dội khi thực hiện các hoạt động đơn giản.

3. Viêm khớp gối có dịch

Trong ổ khớp gối luôn có một lượng chất dịch nhất định. Chúng có tác dụng nuôi dưỡng sụn khớp, bôi trơn và giảm ma sát giữa hai đầu xương. Viêm khớp gối có dịch là tình trạng khớp gối bị viêm nhiễm, chất dịch tăng đột biến, làm thay đổi tính chất hoạt động của khớp đầu gối. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc sinh hoạt, vận động của bệnh nhân, thậm chí có thể khiến khớp gối hỏng hoàn toàn.

Triệu chứng điển hình của viêm khớp gối có dịch là hiện tượng sưng nề ở khớp gối, một bên gối này sẽ to hơn bên gối còn lại. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá qua việc xem xét các mốc xương rồi so sánh 2 bên đầu gối. Chứng bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ dẫn hướng điều trị riêng cho mỗi bệnh nhân.

4. Nguyên nhân viêm khớp gối

Tình trạng viêm khớp gối bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Muốn lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp, trước tiên phải xác định rõ tác nhân gây bệnh là gì. Cùng điểm mặt một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm khớp gối:

  • Chấn thương: Bình thường, khớp gối đã phải chịu đựng rất nhiều áp lực từ bên ngoài tác động. Những chấn thương tại khu vực gối có thể gây ra các cơn đau và hiện tượng viêm nhiễm khớp gối, khiến bệnh nhân hoạt động rất khó khăn.
  • Viêm xung quanh khớp gối: Đây là nguyên nhân chính gây viêm khớp gối ở những người trẻ tuổi, khi đó khớp gối thường sẽ bị sưng nề.
  • Tràn dịch khớp gối: Các cơn đau xuất hiện khi lượng dịch nằm ở bên trong khớp gối tăng lên quá nhanh, khiến cho phần khớp bị phù nề hoặc nóng đỏ. Song song với đó là cảm giác đau nhức, khó chịu; gây ảnh hưởng lớn tới việc đi lại, vận động của bệnh nhân.
  • Lão hóa xương khớp: Nguyên nhân này thường gặp phải ở những người già. Tuy nhiên, mức độ của bệnh viêm khớp gối lúc này rất khó xác định; vì mỗi người có một mức độ, công việc, cơ địa khác nhau.
  • Thừa cân, béo phì: Những người thừa cân, béo phì sẽ tạo ra sức ép không nhỏ lên hệ cơ xương khớp. Đặc biệt là vùng đầu gối, nên rất dễ xảy ra tổn thương và dẫn tới triệu chứng sưng viêm khớp gối.
Béo phì là một nguyên nhân gây viêm khớp gối
Béo phì là một nguyên nhân gây viêm khớp gối

5. Triệu chứng viêm khớp gối

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Giảng viên Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh): Ngoài nhưng cơn đau cấp tính thông thường thì tình trạng viêm khớp gối còn xuất hiện một số triệu chứng kèm theo khác như:

  • Khớp gối bị sưng, tấy đỏ.
  • Khi chạm vào đầu gối sẽ rất đau.
  • Chân tê yếu, vận động đi lại khó khăn.
  • Khớp gối rất đau đớn khi vận động mạnh.
  • Phát ra các tiếng kêu răng rắc khi leo cầu thang.
  • Đau khớp gối và tê cứng vào buổi sáng, lúc ngủ dậy.
  • Khi thực hiện xoa bóp trong một khoảng thời gian dài thì cơn đau mới dễ chịu hơn và cử động được bình thường.
  • Bàn chân xanh xao, tái nhợt đi, các đường gân hiện ra rất rõ rệt.
  • Nếu bệnh nặng sẽ không thể đứng thẳng hay đi lại được.

6. Chẩn đoán viêm khớp gối

Để chẩn đoán bệnh viêm khớp gối, cần thông qua các triệu chứng lâm sàng và một số xét nghiệm y khoa. Cụ thể:

Chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng: Đau khớp có tính chất cơ học, thường liên quan đến vận động. Đau thành từng đợt, dài ngắn tùy trường hợp, hết đợt đau này có thể tái phát đợt khác. Hạn chế vận động. Biến dạng khớp. Cứng khớp buổi sáng, kéo dài không quá 30 phút. Có thể sờ thấy các “chồi xương” ở quanh khớp.

Các phương pháp thăm dò hình ảnh chẩn đoán: Chụp X-quang quy ước 3 dấu hiệu cơ bản là hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn và mọc gai xương. Ngoài ra, các bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tiến hành chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính, nội soi khớp.

Xét nghiệm máu và sinh hoá: Giúp xác định tốc độ lắng máu, số lượng bạch cầu, CRP. Xét nghiệm dịch khớp xem bình thường hay có tính chất viêm mức độ ít trong các đợt tiến triển.

7. Biến chứng viêm khớp gối

Nhiều người xem nhẹ hiện tượng viêm khớp gối mà không biết rằng, chứng bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

Biến dạng khớp đầu gối: Khớp gối bị viêm nhiễm lâu ngày sẽ trở lên dị dạng, có thể lệch về một bên. Phần cơ xung quanh khớp thường bị căng cứng, gây đau đớn, khiến bệnh nhân bị hạn chế đi lại.

Tần suất đau khớp gối dày đặc: Những cơn đau buốt ở vị trí xung quanh đầu gối ngày càng dữ dội. Mức độ đau tăng lên khi đi lại, vận động.

Bại liệt: Đây là biến chứng viêm khớp gối nguy hiểm nhất. Bệnh nhân mất khả năng vận động, các hoạt động sinh hoạt hằng ngày đều trở nên bất tiện và vô cùng khó khăn.

Một số biến chứng khác: Mệt mỏi, cáu gắt, giảm năng suất lao động, sốt cao, mê sảng, nổi rõ và sưng tấy các hạch bạch huyết ở đùi, bẹn.

8. Viêm khớp gối nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng đối trong việc chữa bệnh viêm khớp gối. Cho nên, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt.

Các thực phẩm nên ăn

  • Rau xanh, hoa quả tươi giúp cung cấp đầy đủ lượng vitamin cần thiết.
  • Đậu nành, dầu hạnh nhân. Nên thêm 1 ít vào mỗi bữa ăn để có hiệu quả tốt nhất.
  • Các loại thịt heo, thịt gia cầm, cá tôm, hàu,... để cung cấp đầy đủ canxi cho xương chắc khỏe hơn.

Các thực phẩm nên kiêng

  • Thực phẩm có hàm lượng photpho cao như phủ tạng, thịt đỏ, thịt đóng hộp.
  • Đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, thức ăn chiên nhiều dầu mỡ.
  • Đồ uống ngọt, bánh kẹo, món ăn nhiều đường, muối.
  • Chuối tiêu, cà ghém, cà pháo, canh cua, thịt chó.
  • Các sản phẩm bơ sữa vì thành phần có nhiều chất béo bão hòa.
  • Thịt mỡ, xúc xích, dăm bông,... gây tăng lipid máu, khiến tình trạng viêm khớp gối trở nên trầm trọng hơn.
Người bị viêm khớp gối nên kiêng đồ dầu mỡ
Người bị viêm khớp gối nên kiêng đồ dầu mỡ

9. Cách điều trị bệnh viêm khớp gối

Tùy thuộc vào mức độ bệnh viêm khớp gối nặng hay nhẹ, các chuyên gia y tế sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Tham khảo một số cách chữa viêm khớp gối phổ biến dưới đây.

9.1. Điều trị bằng Tây y

Các loại thuốc Tây giúp giảm nhanh triệu chứng viêm khớp gối gây ra, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Acetaminophen, Efferalgan codein, Morphin.
  • Thuốc chống viêm không Steroids: Diclofenac (Voltaren) viên 50mg. Meloxicam (Mobic) viên 7.5mg. Piroxicam (Felden) viên hay ống 20mg. Celecoxib (Celebrex) viên 200mg.
  • Thuốc có chứa Corticosteroid: Hydrocortison acetat, Methylprednisolone (Depo-Medrol).
  • Thuốc điều trị theo cơ chế bệnh sinh: Glucosamine sulfate, Chondroitin sulfate, phối hợp giữa Glucosamine và Chondroitin, Diacerhein 50mg.

9.2. Chữa viêm khớp gối bằng thuốc Nam

Với người lớn tuổi, sức khỏe ngày càng yếu kém thì tốt nhất là nên sử dụng các bài thuốc Nam để điều trị viêm khớp gối. Các bài thuốc Nam hầu hết đều có thành phần nguyên liệu là các thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính và không có tác dụng phụ.

Bài thuốc từ củ nghệ: Pha 2 muỗng tinh bột nghệ nguyên chất với 2 lòng đỏ trứng gà và 2 muỗng dầu dừa, đánh đều lên để uống trong ngày. Hoặc pha tinh bột nghệ với nước ấm để uống.

Bài thuốc từ lá lốt: Lấy 30g lá lốt, 30g rễ cỏ xước, 30g rễ cây bưởi bung, 30g rễ cây vòi voi đem rửa sạch và sắc với 3 chén nước. Đến khi còn 1 chén thì chia uống 3 lần/ngày. Thực hiện liên tục 1 tuần.

Bài thuốc đắp lá: Dùng 20g hoa đinh hương và 12g long não, đem ngâm vào 250ml cồn 90 độ C trong 1 tuần. Sau đó, chắt lấy nước thuốc, bỏ bã. Mỗi ngày, dùng bông gòn tẩm thuốc để xoa bóp khớp gối 2 lần. Cách này sẽ giúp giảm sưng và giảm đau khớp gối.

9.3. Bài tập thể dục

Tập thể dục giúp đầu gối dẻo dai và xây dựng sức mạnh xung quanh khớp đầu gối. Hỗ trợ điều trị chứng viêm khớp gối hiệu quả.

Bài tập 1: Đứng chân rộng hơn vai. Uốn cong đầu gối bên phải, đưa bàn chân về phía mông, giữ bàn chân phải cố định bằng bàn tay phải. Cố gắng đưa gót chân phải càng gần mông càng tốt. Giữ tư thế này trong 30 giây và lặp lại với chân trái. Thực hiện 3 lần mỗi ngày.

Bài tập 2: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, nhấc chân phải ra phía trước bàn chân trái 2 - 3 bước. Gập chân phải, đảm bảo đầu gối phải không chĩa qua ngón chân phải. Giữ chân trái thẳng, nhấn gót chân trái về phía sàn nhà để kéo căng bắp chân trở lại. Giữ động tác trong 30 giây, lặp lại trên chân đối diện. Thực hiện 3 lần mỗi ngày.

Bài tập thể dục giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp gối
Bài tập thể dục giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp gối

9.4. Chế độ sinh hoạt

Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý thì người bị viêm khớp gối, cũng cần chú trọng chế độ sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể như sau:

  • Vận động thường xuyên và vừa sức để giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng.
  • Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng và cân bằng. Vì tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối.
  • Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn, để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ khi mang vác nặng và tránh quá sức.
  • Sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài, gây quá sức chịu đựng của cơ thể.

10. Điều trị viêm khớp gối bằng Đông y Trị Cốt Tán

Chỉ những người sống chung với bệnh viêm khớp gối mới thấu hiểu được những cơn đau dai dẳng và sự bất tiện do căn bệnh này gây ra. Chú Võ Văn Hạnh (48 tuổi, quê ở Nghệ An) chia sẻ: "Tôi bị viêm khớp gối hơn 3 năm nay. Những cơn đau do chứng bệnh này gây ra khiến việc đi lại của tôi ngày càng trở nên khó khăn, gây bất tiện không nhỏ trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Có những đêm, đầu gối đau, nhức nhối làm tôi mất ngủ và mệt mỏi vô cùng."

Tương tự như trường hợp của chú Hạnh, cô Nguyễn Kim Ngân ( 54 tuổi, ở Nam Định) kể lại: "Tôi vẫn nhớ như in khoảng 4 năm trước đây, đang khỏe mạnh bình thường thì phát hiện mình bị viêm khớp gối. Tôi thực sự thấy chán nản, mệt mỏi, hay cáu gắt vô cớ. Hàng ngày, phải đối mặt với từng cơn đau nhức ở đầu gối, đi không được, ngồi cũng không xong. Nhất là lúc thức dậy vào buổi sáng, đầu gối tê cứng, mất hết cảm giác. Phải ngồi xoa bóp khoảng 20 - 30 phút mới vận động đầu gối được."

Người ta thường nói "Có bệnh thì vái tứ phương". Trong những ngày tháng bị các cơn đau viêm khớp gối hành hạ, chú Hạnh và cô Ngân đều tìm đủ mọi cách chữa trị. Chú Hạnh đã đến bệnh viện thăm khám và được bác sĩ kê cho một số loại thuốc Tây, sau khi uống cơn đau dứt nhanh nhưng cứ ngưng thuốc thì lại bị lại. Còn cô Ngân, vì có tiền sử bị bệnh dạ dày nên không dám lạm dụng thuốc tân dược. Thay vào đó, cô áp dụng các bài thuốc Nam rồi đi châm cứu, bấm huyệt nhưng cũng chẳng mấy hiệu quả.

Sau đó, trong một lần tình cờ, chú Hạnh xem chương trình: Tuổi cao gương sáng như một tấm gương của vị Lương y Nguyễn Công Sáu vừa có Tâm, vừa có Đức, trên Đài truyền hình VTV1 và biết đến sản phẩm Trị Cốt Tán. Link từ Đài truyền hình VTV: https://vtv.vn/video/tuoi-cao-guong-sang-tuoi-cao-tam-sang-343370.htm

Lương y Nguyễn Công Sáu chia sẻ về bài thuốc Trị Cốt Tán trên truyền hình
Lương y Nguyễn Công Sáu chia sẻ về bài thuốc Trị Cốt Tán trên truyền hình

Chú Hạnh đã lặn lội từ Nghệ An tìm đến tận nhà thuốc Hải Sáu ở Thái Bình, để gặp Lương y Nguyễn Công Sáu nhờ giúp điều trị bệnh viêm khớp gối của mình. Chú kể lại: "Khi tới nhà thuốc Hải Sáu, tôi được trực tiếp bác Sáu thăm khám, tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị gồm 3 liệu trình Trị Cốt Tán, kết hợp thuốc uống và chườm. Sau 2 liệu trình đầu tiên, các cơn đau nhức vùng đầu gối của tôi giảm rõ rệt. Tôi tiếp tục liên hệ đến bác Sáu để bác gửi cho liệu trình thứ 3. Thực sự, tôi không thể ngờ có ngày mình thoát khỏi chứng bệnh này. Trị Cốt Tán xứng đáng là giải pháp vàng trong việc điều trị viêm khớp gối."

Không chỉ chú Hạnh mà đã có hơn 50.000 bệnh nhân gặp các vấn đề về xương khớp gặt hái được trái ngọt sau khi tin tưởng và sử dụng sản phẩm Trị Cốt Tán. Điều gì khiến Trị Cốt Tán đem đến hiệu quả cao như vậy trong việc điều trị viêm khớp gối nói riêng và các bệnh lý về xương khớp nói chung? Theo đánh giá của giới chuyên môn Đông Y, một trong những yếu tố quyết định thành công của bài thuốc Trị Cốt Tán là sự kết hợp khéo léo giữa các thảo dược quý: tam thất, nấm linh chi, ba kích, đan sâm, quế chi, khương hoạt, đỗ trọng, phòng phong,... Tác động đến tận gốc rễ nguyên nhân gây bệnh, giúp giảm đau, tiêu viêm, tăng cường các dưỡng chất cho xương khớp chắc khỏe.

11. Phòng ngừa viêm khớp gối

Muốn phòng ngừa viêm khớp gối, mỗi người cần điều chỉnh các yếu tố dinh dưỡng, nghỉ ngơi, tập luyện sao cho hợp lý. Điều này giúp chúng ta luôn khỏe mạnh và hạn chế khả năng mắc bệnh.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Mỗi cơ thể cần một chế độ dinh dưỡng khác nhau, cho nên chúng ta cần phải cung cấp sao cho phù hợp. Ăn đủ chất, đúng giờ, đúng bữa, giúp cân bằng hệ tiêu hóa. Tránh tình trạng béo phì, thừa cân, gây ra các bệnh khác nhau.

Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Không nên làm việc quá sức, như thế cơ thể sẽ không chịu được ảnh hưởng đến xương khớp. Mỗi người phải biết điều hòa hoạt động làm việc cũng như nghỉ ngơi một cách có sáng tạo nhất. Khi cảm thấy các khớp gối đau nhức thì nên nghỉ ngơi.

Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, xương khớp chắc chắn và phòng ngừa được rất nhiều bệnh có liên quan. Bạn có thể chọn các môn như chạy bộ, các bài tập nhịp điệu, tập gym,... nhất là các bài tập liên quan đến các khớp gối.

Những thông tin về chứng bệnh viêm khớp gối trên đây, hy vọng đã đem đến nguồn kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Để được thăm khám và tư vấn cụ thể, các bạn có thể liên hệ tới nhà thuốc Hải Sáu theo số hotline: 0961 666 383.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH