Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, bệnh xuất hiện do các sụn khớp bị tổn thương dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh biểu hiện như thế nào? Phương pháp điều trị và cách phòng tránh bệnh bằng cách nào? Cùng tricottan tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
1. Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng thoái hóa loạn dưỡng của khớp gối, là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn.
Sau đó là nứt, mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, bề mặt khớp bị biến đổi, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp gối.
2. Thực trạng thoái hóa khớp gối ở nước ta hiện nay
Thoái hóa khớp gối là bệnh hay gặp trong các bệnh về khớp, xuất hiện ở người lớn tuổi, cả nam và nữ.
Ở Việt Nam, tỷ lệ thoái hóa khớp gối là 56,5%. Trong đó, độ tuổi dưới 26, chỉ khoảng 4,6% ở nam, 4,9% ở nữ. Đến độ tuổi 27 - 45 tỷ lệ này lại tăng với 18,6% ở nam và 9,3% ở nữ.
Đến độ tuổi 45 - 55, tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ ngang nhau nhưng sau tuổi 55, bệnh gặp ở phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn (khoảng 80%).
Tình trạng bệnh do nguy cơ gì gây nên, chúng ta cùng đi tìm hiểu về nguyên nhân hình thành bệnh thoái hóa khớp gối
3. Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp gối
Tuổi tác: Đây là nguyên nhân chính, thường xuất hiện ở người bệnh từ 40 tuổi trở lên. Quá trình lão hóa khiến các sụn và xương dưới sụn bị hủy hoại dẫn đến tình trạng thoái hóa.
Yếu tố nội tiết tố và chuyển hóa: phụ nữ sau mãn kinh, bệnh to đầu chi và suy chức năng tuyến giáp.
Bẩm sinh: Tình trạng trật khớp, khớp lỏng lẻo từ lúc sinh ra là một trong những nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp gối.
Di truyền: Bố mẹ hoặc ông bà đã từng mắc thoái hóa khớp thì nguy cơ xuất hiện bệnh ở thế hệ sau sẽ cao hơn so với gia đình không có người mắc thoái hóa khớp gối.
Chấn thương tại khớp gối như gãy xương, trật khớp kèm tổn thương sụn,... gây nên thoái hóa khớp gối.
Béo phì hay thừa cân làm tăng áp lực lên các khớp, lâu dần xương khớp bị đè nén, biến dạng.
Biến chứng của các bệnh khác như viêm khớp dạng thấp, viêm mủ khớp, lao khớp, thiếu máu, hoại tử xương, loạn dưỡng xương,...
Ngoài ra, tình trạng bệnh xuất hiện còn do một số nguy cơ như:
Vận động quá sức
Sử dụng thuốc corticoid
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
4. Triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp gối
Triệu chứng lâm sàng:
Đau: Cơn đau tại khớp gối theo kiểu cơ học: đau tăng khi cử động, đi lại, đau giảm hoặc hết khi nghỉ ngơi. Trường hợp đau khi nghỉ hoặc đau về đêm thường kèm theo viêm màng hoạt dịch thứ phát.
Cứng khớp vào buổi sáng: thời gian cứng khớp ngắn không quá 30 phút, khác với bệnh viêm khớp dạng thấp, triệu chứng này mất đi sau ít phút vận động.
Vận động khớp nghe có tiếng lục khục trong khớp: biểu hiện này gặp trong khoảng 90% số bệnh nhân thoái hóa khớp gối
Hạn chế vận động do gai xương, do mặt sụn không trơn nhẵn hoặc cơ cứng cơ cạnh khớp.
Có thể xuất hiện tình trạng nóng, sưng do tràn dịch ổ khớp.
5. Biến chứng của bệnh thoái hóa khớp gối
Rối loạn giấc ngủ: Cơn đau xuất hiện về đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.
Biến dạng khớp: Do xuất hiện gai xương hay do lệch trục khớp, thoát vị màng hoạt dịch.
Hạn chế vận động dẫn đến bại liệt, tàn phế.
Gây nên các bệnh lý khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm, vôi hóa cột sống, ung thư xương, gai khớp, nhiễm khuẩn khớp.
Bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
6. Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối ACR 1991 gồm các biểu hiện sau:
Có gai xương xuất hiện (trên X quang)
Dịch khớp là dịch thoái hóa
Tuổi trên 38
Cứng khớp dưới 30 phút
Có dầu hiệu lục khục khi cử động khớp
Chẩn đoán xác định khi có:
Yếu tố 1, 2, 3, 4 hoặc
Yếu tố 1, 2, 5 hoặc
Yếu tố 1, 4, 5
Chẩn đoán cận lâm sàng
Siêu âm: Đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp, đo độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp, phát hiện các mảnh sụn khớp.
MRI: Phát hiện các tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.
Nội soi khớp: Phát hiện các tổn thương thoái hóa khớp của sụn khớp, kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch giúp chẩn đoán phân biệt với bệnh lý khác.
Tiến hành các xét nghiệm như:
Dịch khớp: số lượng tế bào < 2000 cái/mm3
Hồi sức tim phổi (CPR) và tốc độ máu lắng tăng nếu khớp xuất hiện tình trạng viêm hoạt hóa.
Chẩn đoán phân biệt
Cần chú ý phân biệt 2 tình huống dễ nhầm lẫn:
Phân biệt với những bệnh nhân có biểu hiện viêm khớp
Phân biệt thoái hóa khớp thứ phát trên cơ thể bệnh nhân đã có viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh nhân có liên quan đến thoái hóa khớp.
7. Điều trị thoái hóa khớp gối
Nguyên tắc trong điều trị thoái hóa khớp gối
Làm giảm triệu chứng đau
Duy trì hoặc điều trị phục hồi chức năng của khớp gối.
Hạn chế sự tàn phế.
Tránh các tác dụng độc do thuốc.
Các biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối
Điều trị không dùng thuốc
Dùng các phương pháp vật lý trị liệu như phương pháp siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn,...
Các hoạt động hỗ trợ khác tập thể dục, giảm cân.
Hạn chế vận động
Mang đai gối
Điều trị bằng thuốc
Thuốc giảm đau như paracetamol,...
Thuốc chống viêm không steroid: vừa có tác dụng giảm đau và chống viêm. Loại thuốc này được dùng khi các thuốc giảm đau không có tác dụng.
Tiêm corticoid và ổ khớp để điều trị thoái hóa khớp có tràn dịch thứ phát.
Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm như glucosamine sulfate, Chondroitin sulfate, Diacerein, Hyaluronic acid.
Điều trị ngoại khoa
Nội soi khớp
Cắt lọc, bào, rửa khớp
Khoan kích thích tạo xương
Cấy ghép tế bào sụn
Phẫu thuật
Sửa chữa chỏm xương đùi và ổ cối đối với bệnh nhân thoái hóa khớp phản ứng
Thay toàn bộ khớp tổn thương bằng khớp nhân tạo: chỉ định cho người bệnh đau nhiều, biến dạng khớp.
Tuy nhiên, phẫu thuật có thể gây nên một số biến chứng như tắc mạch, nhiễm khuẩn,...
Điều trị bằng thuốc Đông y
Hiện nay, có nhiều bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả với các ưu điểm như an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ do sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên được trai qua các khâu xử lý nghiêm ngặt.
Nguyên tắc điều trị của thuốc Đông y là thường điều trị từ căn nguyên của bệnh, đồng thời giúp phục hồi sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.
8. Một số lưu ý trong điều trị thoái hóa khớp gối
Để phòng tránh thoái hóa khớp gối cũng như tránh bệnh tiến triển cần:
Tránh vận động, mang vác quá mạnh trong lao động và sinh hoạt.
Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì, thừa cân
Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng
Khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất
Hạn chế các tư thế vận động không chính xác