Tràn dịch khớp gối và những điều cần biết

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Tràn dịch khớp gối là chứng bệnh rất nhiều người mắc phải hiện nay. Bệnh có thể phát hiện dễ dàng thông qua  các triệu chứng lâm sàng. Bài viết dưới đây, sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về căn bệnh tràn dịch khớp gối, để mọi người có thể phát hiện và điều trị kịp thời; tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Mục lục [ Ẩn ]

1. Bao hoạt dịch khớp gối

Bao hoạt dịch khớp gối là một tổ chức, trải mặt trong của bao khớp. Bao gồm các sợi xơ mềm mại và mỡ, có chức năng tiết ra hoạt dịch làm trơn và nuôi dưỡng sụn khớp, chống nhiễm khuẩn. Do đó, khi khớp gối bị sang chấn hoặc nhiễm khuẩn thì bao hoạt dịch sẽ dày lên, tăng tiết nhiều dịch, gây ra tình trạng tràn dịch khớp gối và các bệnh bao hoạt dịch khác.

Cấu tạo bao hoạt dịch khớp gối
Cấu tạo bao hoạt dịch khớp gối

2. Bệnh tràn dịch khớp gối là gì?

Tràn dịch khớp gối là tình trạng bao hoạt dịch ở đầu gối bị dày lên và tiết ra quá nhiều dịch. Giữa mặt trong của bao khớp thường có một lớp xơ mềm gọi là bao hoạt dịch. Bình thường, bao hoạt dịch sẽ tiết dịch để bôi trơn, nuôi dưỡng cho sụn khớp và giúp chống viêm khớp gối. Một khi khớp gối bị chấn thương hoặc có các tác nhân khác tấn công vào bao hoạt dịch, khớp gối sẽ nhanh chóng tiết ra nhiều dịch bất thường. Chính điều này dẫn đến hiện tượng tràn dịch khớp gối.

3. Nguyên nhân tràn dịch khớp gối

Bệnh tràn dịch khớp gối do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, phải kể đến các tác nhân chính sau:

  • Bệnh lý về khớp: Các bệnh lý mãn tính như thoái hóa khớp, nhiễm trùng khớp, gout, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch khớp, nang bao hoạt dịch khớp,... gây hậu quả xấu là tràn dịch khớp gối.
  • Chấn thương: Chấn thương do chơi thể thao quá sức, hoạt động sai tư thế, ngã xe, tai nạn lao động,... có thể làm tổn thương sụn khớp, giãn hoặc đứt dây chằng chéo, rách sụn chêm, gãy xương.
  • Nhiễm khuẩn: Một số trường hợp, tràn dịch khớp gối do vi khuẩn lao, vi khuẩn Mycoplasma, virus, vi nấm gây ra.
  • Tuổi tác: Những người già ngoài 50 tuổi thường có nguy cơ cao mắc bệnh tràn dịch khớp gối.
  • Thừa cân, béo phì: Khi trọng lượng cơ thể tăng sẽ gây áp lực lớn lên khớp gối. Lâu ngày, gây tổn thương tới các thành phần của khớp, dẫn đến tràn dịch bên trong khớp gối.

4. Triệu chứng tràn dịch khớp gối

Biểu hiện bệnh tràn dịch khớp gối phụ thuộc vào nguyên nhân gây tích tụ chất lỏng hoạt dịch dư thừa ở khớp gối. Các triệu chứng điển hình thường gặp gồm:

  • Đau nhức xương khớp: Cơn đau nặng hơn khi mang vác vật nặng và giảm dần khi nghỉ ngơi. Một số bệnh nhân bị đau dữ dội nhưng cũng có trường hợp lại không bị đau nhức.
  • Sưng: Khi bị tràn dịch khớp gối, một đầu gối có thể sưng lớn hơn.
  • Cứng khớp: Khớp gối chứa dịch dư thừa có thể gây cứng khớp. Khiến người bệnh khó khăn hoặc đau đớn khi duỗi thẳng hoặc uống cong.
  • Bầm tím: Khớp gối chịu áp lực của trọng lượng cơ thể. Khi bị tràn dịch, khớp gối không thể chịu được áp lực này gây đau nhức, bầm tím ở mặt trước, hai bên hoặc phía sau đầu gối.
Bầm tím là biểu hiện điển hình của bệnh tràn dịch khớp gối
Bầm tím là biểu hiện điển hình của bệnh tràn dịch khớp gối

5. Chẩn đoán tràn dịch khớp gối

Bác sĩ chẩn đoán bệnh tràn dịch khớp gối dựa trên triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh lý của bạn. Ngoài ra, có thể thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Hút dịch khớp: Để phân tích như đếm tế bào, nuôi cấy vi khuẩn và kiểm tra các tinh thể như axit uric hoặc canxi pyrophosphate dihydrate ram, tìm thấy trong bệnh gút hoặc giả gút.
  • Chụp X – quang đầu gối: Xác minh không có phá vỡ hoặc xáo trộn khi có lịch sử chấn thương hoặc dấu hiệu viêm khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Phát hiện các bất thường của xương hoặc khớp gối, chẳng hạn như rách dây chằng, gân hoặc sụn.
  • Xét nghiệm máu: Xác định số lượng bạch cầu, tốc độ máu lắng và mức độ protein phản ứng C hoặc axit uric.

6. Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?

Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Đau nhức thường xuyên ở chân, cơn đau lan xuống dưới ngón chân, bàn chân.
  • Hạn chế vận động khớp. Suy giảm nhanh chóng khả năng đi lại.
  • Sốt, sưng bạch huyết ở bẹn, gây ra tình trạng đau nhức dữ dội.
  • Xơ cứng khớp, dính khớp, căng cơ, cứng cơ.
  • Phá hủy khớp do chọc hút dịch khớp nhiều lần gây nhiễm trùng.
  • Bại liệt, tàn phế là biến chứng nặng nề nhất do tràn dịch khớp gối gây ra.

7. Tràn dịch khớp gối nên ăn gì, kiêng gì?

Những cơn đau nhức do bệnh tràn dịch khớp gối có tái phát hay không, một phần phụ thuộc vào chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm nên ăn và nên kiêng mà người bị tràn dịch khớp gối cần phải chú ý.

Người bệnh tràn dịch khớp gối nên ăn:

  • Các loại thịt như thịt lợn, thịt gà, thịt vịt.
  • Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ.
  • Một số loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mì, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt.
  • Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi, kiwi.
  • Những loại rau củ như bông cải xanh, bí ngô, bầu, bí đao.

Người bệnh tràn dịch khớp gối nên kiêng ăn:

  • Các loại thịt đỏ và nội tạng động vật.
  • Những thực phẩm chế biến sẵn như đồ ăn đóng hộp, xúc xích, dăm bông, gà rán.
  • Những loại đồ uống rượu bia, nước có ga.
Người bị tràn dịch khớp gối không nên ăn nội tạng động vật
Người bị tràn dịch khớp gối không nên ăn nội tạng động vật

8. Điều trị tràn dịch khớp gối

Điều trị tràn dịch khớp gối bằng phương pháp nào còn tùy thuộc vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

8.1. Khám tràn dịch khớp gối ở đâu?

Người bệnh có thể khám tràn dịch khớp gối ở cơ sở y tế công hay tư đều được. Miễn là khám đúng chuyên khoa, đúng bác sĩ giỏi.

  1. Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội.
  2. Bệnh viện Việt Đức: Số 16 - 18 Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  3. Bệnh viện Đà Nẵng: Số 124 Hải Phòng, Thạch Thang, Đà Nẵng.
  4. Bệnh viện Chợ Rẫy: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.HCM.
  5. Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.Hồ Chí Minh: Số 929 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TP.HCM.

8.2. Tràn dịch khớp gối nên uống thuốc gì?

Bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối có thể sử dụng thuốc Tây theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc tân dược thường được dùng để chữa chứng bệnh này là:

  • Thuốc chống viêm và thuốc giảm đau.
  • Kháng sinh nếu bạn bị nhiễm trùng.
  • Corticosteroid đường uống hoặc được tiêm trực tiếp vào khớp gối.

8.3. Phẫu thuật

Nếu bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối không đáp ứng tốt các điều trị khác thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Có thể là: Phẫu thuật cắt bỏ túi bursa. Hoặc phẫu thuật thay khớp gối trong trường hợp tràn dịch khớp gối nặng nhất. Hoặc nội soi khớp nghĩa là thủy thuật phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trên khớp, để giúp kiểm tra và điều trị tổn thương.

8.4. Biện pháp khắc phục tại nhà

Bên cạnh những biện pháp điều trị ở trên, người bị tràn dịch khớp gối có thể áp dụng một số cách khắc phục bệnh đơn giản tại nhà như:

  • Dùng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol) có thể giúp giảm đau.
  • Cho đầu gối nghỉ ngơi khi bị sưng đau và tránh làm các công việc mang vác nặng.
  • Chườm đá khoảng 15 – 20 phút, 4 giờ/lần giúp giảm đau nhức nhanh chóng.
  • Duy trì cân nặng trong mức cho phép, để tránh áp lực không cần thiết lên đầu gối.
  • Tập các bài tập tác động thấp không gây áp lực lên đầu gối như bơi lội, yoga, thể dục nhịp điệu dưới nước.

9. Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi?

Bệnh tràn dịch khớp gối không tự khỏi nếu không được điều trị. Nó có thể gây biến chứng nguy hại nếu không được phát hiện và chữa kịp thời. Các biến chứng như đau nhức kéo dài, khớp tê cứng, vận động khó khăn, khớp bị phá hủy, bại liệt. Vậy tràn dịch khớp gối chữa bao lâu thì khỏi? Thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh và cách điều trị mà bạn áp dụng.

10. Điều trị dứt điểm tràn dịch khớp gối bằng Đông y

Nếu như thuốc Tây chữa tràn dịch khớp gối có công dụng giảm nhanh các triệu chứng bên ngoài như đau nhức sưng viêm. Thì thuốc Đông y lại có tác dụng mạnh mẽ và toàn diện hơn, đi sâu vào nguyên căn gây bệnh. Từ đó, giúp bệnh được chữa dứt điểm, không bị tái phát lại trong một khoảng thời gian dài.

Trị Cốt Tán giúp loại bỏ bệnh tràn dịch khớp gối dứt điểm
Trị Cốt Tán giúp loại bỏ bệnh tràn dịch khớp gối dứt điểm

Đó cũng là lý do vì sao, sản phẩm Đông y gia truyền Trị Cốt Tán của nhà thuốc Hải Sáu lại được các bệnh nhân mắc bệnh lý về xương khớp nói chung và người bị tràn dịch khớp gối nói riêng, tin tưởng và sử dụng nhiều đến vậy. Trị Cốt Tán không chỉ nhận được sự tin dùng của người bệnh mà còn được giới chuyên gia đánh giá cao. Bởi vì:

Thành phần thuốc: Trị Cốt Tán được đặc chế từ những tinh hoa của các loại thảo dược thiên nhiên như Tam thất, Nấm linh chi, Na kích, Đan sâm, Quế chi, Khương hoạt, Đỗ trọng, Phòng phong,.. Đảm bảo độ an toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ. Phù hợp cho mọi đối tượng bệnh nhân.

Hiệu quả mang lại: Trị Cốt Tán giúp giảm nhanh các triệu chứng đau, sưng, bầm tím, cứng khớp do bệnh tràn dịch khớp gối gây ra. Hơn thế, bài thuốc này còn tác động trực tiếp đến gốc rễ gây bệnh, trị bệnh dứt điểm hoàn toàn. Đồng thời, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho xương, khớp khỏe mạnh, dẻo dai.

Tính tiện lợi: Bạn không cần mất thời gian và công sức tìm kiếm nguyên liệu, đun sắc cầu kỳ. Trị Cốt Tán được Lương y Nguyễn Công Sáu bào chế thành dạng uống và chườm. Đem lại sự tiện lợi, dễ dàng khi sử dụng.

Thương hiệu uy tín: Bài thuốc Trị Cốt Tán đã giúp cho hơn 50.000 bệnh nhân mắc bệnh lý về xương khớp, trong đó có tràn dịch khớp gối được chữa khỏi. Thương hiệu của sản phẩm Đông y Trị Cốt Tán còn được minh chứng qua hàng loạt các giải thưởng giá trị như:

  • Sản phẩm Xanh vì sức khỏe người Việt” của Viện chính sách pháp luật và quản lý.
  • Giấy khen, bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam.
  • Trị Cốt Tán được Bộ y tế Chứng nhận về an toàn và chất lượng của thuốc.

Đề đạt được hiệu quả chữa bệnh tràn dịch khớp gối tốt nhất, người bệnh nên đến trực tiếp nhà thuốc Hải Sáu. Hoặc liên hệ qua số hotline: 0961 666 383,  để được các lương y thăm khám và tư vấn miễn phí về tình trạng bệnh tình.

Xếp hạng: 4 (3 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH