Đau khớp vai là một những triệu chứng thường gặp ở nhiều người và có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, nhận biết và hiểu về triệu chứng này giúp bạn điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé.
1. Đau khớp vai là gì?
Khớp vai là một trong những khớp lớn của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Khớp vai bị đau khi có tổn thương vùng cổ, vùng trung thất hay lồng ngực.
Đau khớp vai (đau khớp bả vai) là triệu chứng có thể gặp ở nhiều độ tuổi và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng này có thể gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi phải chịu đựng các cơn đau triền miên.
2. Triệu chứng đau khớp vai
Đau khớp vai có thể xuất hiện dần dần hoặc đột ngột và dao động từ nhẹ đến khó chịu, thậm chí có thể dẫn đến không cử động được.
Đau nhẹ và nhói
Đau khớp vai thường xuất hiện vào sáng sớm sau khi ngủ dậy, đôi khi đi kèm với cứng khớp. Triệu chứng này có thể gặp khi người bệnh sử dụng vai thực hiện các hành động quá sức của tay.
Đau nhức nặng khi cử động
Lúc này, đau khớp vai không chỉ gây những cơn đau thoáng qua mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến các hành động hàng ngày. Cảm giác đau có thể lan ra vùng lưng, bẹ sườn hoặc có thể lan rộng tại các vị trí không thể xác định được.
Nó cũng có thể kèm theo các tiếng kêu lạo xạo trong khớp vai, đôi khi có thể khiến khớp sưng to kèm sốt nóng toàn thân.
3. Nguyên nhân gây đau khớp vai
Theo các thống kê dịch tễ, đau khớp vai có thể do nhiều nguyên nhân gây nên và nhiều biểu hiện khác nhau được thể hiện ra ngoài.
Các nguyên nhân phổ biến thường do thói quen sinh hoạt, nghề nghiệp và vận động. Đôi khi nguyên nhân gây đau khớp vai cũng có thể là dấu hiện của các bệnh lý về xương khớp hoặc chấn thương. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây đau khớp bả vai:
3.1. Nguyên nhân cơ học
Có thể nhiều người bệnh không quan tâm đến những hành động sinh hoạt hàng ngày mà vô tình khiến chúng trở thành nguyên nhân gây chứng đau khớp vai:
- Tính chất công việc: Những người thường xuyên sử dụng khớp vai như thợ xây, công nhân, khuân vác,... có nguy cơ bị đau khớp vai trái hoặc đau khớp vai phải .
- Hoạt động sai tư thế: Do thói quen hàng ngày như chống khuỷu tay lên bàn, đeo balo nặng, bẻ khớp vai,...
- Chơi thể thao không đúng cách: Các động tác chơi thể thao như tennis, golf,... khi thực hiện sai có thể dẫn tới đau khớp vai do giãn dây chằng, căng cơ,...
- Chấn thương: Những chấn thương tại vùng vai có thể dễ gặp tình trạng đau khớp vai hơn những người khỏe mạnh.
- Stress: Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài gây ra co cứng và đau khớp vai.
3.2. Nguyên nhân bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân cơ học, đau khớp vai có thể là biểu hiện của những bệnh lý xương khớp nguy hiểm, chẳng hạn như:
- Thoát vị đĩa đệm cổ: Đau khớp vai khi đĩa đệm bị thoái hóa và chèn ép lên các dây thần kinh và dây chằng ở vai.
- Thoái hóa đốt sống cổ: Tình trạng này thường xảy ra ở người bệnh cao tuổi kèm theo các triệu chứng như đau mỏi cổ, lan xuống vai trái, vai phải và cánh tay,...
- Viêm khớp dạng thấp: Bệnh lý tự miễn này có thể gây ra tình trạng đau khớp vai cùng các khớp liên quan trong cơ thể.
- Lao xương: Đau khớp vai là một trong những triệu chứng thường gặp của người bệnh mắc lao xương.
- Tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm mất khả năng sản xuất hormone insulin dẫn tới tổn thương nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm thần kinh khớp vai.
Theo các bác sĩ cho biết, nhận biết chính xác nguyên nhân đau khớp vai có thể giúp người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để tăng tỷ lệ chữa bệnh và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.
4. Khám và chẩn đoán bệnh đau khớp vai
Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau khớp vai kể trên, bạn nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa về cơ xương khớp để được chẩn đoán bệnh chính xác.
Trước tiên, người bệnh được tiến hành thăm khám lâm sàng bằng cách:
- Quan sát
- Sờ khớp đánh giá dấu hiệu đau và nhiệt độ của khớp
- Khám phạm vi vận động của khớp
- Nghiệm pháp khám phát hiện các dấu hiệu chèn ép
Quan sát
Phương pháp này nhằm quan sát các biến dạng, màu sắc và tổn thương bên ngoài khớp vai, tính chất đối xứng khi so sánh với vai đối diện.
Sờ khớp
Đau khớp vai có thể đau lan đến các vùng lân cận, vì vậy khi sờ nắn cần bao gồm cả khu vực khớp ổ chảo cánh tay, khớp cùng vai đòn, khớp ức đòn, mỏm quạ, mỏm cùng vai, đầu xương đòn, gân nhị đầu, lồi củ lớn và lồi củ bé xương cánh tay, xương bả vai và cổ.
Khám phạm vi vận động của khớp
Để đưa ra kết luận, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cố gắng và gập khớp vai hai bên lên quá đầu sau đó từ từ hạ xuống. Các đối kháng đặc hiệu có thể giúp xác định gân bị ảnh hưởng:
- Gân dưới vai và cơ tròn bé: Người bệnh được yêu cầu khép cánh tay sát người, khuỷu tay gấp 90 độ và cổ xoay khớp vai ra ngoài và người khám thực hiện với lực ngược lại. Cách này có thể đánh giá được sự mất chức năng gân cơ chóp xoay.
- Gân cơ trên gai: Người bệnh gấp khớp vai với ngón tay hướng xuống dưới, khuỷu tay duỗi thẳng hoàn toàn và cố gắng giữ ở tư thế này trong khi người khám ấn cánh tay của người bệnh xuống.
- Gân cơ dưới: Người bệnh đưa tay ra sau lưng, đặt mu bàn tay lên vùng thắt lưng. Người khám tách tay người bệnh ra khỏi vùng thắt lưng.
Nghiệm pháp khám phát hiện các dấu hiệu chèn ép
- Nghiệm pháp Neer: Nó được dùng để kiểm tra dấu hiệu chép gân mũ cơ quay dưới vòm cùng quạ. Khi thực hiện nghiệm pháp này, người bệnh dạng tay, cẳng tay thẳng, bàn tay để sấp và người khám đưa tay người bệnh lên trên quá đầu.
- Nghiệm pháp Hawkins: Người bệnh đưa cánh tay gấp 90 độ, cẳng tay gấp 90 độ vuông góc với cánh tay sau đó hạ cẳng tay xuống để xoay khớp vai vào trong.
Sau khi tiến hành các phương pháp thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiến hành các chẩn đoán cận lâm sàng như:
- Hút dịch khớp vai: Thường hút dịch ở phía trước vai.
- Chụp X-quang: Để xác định chính xác vị trí tổn thương và đánh giá khả năng điều trị ban đầu
Cuối cùng, dựa vào các chẩn đoán trên mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho từng người bệnh.
5. Điều trị bệnh đau khớp vai
Chữa đau khớp vai phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng này, chẳng hạn nguyên nhân cơ học có thể được cải thiện bằng các bài tập, nghỉ ngơi hợp lý,... hoặc nguyên nhân bệnh lý cần can thiệp của những phương pháp có người chuyên môn cùng biện pháp chuyên sâu.
5.1. Vật lý trị liệu
Hiện nay, đối với người bệnh đau khớp vai thường được các chuyên gia chỉ định điều trị bằng những phương pháp như:
- Chườm lạnh: Cách này giúp giảm sưng đau ở vai. Người bệnh sử dụng một túi nước đá và chườm lên khớp bả vai trong 20 phút/lần, 5 lần mỗi ngày.
- Liệu pháp nhiệt: Nhiệt giúp thư giãn các cơ bắp và làm dịu các cơn đau khớp ở vai. Người bệnh có thể sử dụng gói gel nóng, miếng đệm nóng hoặc một chai nước nóng.
- Sử dụng sóng siêu âm năng lượng cao tại khớp vai bị tổn thương có tác dụng chống viêm và giảm cơ cứng.
5.2. Thuốc tây
Sử dụng thuốc trị đau khớp vai cùng các phương pháp điều trị khác giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau khớp vai hiệu quả. Tuy nhiên khi dùng các thuốc này người bệnh cần thận trọng bởi chúng có thể gây tác dụng phụ và những biến chứng kèm theo.
Một số thuốc được chỉ định trong điều trị đau khớp vai bao gồm:
- Thuốc giảm đau: paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giúp giảm triệu chứng đau tức thì. Nhóm thuốc này có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc và tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày,... khi sử dụng trong thời gian dài.
- Thuốc giãn cơ: Các thuốc có chứa thành phần eperisone, mephenesin,... có tác dụng chống co thắt cơ vùng vai, hỗ trợ giảm đau nhức. Lạm dụng thuốc này có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu, căng thẳng, nước tiểu màu khác thường,...
- Thuốc tiêm corticoid: Nó được sử dụng trong trường hợp bị mỏm cùng vai, gân trên vai, bám gân nhị đầu,...
5.3. Đông Y
Theo đông y, chứng đau khớp vai là do ba khí phong hàn thấp cùng lẫn lộn xâm nhập, đọng lại tại khớp xương kinh lạc. Dưới đây là một số bài thuốc được sử dụng khi đau khớp vai.
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: Kim ngân hoa 15 gam; phong kỷ 12 gam; tang ký sinh, ngưu tất, tiểu tang chi mỗi vị 10 gam; tần giao, quế chi và cam thảo mỗi vị 6 gam.
- Thực hiện: Sắc uống trong 7 ngày, mỗi ngày 1 thang và dùng liên tục 3 - 5 đợt.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị: Ngưu tất bắc và chi mẫu mỗi vị 10 - 12 gam; hy thiêm, độc hoạt, xuyên khung, đỗ trọng bắc, quế chi mỗi vị 10 gam; hoàng cầm, cương cốt ty, thạch cao mỗi vị 8 gam.
- Thực hiện: Sắc các dược liệu trên cùng với 1,5 lít nước trong 30 phút trên lửa nhỏ. Sau đó, chắt lấy phần nước uống trong ngày.
Bài thuốc 3:
- Chuẩn bị: Đỗ trọng bắc, quế nhục, cẩu tích mỗi vị 10 gam; cam thảo, hy thiêm mỗi vị 8 gam.
- Thực hiện: Sắc các dược liệu trên cùng 1 lít nước. Đun đến khi sủi bọt trắng thì mang phần thuốc đi rửa và đun lại lần 2 cùng với 800mL nước trong 20 phút. Lọc bỏ phần bã và lấy phần nước uống.
5.4. Thuốc nam
Các bài thuốc nam chữa đau khớp vai được cha ông ta lưu truyền kinh nghiệm từ trước tới nay như:
- Xương rồng: Lá xương rồng được cắt bỏ hết gai, hơ nóng và sau đó đắp trực tiếp lên trên khớp vai khoảng 10 - 15 phút, 2 - 3 lần/ngày.
- Hạt gấc: Rửa sạch, nướng chín và ngâm cùng với 2 lít rượu trong một tháng. Sử dụng rượu ngâm để xoa bóp có tác dụng điều trị đau khớp vai rất tốt.
- Ngải cứu: Rang ngải cứu cùng muối rồi đắp lên vùng khớp bị đau sẽ thấy thuyên giảm triệu chứng tức thì.
- Trinh nữ hoàng cung: Nấu 50 gam lá trinh nữ hoàng cung cùng với 1,5 lít nước để lấy nước uống.
5.5. Phẫu thuật
Đối với các trường hợp nặng, người bệnh được chỉ định tiến hành phẫu thuật để ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Một số phương pháp phẫu thuật được thực hiện khi có triệu chứng đau khớp vai:
- Mổ nội soi khớp
- Cắt bỏ khớp
- Nối dây chằng khi người bệnh bị giãn gây đau,...
5.6. Bài tập
Bên cạnh những phương pháp điều trị đau khớp vai, người bệnh có thể tiến hành thực hiện các bài tập để cải thiện triệu chứng hiệu quả nhất.
Tư thế xỏ kim
- Bước 1: Hai chân mở rộng bằng hông, hai tay chống xuống sàn, cành tay vuông góc và đùi song song với mặt sàn.
- Bước 2: Hạ cánh tay sao cho bả vai chạm đất, hướng về phía ngược lại. Dùng sức nặng thân trên để ấn vai và cánh tay cho khu vực vai, cổ được kéo căng.
Xoay cánh tay
- Bước 1: Dùng tay không dị đau bám vào một vật chắc chắn để giữ thăng bằng, tay còn lại buông tự do dọc thân mình.
- Bước 2: Đưa tay nhẹ nhàng từ đằng trước ra phía sau, trái phải hoặc hình tròn. Thực hiện động tác trong khoảng 3 - 5 phút rồi chuyển động tác khác.
Vắt chéo tay trước ngực
- Bước 1: Đặt tay bị đau trước ngực, tay không đau bám vào vùng cánh tay bên trên khuỷu tay bị đau.
- Bước 2: Kéo căng tối đa tay bị đau về phía tay không đau, giữ nguyên trong 30 giây rồi giãn cơ từ từ.
Bài tập với dây thun
- Bước 1: Sử dụng một dây thun, tay đau cầm băng thun, khuỷu tay vuông góc và cánh tay ép sát vào thân mình.
- Bước 2: Kéo dây thun vào phía trước thân mình, xoay và giữ khoảng 30 giây. Thả ra từ từ và chuẩn bị động tác tiếp theo.
6. Bệnh đau khớp vai có nguy hiểm không?
Đau khớp vai là triệu chứng có thể xảy ra bất cứ khi nào, thường nó sẽ không quá đau đớn nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Bên cạnh đó, nếu triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng những không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến sự “đông cứng” khớp vai và việc phục hồi trở nên khó khăn hơn.
7. Hướng dẫn chăm sóc người bệnh đau khớp vai
Đau khớp vai có thể thuyên giảm nếu được chăm sóc về điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng liên quan đến đau khớp vai người bệnh cần thăm khám sớm và lưu ý những điều dưới đây:
- Nghỉ ngơi điều độ để cơ thể được chữa lành và giảm đau khớp vai.
- Tránh mang vác đồ nặng, cồng kềnh.
- Tập luyện các bài tập thể thao nhẹ nhàng, trạng tập luyện quá nhiều và luân phiên các bài tập để khớp trở nên linh hoạt hơn. Lưu ý, người bệnh nên khởi động kỹ trước khi tập luyện để tránh chấn thương cơ học ngoài ý muốn.
- Kết hợp với chế độ ăn khoa học, bổ sung các thực phẩm giàu canxi, omega-3, vitamin D,... giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, tạo độ đàn hồi và các chất nhầy tại ổ khớp.
- Tránh hút thuốc vì các chất trong thuốc lá có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu đến vai và cơ thể, từ đó làm chậm quá trình hồi phục.
- Thường xuyên thăm khám theo chỉ định của bác sĩ hoặc khi có nguy cơ tiềm ẩn cần có kế hoạch phòng ngừa.
Trên đây là những thông tin về triệu chứng đau khớp vai mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn. Nếu bạn đang gặp tình trạng đau khớp vai, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn.