Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến việc cải thiện tình trạng của người bệnh thoái hóa khớp gối. Chế độ ăn khoa học là yếu tố giúp bệnh chuyển biến tốt hơn, mặt khác tình trạng bệnh cũng có thể xấu đi nếu không kiêng cữ hợp lý. Vậy, người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì? Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu những thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng xấu của khớp gối.
1. Ăn uống và bệnh thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp có kèm phản ứng viêm và giảm lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian.
Các nhà khoa học cho biết, khi tình trạng thoái hóa khớp gối xảy ra, cơ thể sẽ sản sinh ra các phân tử được gọi là các gốc tự do. Các gốc tự do này hình thành trong cơ thể để phản ứng với các chất độc và các chất tự nhiên trong cơ thể, bao gồm cả tình trạng viêm.
Khi có quá nhiều gốc tự do tích tụ sẽ gây ra tăng quá trình oxy hóa, từ đó quá trình này có thể góp phần làm tổn thương tế bào và mô trên khắp cơ thể. Hơn nữa, quá trình oxy hóa cũng có thể kích hoạt thêm tình trạng viêm.
Do đó, cơ thể cần được hấp thụ những chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do. Những thành phần chống oxy hóa này có thể được bổ sung từ thực phẩm hàng ngày.
Mặc dù, có nhiều thực phẩm mà người bệnh thoái hóa khớp gối không nên ăn nhưng bạn không nên kiêng khem quá mức. Theo các nhà khoa học cho biết chế độ ăn kém có thể làm tăng tình trạng thoái hóa do làm tăng enzym phá hủy collagen và các protein có tác dụng duy trì mô.
Do đó, thực hiện một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý cũng như giúp kiểm soát bệnh thoái hóa khớp gối.
2. Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp gối
Bên cạnh các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối, bạn nên xây dựng một chế độ ăn khoa học với các thực phẩm tốt cho sức khỏe.
2.1. Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì?
Tình trạng thoái hóa khớp gối nên ăn gì để tăng cường hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người bệnh thoái hóa khớp gối mà bạn nên tham khảo:
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là một loại vitamin, đồng thời chất này cũng có là một chất chống oxy hóa. Đây là thành phần quan trọng đối với sức khỏe bởi cơ thể cần vitamin C để tạo ra sụn, bảo vệ xương khớp đầu gối của bạn. Ngoài ra, nó cũng có thể giúp loại bỏ các gốc tự do có hại cho cơ thể.
Cung cấp đủ vitamin C có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của tình trạng thoái hóa khớp gối. Thực phẩm giàu vitamin C mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn bao gồm:
- Hoa quả nhiệt đới như ổi, đu đủ và dứa
- Hoa quả loại cam quýt như cam và bưởi
- Dưa lưới
- Dâu tây
- Quả kiwi
- Quả mâm xôi
- Các loại rau họ cải như bông cải xanh và cải xoăn
- Ớt chuông
- Cà chua
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi rất tốt. Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin D có thể cung cấp các phương pháp bảo vệ. Một số thực phẩm chứa vitamin D và canxi, bao gồm:
- Hải sản như cá hồi, cá tuyết, cá mòi và tôm
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Trứng
- Sữa chua
- Các loại rau lá xanh
Thực phẩm giàu omega-3
Việc tiêu thụ các thực phẩm giàu omega-3 nhiều giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối rất tốt. Điều này là do nó có tác dụng làm hạn chế sản xuất cytokine và các enzyme phá vỡ sụn.
Một số mẹo được đề xuất đối với người bị thoái hóa khớp gối:
- Sử dụng dầu omega-3, chẳng hạn như dầu oliu
- Ăn cá nhiều dầu mỗi tuần 2 lần
- Hạn chế ăn các loại thịt đỏ và các loại protein động vật khác
- Ăn các quả hạch hoặc hạt dinh dưỡng
Các thực phẩm là nguồn cung cấp acid béo omega-3 dồi dào, bao gồm:
- Cá hồi
- Cá trích
- Cá thu
- Cá mòi
- Cá cơm
- Hàu
- Trứng
- Hạt lanh hoặc dầu hạt lanh
- Quả óc chó
Thực phẩm giàu beta-caroten
Beta-caroten là một chất chống oxy hóa mạnh khác. Đây là tiền chất của vitamin A giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do nên hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa.
Các thực phẩm giàu beta-caroten bao gồm:
- Các loại rau họ cải, chẳng hạn như cải brussel, cải xanh và cải bẹ
- Rau xanh như rau xà lách và rau chân vịt
- Khoai lang
- Măng tây
- Quả mơ
- Mùi tây
Thực phẩm giàu bioflavonoid
Bioflavonoid, chẳng hạn như quercetin và anthocyanins, là các dạng chất chống oxy hóa. Chất này có đặc tính chống viêm giúp cải thiện tình trạng viêm ở người bị thoái hóa khớp gối.
Nguồn cung cấp quercetin cho cơ thể, bao gồm:
- Cải xoăn
- Tỏi tây
- Bông cải xanh
- Việt quất
- Bột cacao
- Trà xanh
- Quả mơ
Gia vị tốt cho người bị thoái hóa khớp gối
Các chất dinh dưỡng trong một số gia vị có khả năng cải thiện tình trạng đau khớp gối, từ đó cải thiện khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày. Những gia vị có tác dụng đối với người thoái hóa khớp gối bao gồm gừng và nghệ.
Nước hầm xương ống
Các loại nước hầm xương ống giúp cung cấp hàm lượng glucosamine và chondroitin, đây là những hợp chất giúp cải thiện sự hình thành cấu thành sụn. Hơn nữa, những món ăn này còn bổ sung cho cơ thể lượng canxi dồi dào và tốt cho hệ xương khớp.
Đặc biệt, hiện nay các nhà khoa học còn khám phá ra tác dụng tuyệt vời của hỗn hợp bơ và đậu nành trong việc cải thiện thoái hóa khớp gối. sự kết hợp này giúp kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen - một thành phần chính cấu tạo trong sụn, gân và xương.
Tin liên quan
2.2. Bệnh thoái hóa khớp gối kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa khớp gối, bạn cũng cần kiêng khem những thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
Mặc dù không có chế độ ăn uống cụ thể nào điều trị được bệnh thoái hóa khớp gối nhưng bạn nên tránh những loại thực phẩm dưới đây có thể gây ra những triệu chứng khó chịu đáng kể.
- Thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ: thịt chiên, khoai tây chiên
- Thịt đỏ: thịt bò, thịt ngan,...
- Thực phẩm chứa nhiều đường và carbohydrate: kẹo, bánh ngọt,...
- Chất bảo quản: Các thực phẩm đóng hộp hoặc đồ ăn chế biến sẵn thường chứa chất bảo quản gây tình trạng xấu đối với người bị thoái hóa khớp gối.
- Rượu, bia: Việc sử dụng một lượng lớn rượu bia rất có hại cho người bệnh thoái hóa khớp gối.
- Thuốc lá: Bạn tránh sử dụng thuốc lá vì nó làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
- Sử dụng quá nhiều muối: Muối làm tăng tình trạng viêm trong thoái hóa khớp gối, do đó khiến bạn cảm thấy đau nhức nhiều hơn. Đặc biệt trong những thực phẩm chế biến sẵn thường có lượng muối cao hơn vì nhà sản xuất muốn kéo dài thời hạn sử dụng sản phẩm.
3. Một số món ăn “ngon và bổ” cho người thoái hóa khớp gối
Để xây dựng được chế độ ăn thích hợp cho người bị thoái hóa khớp gối, bạn có thể tham khảo một số món ăn sau đây:
3.1. Cá hồi sốt bơ tỏi
Cá hồi sốt bơ tỏi là một công thức thơm ngon, bổ dưỡng phù hợp với cho người bệnh thoái hóa khớp gối.
Nguyên liệu:
- 200 gam cá hồi phi lê đã cắt miếng
- 50 gam bơ
- Nửa quả chanh
- 25 gam tiêu, tỏi, rượu trắng, muối,...
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Ướp cá hồi với rượu trắng, muối, tiêu và một nửa phần chanh trong khoảng 10 - 15 phút.
- Bước 2: Cho dầu vào chảo, áp chảo cá hồi chín vàng từ ngoài vào trong.
- Bước 3: Đun nóng bơ rồi cho tỏi đập dập vào, vắt nước chanh vào khuấy đều.
- Bước 4: Bày cá hồi ra đĩa và thưởng thức.
3.2. Cháo yến mạch dâu tây
Đây là một món ăn mang lại hương vị độc đáo. Món cháo yến mạch dâu tây có vị chua chua của dâu tây kết hợp với yến mạch và mùi thơm của sữa tươi sẽ mang lại độ vấn vương khó cưỡng.
Nguyên liệu:
- Yến mạch: 100 gam
- Dâu tây: 200 gam
- Nước hoặc sữa tươi không đường: 500ml
- Bột quế: 5 gam
- Dừa giòn: 10 gam
- Siro cây phong: 5 ml
- Hạt hạnh nhân: 10 gam
- Đường: 20 gam
Cách chế biến như sau:
- Bước 1: Dâu tây rửa với nước muối loãng khoảng 10 phút rồi sau đó cắt làm đôi hoặc làm bốn.
- Bước 2: Cho dâu tây vào nồi, thêm 20 gam đường vào đảo đều trong khoảng 3 - 4 phút. Nếu nồi dâu bị xém cạnh thì thêm một chút nước là được.
- Bước 3: Cho hỗn hợp dâu tây vừa sên vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hỗn hợp.
- Bước 4: Cho nồi lên bếp, thêm 500ml sữa tươi không đường nấu sôi rồi cho yến mạch vào nấu khoảng 5 phút thì cho lửa nhỏ đến khi yến mạch nở mềm. Nếu thấy cháo đặc có thể thêm một ít nước để pha loãng.
- Bước 5: Thêm hỗn hợp dâu tây đã xay nhuyễn vào nồi, thêm 10 gam bột quế và siro cây phong để tăng mùi thơm. Đảo đều tay rồi tắt bếp.
- Bước 6: Cho cháo ra tô và thêm vài lát dâu tây lên trên mặt, thêm dừa khô và hạnh nhân là có thể thưởng thức.
Chắc hẳn qua bài viết trên, bạn đã giải đáp được vấn đề “Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?”. Hy vọng những thông tin này hữu ích, từ đó giúp đem lại sức khỏe tốt nhất cho người bệnh thoái hóa khớp gối.
Nếu bạn quan tâm đến tình trạng bệnh thoái hóa khớp gối hoặc sản phẩm Trị Cốt Tán tốt cho xương khớp, hãy liên hệ với hotline 0961 666 383 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.