Xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy có thể giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, thư giãn và cải thiện khả năng vận động. Vậy phương pháp bấm huyệt chữa đau vai gáy thực sự có hiệu quả như thế không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Bấm huyệt chữa đau vai gáy có tốt không?
Theo Đông y, đau vai gáy là chứng kiên tý và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh xuất hiện khi tấu lý sơ hở khiến hàn phong xâm nhập vào cơ thể khiến khí huyết ứ trệ, đau mỏi vai gáy và tổn thương kinh lạc.
Bấm huyệt chữa đau vai gáy có tác dụng đối với trường hợp nhẹ với nhiều ưu điểm như:
- Quá trình điều trị sử dụng lực bằng tay, không có sự can thiệp của dụng cụ y tế nên an toàn cho người bệnh.
- Phương pháp này không dùng thuốc nên hạn chế được tác dụng phụ do thuốc gây ra cho các cơ quan của cơ thể.
- Thời gian và liệu trình điều trị ngắn nên tiết kiệm chi phí cho người bệnh.
Trong khi đó, đối với trường hợp đau mỏi vai gáy mạn tính hoặc bệnh trong giai đoạn nặng, thì bấm huyệt chỉ được xem là liệu pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả.
2. Tác dụng của bấm huyệt chữa đau vai gáy
Bấm huyệt chữa đau vai gáy mang lại những tác dụng đối với người bệnh như sau:
- Cải thiện cơn đau vai gáy tại nhà
- Chống co thắt giúp giảm đau
- Tác động vào da, cơ, mạch máu có tác dụng lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch và đẩy lùi phong hàn
- Tăng lưu thông tuần hoàn, tăng hấp thu dưỡng chất, kích thích cơ thể hạn chế quá trình thoái hóa xương khớp vùng vai gáy và hồi phục vận động.
- Giúp giãn cơ, mềm cơ, giải phóng các dây thần kinh, gân bị chèn ép
- Tăng tính linh hoạt của các khớp vai gáy cổ
- Tăng thụ cảm thần kinh dưới da, thư giãn thần kinh, giảm stress
3. Cách bấm huyệt chữa đau vai gáy hiệu quả
Dưới đây là một số huyệt vị cơ bản trong bấm huyệt trị đau lưng tại nhà:
A thị huyệt
Vị trí: Huyệt này được xác định bằng cách dùng tay day nhẹ từ gáy xuống vai, chỗ nào đau nhất chính là A thị huyệt.
Tác dụng: Huyệt này giúp đả thông trực tiếp vào kinh huyệt bị tắc trở, giúp các huyệt được lưu thông và giảm bớt triệu chứng đau.
Cách bấm huyệt: Lúc đầu dùng ngón tay giữa ấn với lực vừa để cảm thấy hơi đau, tiếp tục kết hợp vừa bấm vừa day từ nhẹ đến mạnh, tăng độ mạnh dần lên sao cho cảm thấy đau không chịu được nữa thì giảm xuống trong 1 - 3 phút là được.
Huyệt Phong trì
Vị trí: Huyệt này nằm ở vị trí lõm của bờ ngoài cơ thang và bờ trong cơ ức đòn chũm.
Tác dụng: Điều trị đau vai gáy, chữa ù tai, chóng mặt, đau đầu và cổ gáy cứng do cảm mạo, sai tư thế hoặc thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
Cách bấm huyệt: Dùng hai bàn tay áp vào hai tay với hai ngón cái ở phía sau, dùng hai ngón cái day nhẹ 5 lần vào huyệt, sau đó dùng đầu ngón tay cái bấm vào huyệt một lực từ nhẹ đến mạnh khi nào cảm thấy căng tức tại chỗ hoặc lan đến mắt thì giữ trong vòng 7 giây rồi thả ra. Thực hiện liên tục 3 lần.
Huyệt Kiên Tỉnh
Vị trí: Huyệt nằm ngay giao điểm nối huyệt Đại chùy với điểm cao nhất vùng xương đòn phía ngoài.
Tác dụng: Điều trị đau vai gáy, đau lưng trên, đau cứng cổ và bại liệt do trúng phong.
Cách bấm huyệt: Dùng tay đối diện với vai cần bấm, dùng ngón trỏ và ngón giữa day nhẹ vòng quanh huyệt khoảng 7 lần, sau đó ấn mạnh dần xuống với một lực từ nhẹ đến mạnh cho tới khi cảm thấy đau lan khắp bả vai thì giữ nguyên trong khoảng 5 giây, rồi từ từ nhấc tay lên và làm lại 3 lần.
Huyệt Kiên Trung du
Vị trí: Đo ngang đốt sống cổ C7 khoảng 2 thốn.
Tác dụng: Điều trị chứng đau vai gáy.
Cách bấm huyệt: Dùng 2 tay đặt lên vai xác định huyệt cần bấm, sau đó dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa day nhẹ lên huyệt với lực từ nhẹ đến mạnh đến khi đau tức nhất thì giữ nguyên đó khoảng 5 giây rồi từ từ nhả ra. Lặp lại động tác trên 3 lần.
Huyệt Liệt khuyết
Vị trí: Huyệt này nằm ở chỗ lõm cách sau lằn chỉ cổ tay 1,5 thốn về phía xương quay.
Tác dụng: Điều trị đau vùng vai gáy.
Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái của tay đối diện đặt lên huyệt cần bấm, day nhẹ theo vòng tròn, sau đó dùng ngón tay cái đặt thẳng đứng với mặt da, bấm vào huyệt với một lực từ nhẹ đến mạnh đến khi cảm thấy đau tức nhất thì giữ trong 10 giây. Thực hiện mỗi khi cảm thấy cổ gáy đau nhức.
Huyệt Lạc chẩm
Vị trí: Huyệt nằm ở mu bàn tay, giữa hai xương bàn tay 2 và bàn tay 3, sau khớp bàn ngón tay khoảng 0,5 thốn.
Tác dụng: Chủ trị chứng đau cứng cổ vai gáy.
Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt và day nhẹ khoảng 5 - 7 lần, sau đó dựng đứng đầu ngón tay cái vuông góc với mặt da, ấn với một lực đến khi cảm thấy đau tức thì giữ 10 giây rồi từ từ thả ra.
Huyệt Đại chùy
Vị trí: Huyệt nằm ở ngay dưới đốt sống cổ C7.
Tác dụng: Hỗ trợ thông dưỡng, thanh não, định thần, điều khí nâng cao sức khỏe tổng thể, hỗ trợ điều trị ho, cảm cúm, đau tức ngực, sườn và tê mỏi vai gáy.
Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt và day trong khoảng 10 giây.
Huyệt Phong phủ
Vị trí: Huyệt nằm ngay chỗ lõm giữa gáy và cách chân tóc gáy 1 thốn, ngay với đốt sống cổ C1.
Tác dụng: Thanh thần chí, lợi cơ quan, tiết khí hỏa và khu phong tà. Chủ trị đau vai gáy, tê cứng cổ, nghẹt mũi, đau nửa đầu, tai ù và hoa mắt.
Cách bấm huyệt: Day ấn nhẹ vào huyệt từ 1 - 3 phút.
Bên cạnh đó, để xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy đạt hiệu quả cao, người bệnh cần chú ý kết hợp bấm huyệt các huyệt như Phong môn, Cách du, Kiên ngung, Kiên trinh, Giáp tích và Thiên tông.
4. Một số câu hỏi về bấm huyệt chữa đau vai gáy
Dưới đây là một số câu hỏi về phương pháp bấm huyệt chữa đau vài gáy:
Bấm huyệt chữa đau vai gáy bao lâu thì khỏi?
Thời gian điều trị bằng phương pháp bấm huyệt trị đau vai gáy dựa vào tình trạng đau vai gáy mạn tính - cấp tính hoặc nặng - nhẹ.
Một số cơn đau cấp tính trong giai đoạn nhẹ có thể khỏi trong 1 - 3 ngày. Đau mạn tính do bệnh lý xương khớp như thoái hóa cương bắt buộc thời gian điều trị cần thời gian hồi phục lâu hơn và cần phải kết hợp với các biện pháp điều trị khác.
Bấm huyệt chữa đau vai gáy có đau không?
Bấm huyệt được thực hiện bằng lực của tay, không có sự can thiệp của các dụng cụ y tế nên không dẫn tới đau nhức.
Tuy nhiên, khi bấm huyệt sai cách, bấm không đúng biện pháp và không đúng huyệt. Những tác động rất mạnh được thực hiện bởi những người không có chuyên môn và tay nghề dẫn đến bong gân, chấn thương và đau nhức.
5. Lưu ý khi bấm huyệt chữa đau vai gáy
Khi áp dụng xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy, để tránh rủi ro không mong muốn, người bệnh cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Bấm huyệt trị đau vai gáy chỉ là phương pháp hỗ trợ, không có tác dụng thay thế các chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
- Tập thể dục thường xuyên để ổn định cột sống và ngăn ngừa các chứng bệnh liên quan.
- Các huyệt chữa đau vai gáy cổ gần với vùng đầu - cổ, là khu vực quan trọng, do đó khi day ấn bạn nên chú ý lực tác động để tránh các tổn thương nghiêm trọng.
- Thời điểm thích hợp để tiến hành bấm huyệt là vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Xây dựng chế độ ăn uống, lối sống và sinh hoạt để tăng cường chất lượng cuộc sống.
Trên đây là những thông tin về bấm huyệt chữa đau vai gáy mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn đang gặp triệu chứng đau vai gáy, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.