Những thông tin về bấm huyệt mà bạn cần biết

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Bấm huyệt là phương pháp được nhiều người tin dùng để giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, liệu pháp này còn giúp phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau khi được thực hiện đúng cách. Vậy phương pháp này là gì và các bước thực hiện như thế nào?

Mục lục [ Ẩn ]
Bấm huyệt là gì?
Bấm huyệt là gì?

1. Bấm huyệt là gì?

Bấm huyệt, tiếng anh là Acupressure, là liệu pháp sử dụng lực bấm của ngón tay, bàn tay tác động lên vị trí các huyệt đạo với mục đích khai thông tắc nghẽn trong các kinh mạch này.

Sự tác động phù hợp giúp kích thích cơ thể tự chữa lành và cải thiện chức năng của các cơ quan, đồng thời phòng ngừa và điều trị các bệnh lý hoặc vấn đề đang gặp phải.

Theo các tài liệu, cơ thể con người có 108 huyệt đạo bao gồm 72 huyệt cơ bản và 36 huyệt quan trọng (tử huyệt). Hệ thống huyệt đạo này nối với 12 đường kinh và 8 mạch kỳ kinh. Huyệt đạo, kinh mạch và tạng phủ có mối liên hệ mật thiết với nhau.

2. Cơ chế trị bệnh của bấm huyệt

Tác dụng của bấm huyệt đối với cơ thể được giải thích như sau:

Theo Y học cổ truyền, bấm huyệt dựa trên quan niệm cổ xưa của Trung Quốc về khí hay còn gọi là nguồn năng lượng sống còn. 

Theo quan niệm này, khí được di chuyển liên tục trong cơ thể, khi một người xuất hiện các bệnh lý tức là cơ thể họ đang bị ngăn chặn khí. Điều này sẽ gây tình trạng mất tình trạng cân bằng của cơ thể.

Ngoài ra, tại các vị trí huyệt đạo là vị trí mà khí của các tạng phủ, kinh lạc tỏa ra bên ngoài, tuy nhiên nó cũng là nơi dễ bị tà khí xâm nhập và gây bệnh.

Phương pháp bấm huyệt giúp tác động lên các huyệt đạo với một lực tương ứng với từng cơ thể người bệnh giúp điều hòa những rối loạn và tái lập sự cân bằng âm dương để cơ thể trở lại trạng thái khỏe mạnh.

Cơ chế chữa bệnh của bấm huyệt
Cơ chế chữa bệnh của bấm huyệt

Theo y học hiện đại cũng đã công nhận tầm quan trọng của các huyệt đạo, là đầu mối giao thoa của các dây thần kinh và mạch máu. Đây là điểm có mối quan hệ mật thiết với hoạt động của các cơ quan trong cơ thể với tuần hoàn máu và hệ thần kinh.

Chính vì lý do đó, bấm huyệt có khả năng tạo nên những thay đổi về thần kinh, nội tiết và thể dịch. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng và sức khỏe con người.

3. Bấm huyệt có tác dụng gì?

Phương pháp bấm huyệt được thực hiện đúng cách sẽ mang đến những công dụng và lợi ích như sau:

Tác dụng đối với hệ tuần hoàn

  • Tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn, giảm huyết áp và nhịp tim
  • Điều chỉnh các rối loạn của cơ thể
  • Khắc phục khí huyết hư hoặc ứ trệ
  • Đả thông kinh mạch
Tác dụng của bấm huyệt đối với hệ tuần hoàn
Tác dụng của bấm huyệt đối với hệ tuần hoàn

Tác dụng đối với hệ thần kinh

  • Giảm đau đầu
  • Giảm áp lực lên các dây thần kinh
  • Giảm stress, căng thẳng
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ
  • Chống buồn ngủ, say xe
  • Tăng cường chức năng của hệ thần kinh
  • Thư giãn, cải thiện tâm trạng 
  • Trị đau đầu do căng thẳng
  • Bấm huyệt trị run tay

Tác dụng đối với cơ xương khớp

  • Giảm đau lưng, đau cổ vai gáy
  • Giảm đau cơ, đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh bị chèn ép hoặc tổn thương
  • Chữa thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,...
  • Bấm huyệt chữa đau khớp gối, đau đầu gối
  • Chống viêm và điều trị một số tình trạng viêm khớp
  • Thư giãn cơ, xương, khớp
  • Phục hồi chức năng vận động
Bấm huyệt chữa bệnh xương khớp
Bấm huyệt chữa bệnh xương khớp

Tác dụng đối với hệ hô hấp

  • Chữa ho (ho có đờm hoặc ho khan)
  • Chữa viêm xoang, sổ mũi, nghẹt mũi
  • Phòng ngừa amidan

Tác dụng đối với hệ sinh sản

  • Giảm đau bụng kinh
  • Điều trị đau bụng kinh
  • Kích thích sinh lý
  • Hỗ trợ điều trị bệnh u xơ tử cung
  • Tăng cường khả năng sinh sản

Tác dụng đối với làn da và sắc đẹp

  • Làm đẹp da
  • Giảm béo toàn thân
  • Thư giãn cơ ở vùng mặt
  • Tăng kích thước vòng 1

Tác dụng đối với phủ tạng

  • Tăng cường chức năng phủ tạng
  • Tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể
  • Cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường loại bỏ các chất cặn bã và hấp thụ chất dinh dưỡng
  • Giải độc gan
  • Hỗ trợ điều trị chữa thận yếu và tăng cường chức năng thận

Ngoài ra, bấm huyệt giúp điều trị cận thị, cải thiện thị lực, cân bằng nội tiết tố, điều trị cảm lạnh, nhiễm trùng,...

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu phương pháp bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống

4. Chỉ định của bấm huyệt

Liệu pháp bấm huyệt được chỉ định thực hiện trong những trường hợp như sau:

Bấm huyệt chữa đau lưng
Bấm huyệt chữa đau lưng
  • Bệnh về tuần hoàn: Thiểu năng tuần hoàn, tim đập nhanh, khí huyết kém,...
  • Bệnh về thần kinh: Bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa, mất ngủ, kém tập trung, đau đầu,...
  • Bệnh về xương khớp: Bấm huyệt chữa đau đầu gối, bấm huyệt chữa đau lưng, bấm huyệt chữa đau vai gáy, cứng khớp, khó vận động, đau cơ, bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm,...
  • Bệnh về đường hô hấp: ho, nghẹt mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản,...
  • Bệnh về sinh dục: yếu sinh lý, u xơ tử cung, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt,...
  • Bệnh lý khác: Thận yếu, trĩ, tiểu đường, bệnh gan, béo phì,....

5. Chống chỉ định của bấm huyệt

Phương pháp bấm huyệt có tác dụng tuyệt vời như vậy nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng được. Dưới đây là những đối tượng không phù hợp để thực hiện liệu pháp này:

Người bệnh gout không nên thực hiện bấm huyệt
Người bệnh gout không nên thực hiện bấm huyệt
  • Người động kinh
  • Nhiễm nấm như nấm da chân
  • Loét
  • Bệnh gout
  • Người bệnh có vấn đề liên quan về máu như cục máu đông, chảy máu, máu khó đông,...
  • Các vấn đề về tuyến giáp
  • Người bệnh có lượng tiểu cầu thấp
  • Gãy xương và vết thương kín khác
  • Các bệnh ngoại khoa như thủng dạ dày, viêm ruột thừa, viêm vòi trứng,...
  • Suy tim, suy gan suy thận giai đoạn nặng
  • Tiểu đường nặng
  • Chấn thương cột sống, viêm khớp dạng thấp
  • Giãn tĩnh mạch
  • Không bấm huyệt vào khu vực có khối u, tế bào ung thư đã di căn đến xương.

Bên cạnh đó, một số tình trạng bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bấm huyệt:

  • Có chấn thương gần đây
  • Dễ bầm tím
  • Huyết áp không kiểm soát
  • Đang sử dụng thuốc chống đông máu như Warfarin
  • Các loại ung thư
  • Loãng xương
  • Mang thai
Có thể bạn quan tâm: Phương pháp bấm huyệt bàn tay và cách bấm huyệt đơn giản

6. Các kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh

Phương pháp bấm huyệt được thực hiện với các kỹ thuật khác nhau, cụ thể như sau:

Kỹ thuật bấm huyệt
Kỹ thuật bấm huyệt

Kỹ thuật day miết

  • Day: Dùng mô ngón tay út/ngón cái hoặc gốc bàn tay ấn vào da người bệnh và di chuyển tay theo đường tròn sao cho da di động theo tay.
  • Miết: Dùng vân ngón tay cái ấn và miết chặt vào da của người bệnh theo hướng từ trên xuống, từ dưới lên trên, từ trái qua phải và ngược lại; khi đó, tay cần di chuyển theo chuyển động của da.

Kỹ thuật nắn bóp

Sử dụng các đầu ngón tay hoặc sử dụng hai đầu ngón tay cái và trỏ hoặc cả bàn tay để nắn bóp vào các huyệt đạo, sau đó kéo thịt lên trên.

Kỹ thuật bấm huyệt

Dùng ngón tay cái, mô ngón tay út, gốc bàn tay và đầu ngón tay cái ấn trực tiếp vào vị trí huyệt đã xác định.

Kỹ thuật bấm huyệt

Sử dụng mu khớp đốt 2, 3 của ngón giữa và ngón trỏ hoặc dùng ngón tay cái hoặc dùng khuỷu tay ấn thẳng vào huyệt vị.

7. Một số câu hỏi liên quan đến bấm huyệt

Dưới đây là một số thắc mắc của người bệnh khi thực hiện phương pháp bấm huyệt chữa bệnh.

Bấm huyệt có an toàn không?

Bấm huyệt có an toàn không?
Bấm huyệt có an toàn không?

Bấm huyệt là liệu pháp khá an toàn với nhiều công dụng. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ của bấm huyệt có thể xảy ra trong hoặc sau bấm huyệt. Đặc biệt, nó xuất hiện ở những người bệnh có thể trạng yếu với các biểu hiện như:

  • Cảm giác lâng lâng
  • Choáng váng
  • Đau nhức
  • Xuất hiện cơn thắt mạnh ở phụ nữ mang thai

Những tác dụng phụ này thường nhẹ và xuất hiện trong thời gian ngắn. Thông thường chứng sẽ biến mất sau khi trị liệu.

Bấm huyệt có đau không?

Bấm huyệt mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh, không gây khó chịu hay đau nhức hoặc chỉ cảm thấy đau nhẹ khi tác động vào huyệt.

Tuy nhiên, trong trường hợp thực hiện sai kỹ thuật hoặc dùng lực quá mạnh, người bệnh có thể cảm thấy đau và kèm theo các biểu hiện như bầm tím, chảy máu và choáng váng.

Tìm hiểu thêm: Sơ đồ huyệt bàn chân và phương pháp bấm huyệt chân

Bấm huyệt thực hiện trong bao lâu?

Thời gian thực hiện bấm huyệt thường trong khoảng 25 - 30 phút, mỗi ngày một lần. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà thời gian một liệu trình của mỗi người là khác nhau.

Đối với những bệnh cấp tính và mạn tính giai đoạn nhẹ, người bệnh cần sử dụng 2 - 3 liệu trình, mỗi liệu trình khoảng 15 - 20 ngày. Đối với trường hợp nặng hơn sẽ cần điều trị trong thời gian dài hơn theo chỉ định của thầy thuốc.

Có nên thực hiện bấm huyệt tại nhà không?

Mặc dù bấm huyệt là phương pháp đơn giản và an toàn nhưng nó chỉ thực sự đem lại hiệu quả và an toàn khi được thực hiện bởi thầy thuốc có chuyên môn và kinh nghiệm.

Tự bấm huyệt tại nhà có thể gây ra những sai sót ngoài ý muốn dẫn đến những hậu quả khó lường như rạn xương, tổn thương cơ và biến chứng dây thần kinh.

8. Những điều cần lưu ý khi bấm huyệt chữa bệnh.

Phương pháp bấm huyệt an toàn và mang lại nhiều lợi ích nhưng khi áp dụng người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

Lưu ý khi bấm huyệt
Lưu ý khi bấm huyệt
  • Thăm khám kỹ lưỡng, chẩn đoán đúng tình trạng sức khỏe trước khi áp dụng phương pháp bấm huyệt.
  • Đối với người trên 50 tuổi cần kiểm tra mật độ xương vì độ tuổi này thường dễ gặp tình trạng loãng xương.
  • Cần thực hiện bấm huyệt tại cơ sở uy tín và không nên tự bấm huyệt tại nhà.
  • Nên tuân thủ phác đồ điều trị, không tự ý ngừng thực hiện bấm huyệt để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của liệu pháp.
  • Tuyệt đối không được lạm dùng bấm huyệt.

Trên đây là những thông tin về bấm huyệt mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn, đặc biệt người bệnh xương khớp. Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh xương khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0961 666 383

Xếp hạng: 4 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH