Các bệnh khớp gối nhiều người mắc nhất hiện nay

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Các bệnh khớp gối không chỉ gây ra các cơn đau đầu gối, mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, ảnh hưởng đến khả năng đi lại nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt, các vấn đề về khớp gối hiện nay không chỉ thường gặp ở người già mà đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vậy có những bệnh khớp gối hay gặp nào?

Mục lục [ Ẩn ]
Khớp gối là một trong những khớp dễ bị tổn thương nhất
Khớp gối là một trong những khớp dễ bị tổn thương nhất

1. Cấu trúc của khớp gối

Khớp gối là một trong những khớp động lớn của cơ thể, đóng vai trò như một khớp bản lề chi phối cử động của chi dưới, đây cũng là một bộ phận dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ đặc biệt.

Khớp gối được cấu tạo bởi 4 bộ phận chính, bao gồm:

  • Xương: Khớp gối được hình thành nên từ 3 xương chính đó là: xương đùi, xương chày và xương bánh chè.
  • Sụn: Gồm sụn khớp và sụn chêm, trong đó sụn khớp nằm ở đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày và mặt sau xương bánh chè. Sụn chêm nằm ở giữa các mặt khớp của xương đùi và xương chày. Các sụn này giúp các đầu xương giảm ma sát trong quá trình cử động khớp gối.
  • Dây chằng: Hệ thống dây chằng có tác dụng kết nối các xương lại với nhau. Khớp gối có tới 4 dây chằng chính để giúp liên kết các xương lại với nhau.
  • Gân: Là bộ phận có tác dụng giúp cơ và xương liên kết với nhau. 

Hệ thống cấu trúc trên sẽ giúp khớp gối hoạt động trơn tru, từ đó giúp cho các cử động chi dưới như đi, đứng, chạy, nhảy… diễn ra dễ dàng. Tuy nhiên khi một trong các bộ phận này gặp trục trặc sẽ gây ra các bệnh lý khớp gối, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống và sức khỏe.

Cấu tạo của khớp gối
Cấu tạo của khớp gối

2. Các bệnh khớp gối thường gặp nhất

Bởi vì khớp gối là một trong những khớp phải hoạt động thường xuyên nhất, đồng thời cũng phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể, nên dễ gặp nhiều vấn đề, tổn thương, nhất là khi tuổi càng cao.

Các bệnh lý khớp gối thường gặp có thể kể đến như:

2.1. Bệnh lý khớp gối do chấn thương

Chấn thương là nguyên gây bệnh khớp gối thường gặp ở người trẻ, có thể ảnh hưởng đến nhiều phần như: dây chằng, gân hoặc bao hoạt dịch đầu gối cũng như xương, sụn của khớp. Một số bệnh khớp gối do chấn thương gây ra bao gồm:

  • Chấn thương dây chằng: Dây chằng giúp mang lại sự ổn định cho khớp gối khi vận động. Chấn thương dây chằng thường gặp ở những người chơi thể thao như bóng đá, bóng rổ… Các chấn thương dây chằng nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của chi dưới.
  • Gãy xương: Các xương cấu tạo nên khớp gối có thể bị gãy vỡ khi va chạm do tai nạn giao thông hoặc ngã. Ngoài ra, gãy  xương cũng có thể gặp ở những người bị loãng xương đôi khi họ vận động sai tư thế
  • Rách sụn chêm khớp gối: Sụn chêm là một trong những thành phần dễ bị tổn thương nhất của khớp gối. Rách sụn chêm thường gặp khi bị tai nạn giao thông hoặc chấn thương do chơi thể thao…
  • Viêm bao hoạt dịch khớp gối do chấn thương: Bao hoạt dịch là các túi nhỏ  chứa chất dịch, có vai trò đệm đầu gối để gân và dây chằng trượt trơn tru trên bề mặt khớp. Một số chấn thương đầu gối có thể gây viêm bao hoạt dịch.
  • Viêm gân bánh chè: Tình trạng này thường gặp khi khớp gối phải vận động liên tục, trong thời gian dài, hoặc do khởi động không kỹ trước khi chơi thể thao. Dấu hiệu của viêm gân bánh chè là đau ở vị trí trước gối nơi gân bị viêm, cơn đau tăng dần, âm ỉ kéo dài, gây khó chịu cho người bệnh, ít khi đau dữ dội nghiêm trọng. 
Các dạng chấn thương đầu gối thường gặp
Các dạng chấn thương đầu gối thường gặp

2.2. Các bệnh khớp gối thường gặp do viêm 

Đa phần các bệnh khớp gối đều có liên quan đến các loiaj viêm khớp như:

  • Viêm xương khớp: Hay còn được gọi là viêm khớp thoái hóa, đây là loại bệnh khớp gối thường gặp nhất của viêm khớp.
  • Viêm khớp dạng thấp: Là một loại bệnh tự miễn, có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể, bao gồm cả khớp đầu gối. Mặc dù đây là một căn bệnh mãn tính, nhưng nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khớp, thậm chí gây biến dạng khớp.
  • Gout: Đây là loại bệnh viêm khớp xuất hiện khi nồng độ acid uric trong máu quá cao. Thông thường bệnh gout sẽ ảnh hưởng đến các khớp nhỏ vùng ngón chân cái trước, nhưng vẫn có nhiều trường hợp xảy ra sớm ở đầu gối.
  • Viêm khớp do nhiễm khuẩn: Khớp gối có thể bị nhiễm khuẩn, gây đau, sưng và đỏ. Viêm khớp nhiễm khuẩn thường có triệu chứng sốt cùng với các dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ và toàn thân

2.3. Bệnh khớp gối do thoái hóa

Thoái hóa khớp gối với đặc điểm là lớp sụn bao bọc các đầu xương cấu tạo nên khớp gối bị thoái hóa, bào mòn, bong tróc từng mảng, lộ phần xương ra. 

Lớp sụn này có chức năng như một lớp đệm giúp giảm ma sát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. 

Nếu nó bị hư hỏng thì hai đầu xương sẽ cọ xát nhau gây ra tiếng kêu lục khục. Hậu quả là các triệu chứng đau, sưng, hình thành gai xương ở khớp bị thoái hóa và ảnh hưởng đến cử động của khớp.

Các giai đoạn thoái hóa khớp gối
Các giai đoạn thoái hóa khớp gối

3. Dấu hiệu cảnh báo khớp gối bị tổn thương

Hầu hết các bệnh khớp gối đều gây ra các cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh, nhất là khi phải đi lại, chạy bộ hoặc lên xuống cầu thang… Đôi khi cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi.

Ngoài ra còn có các dấu hiệu cảnh báo các bệnh khớp gối khác như:

  • Sưng đầu gối và khó vận động do cứng khớp
  • Sờ vào gối cảm thấy đau và ấm
  • Khớp gối yếu và không ổn định khi vận động
  • Khi vận động ở đầu gối có thể nghe thấy tiếng lục khục trong khớp gối
  • Không thể duỗi thẳng hay gấp lại hoàn toàn một hoặc cả hai bên chân

4. Ai dễ gặp các bệnh khớp gối

Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ gặp phải các bệnh khớp gối nêu trên, trong đó có một số nhóm đối tượng dễ bị các bệnh liên quan đến khớp gối hơn đó là:

  • Người thừa cân hoặc béo phì: Khi đó, khớp gối phải chịu một áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể, nhất là khi phải đứng lên, đi bộ hoặc đi lên xuống cầu thang. Nó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp do đẩy nhanh quá trình phá vỡ sụn khớp.
  • Người lười vận động: Điều này khiến cơ thể thiếu sự dẻo dai của cơ bắp và hệ xương khớp, từ đó làm tăng nguy cơ chấn thương đầu gối.
  • Vận động quá sức hoặc chơi thể thao sai tư thế: Một số môn thể thao khi tập luyện sai cách có thể gây tăng áp lực lên đầu gối hay những công việc đòi hỏi cử động lặp đi lặp lại ở đầu gối  cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về khớp gối.
  • Người có tiền sử bị chấn thương đầu gối: Các chấn thương vùng đầu gối sẽ khiến khớp gối bị tổn thương và suy yếu, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khớp gối hơn những người chưa bị chấn thương.

Dù vậy, bạn cũng không nên chủ quan khi mình không nằm trong các đối tượng nguy cơ cao, bởi vì các bệnh này thường là bệnh mãn tính, diễn ra âm thầm. Người bệnh thậm chí chỉ phát hiện khi bệnh đã diễn biến nặng.

Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh khớp gối cao hơn
Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh khớp gối cao hơn

5 Cách phòng ngừa bệnh khớp gối hay gặp

Trên thực tế không có biện pháp phòng ngừa tuyệt đối các căn bệnh khớp gối, tuy nhiên những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn giảm bớt nguy cơ chấn thương và thoái hóa khớp gối:

  • Duy trì và kiểm soát mức cân nặng hợp lý: Điều này sẽ giúp làm giảm bớt các áp lực lên khớp gối của bạn. Mỗi kilogam cân nặng tăng thêm đè nặng lên khớp gối sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương và viêm xương khớp nói chung và khớp gối nói riêng.
  • Chú ý thực hiện các động tác khởi động trước khi tham gia bất kỳ hoạt động thể dục thể thao nào.
  • Hạn chế ngồi xổm, ngồi co gối hoặc đi bộ đường dài, đứng quá lâu hoặc đi lại quá nhiều lần như leo cầu thang, mang vác vật nặng… 
  • Chỉ nên áp dụng các biện pháp trị liệu xoa bóp, ngâm nước muối, châm cứu,... khi đã hết đau khớp.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe, hạn chế các chất béo có hại. Đặc biệt cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi để phòng ngừa nguy cơ loãng xương.
Chú ý khởi động kỹ trước khi vận động để phòng ngừa chấn thương khớp gối
Chú ý khởi động kỹ trước khi vận động để phòng ngừa chấn thương khớp gối

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh khớp gối hay gặp. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể bổ sung cho mình các kiến thức hữu ích, từ đó phòng ngừa được nguy cơ gặp phải các bệnh lý này.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về khớp gối mà vẫn chưa tìm ra giải pháp hiệu quả, hãy liên hệ ngay đến số điện thoại 0961.666.383 để được các chuyên gia xương khớp tư vấn cụ thể và chi tiết nhất nhé.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH