Nhiều bệnh nhân viêm khớp gối lo ngại rằng liệu khi đầu gối bị đau, sưng tấy như vậy thì đi bộ có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe không? Người bệnh viêm khớp gối có đi bộ được không? Nếu có, thì cần chú ý những điều gì? Nếu bạn cũng đang quan tâm tới vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé, hãy cùng chúng tôi khám phá ngay nhé.
1. Người bệnh viêm khớp gối có đi bộ được không?
Câu trả lời là khi bạn bị viêm khớp gối thì hoàn toàn CÓ THỂ đi bộ. Lý do là bởi đi bộ là một hình thức vận động phù hợp và có lợi cho người bệnh, cụ thể như sau:
- Đảm bảo sự cho quá trình nuôi dưỡng sụn khớp được ổn định
Cấu trúc của khớp gối thường bao gồm xương và sụn, phần sụn không được cung cấp máu mà chỉ được nuôi dưỡng bởi dịch khớp. Khi các khớp gối bị viêm thì để giảm sự ảnh hưởng xấu tới phần sụn này thì bạn có thể và vận động như đi bộ để giúp dịch khớp di động dễ dàng hơn trong khớp.
Nhờ đó, có thể giúp duy trì chức năng của sụn khớp, giảm cứng khớp và đau khớp.
- Duy trì và xây dựng hệ thống cơ bắp xung quanh khớp gối
Theo các chuyên gia thì việc đi bộ thường xuyên cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để giúp duy trì cấu trúc và xây dựng cơ bắp xung quanh khớp gối.
Viêm khớp gối có đi bộ được không?
Nhờ đó giúp bạn duy trì hoạt động của chân, đồng thời tăng cường sức khỏe cho hệ xương khớp.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp giảm viêm khớp gối
Không chỉ củng cố hệ xương khớp thêm phần khỏe mạnh, đi bộ cũng giúp lưu thông khí huyết, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó, phương pháp vận động này giúp làm giảm viêm khớp gối.
Bên cạnh đó, việc đi bộ nhẹ nhàng còn là một trong những cách giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi. Từ đó, có thể thúc đẩy quá trình giảm viêm khớp gối được dễ dàng hơn.
Vậy thì còn chần chừ gì nữa, tại sao bạn không thử đi bộ hàng ngày để mang lại hiệu quả tuyệt vời cho cơ thể đúng không nào? Và tiếp theo, mời bạn hãy cùng chúng tôi khám phá một số nguyên tắc để giúp cho việc đi bộ được hiệu quả hơn trong trường hợp bạn đang bị viêm khớp gối nhé.
2. Một số lưu ý khi cho người viêm khớp gối đi bộ
Để giúp bạn có thể đi bộ được đúng cách để không những giúp nâng cao sức khỏe mà còn an toàn cho vùng khớp gối thì chúng tôi xin được đưa ra một số lời khuyên, lưu ý dưới đây. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé:
2.1. Chọn giày đi bộ có kích thước phù hợp với bàn chân
Đã từng có một nhà khoa học đã từng nói rằng: “Một đôi giày tốt có thể đưa bạn đi khắp thế giới, khám phá mọi thứ”. Thật vậy, chọn giày có kích thước phù hợp với bàn chân, có chất lượng tốt cũng là một trong những cách giúp bạn giúp bảo vệ vùng khớp đầu gối tốt hơn.
Ngoài ra, bạn nên tránh sử dụng những loại giày cao gót, giày quá nặng hay giày mũi nhọn vì những loại giày này sẽ tạo ra áp lực lớn lên khớp gối khiến cho tình trạng tổn thương ngày càng diễn ra nghiêm trọng hơn.
Đi bộ còn giúp bạn thư giãn
2.2. Có thể làm ấm khớp gối trước khi đi bộ
Điều này có thể ảnh hưởng tốt tới vùng khớp gối, giúp vùng xương khớp ở chân dễ dàng di chuyển hơn. Ngoài ra việc làm ấm nóng khớp gối cũng có thể giúp bạn giảm cứng khớp hoặc đau khớp trước khi vận động.
Bạn có thể làm ấm vùng khớp gối bằng một số biện pháp đơn giản như:
Chườm khăn ấm vùng khớp gối.
Khởi động nhẹ nhàng trước khi đi bộ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung nước uống trước khi đi bộ để cơ thể không bị thiếu nước nhé.
Uống đủ nước khi đi bộ để không ảnh hưởng đến sức khỏe
2.3. Chọn bề mặt đường đi bộ bằng phẳng, không gồ ghề
Chọn địa điểm đi bộ cũng là một lưu ý rất quan trọng để giúp gây hại khớp xương. Những nơi gồ ghề, nhiều sỏi đá, nhiều ổ gà có thể dễ khiến cho bạn vấp ngã và làm tổn thương khớp gối.
Không chỉ có vậy, nếu đường bạn đi có nhiều chướng ngại vật có thể làm bạn thót tim, hoảng sợ gây ảnh hưởng không tốt tới tinh thần.
Chính vì vậy, bạn nên chọn bề mặt đường đi thông thoáng, bằng phẳng để tập luyện được dễ dàng hơn nhé.
2.4. Sắp xếp lịch trình đi bộ hợp lý
Yếu tố tiếp theo quyết định tới sự thành công khi bạn đi bộ đó chính là bạn cần biết cách sắp xếp thời gian, lịch trình đi bộ một cách hợp lý.
Bạn chỉ nên đi bộ 20 - 30 phút mỗi ngày vào một khoảng thời gian phù hợp trong ngày, tránh đi bộ lâu có thể càng làm cho khớp đau mỏi hơn.
Bên cạnh đó, trong quá trình đi bộ thì bạn nên đi với tốc độ vừa phải, hạn chế đi quá nhanh làm tăng áp lực lên khớp gối. Hơn thế nữa, bạn nên kiên trì đi bộ mỗi ngày để có thể thu được hiệu quả cao nhất nhé.
3. Một số bài tập khác có lợi cho bệnh nhân viêm khớp gối
Bên cạnh việc đi bộ, bạn có thể tham khảo một số phương pháp tập luyện khác cũng có lợi cho bệnh nhân viêm khớp gối, chẳng hạn như:
3.1. Đạp xe ngoài trời
Nếu như bạn muốn thay đổi hình thức tập luyện của mình để không khỏi nhàm chán thì có lẽ đạp xe ngoài trời có thể là một trong những sự lựa chọn phù hợp nữa đấy.
Theo các chuyên gia nghiên cứu thì đạp xe sẽ giúp cho người bệnh giảm căng thẳng cho phần khớp gối đồng thời sẽ giúp họ thư giãn tinh thần và tâm lý. Nhờ đó, có thể giúp người bệnh tăng cao hiệu quả điều trị viêm khớp gối tốt hơn.
Đạp xe ngoài trời là ý tưởng hay với người bị Viêm khớp gối
Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng khi đạp xe thì cần điều chỉnh sao cho bàn đạp và đầu gối không được tạo thành một góc lớn hơn hơn 90 độ để giảm tổn thương cho khớp gối nhé.
3.2. Bơi lội
Một hình thức vận động rất tuyệt vời khác mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn và những người đang phải đối mặt với căn bệnh viêm khớp gối đó chính là bơi lội.
Bơi lội là một trong những phương pháp tuyệt vời giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể, giúp thư giãn vùng khớp gối hiệu quả và đồng thời có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Người tham gia bơi thường được khuyến khích sử dụng phương pháp bơi lội phù hợp để giảm sự căng cơ, giảm đau cổ hoặc các khớp xương.
Ngoài ra, khi tham gia bơi lội bạn cũng cần trang bị cho mình một số đồ bảo hộ như: kính mắt, mũ bơi để bảo vệ cơ thể một cách tốt nhất nhé.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “Viêm khớp gối có đi bộ được không?”, những lưu ý trong quá trình đi bộ là gì? Và một số bài tập khác cũng có lợi cho người bệnh. Chúc bạn sẽ điều trị thành công và gặp nhiều hạnh phúc trong cuộc sống nhé.