Sơ đồ huyệt bàn chân và phương pháp bấm huyệt chân

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Bấm huyệt châm là một trong những phương pháp có ý nghĩa đối với sức khỏe. Nó không chỉ giúp thư giãn sau một ngày mệt mỏi mà còn tác động đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Vậy phương pháp này là gì và thực hiện như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Tác dụng của bấm huyệt chân
Tác dụng của bấm huyệt chân

1. Bấm huyệt chân có tác dụng gì?

Theo đông y, các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người đều được đại diện một vùng ở bàn chân. Bàn chân trái tương ứng với nửa người bệnh trái và bàn chân phải tương ứng với nửa người bên phải.

Do đó khi bấm huyệt bàn chân sẽ tác động đến các cơ quan này giúp cải thiện sức khỏe của con người.

Theo y học hiện đại, bấm huyệt bàn chân có những tác dụng sau:

  • Tăng cường tuần hoàn máu: Thường xuyên xoa bóp bấm huyệt giúp máu lưu thông tốt hơn, người bệnh thuận sắc.
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ: Nó giúp não bộ được thư giãn, thoải mái và cải thiện giấc ngủ.
  • Giúp cơ thể đào thải độc tố: Tăng cường bài tiết các độc tố, tăng cường chức năng thận.
  • Phòng ngừa bệnh tật: Bấm huyệt giúp điều hòa khí huyết, tăng sức đề kháng hỗ trợ phòng bệnh tái phát.
  • Kích thích thần kinh hưng phấn giúp tỏa những ảnh hưởng tiêu cực của thần kinh ức chế tạo nên các kích thích của các hệ nội tiết, các hệ lympho tiết ra endorphin giúp giảm đau.
  • Đối với khớp: tăng cường dinh dưỡng được cung cấp tới khớp, tăng tiết chất nhờn làm trơn ổ khớp.
  • Đối với xương: Tăng cường các dưỡng chất đến nuôi dưỡng xương, chống kết dính các sợi cơ và gân trong chấn thương.
  • Loại trừ khả năng ứ đọng ở tĩnh mạch và tăng cường sự chuyển động của bạch huyết.

Như vậy, bấm huyệt chân giúp cải thiện các tình trạng của cơ thể và mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái sau mỗi lần xoa bóp.

2. Sơ đồ huyệt đạo trên chân

Như đã trình bày ở trên, bàn chân có liên quan đến các cơ quan, lục phủ ngũ tạng của cơ thể. Cụ thể các phần của bàn chân có mối liên quan mật thiết như sau:

Sơ đô huyệt bàn chân
Sơ đô huyệt bàn chân
  • Đầu và não: Đầu các ngón chân
  • Mắt: Ngón chân thứ hai và thứ ba
  • Ruột non: Vùng giữa gót chân
  • Phổi: Phần phía trên của bàn chân liền với ngón chân
  • Lưng dưới: Gót bàn chân
  • Cổ: Phần bên dưới các ngón chân cái
  • Đầu gối: Phần bên ngoài mỗi gót chân
  • Dạ dày: Mu ngón chân thứ 2
  • Tuyến giáp: Phần bên trong của xương bàn chân tiếp xúc với đất
  • Gan: Ngón thứ tư và ngón chân cái
  • Bàng quang: Mu ngón út
  • Thận: Lòng bàn chân

Ngoài ra, trên chân tập trung rất nhiều huyệt đạo, bao gồm 20 huyệt trong số hơn 300 huyệt trên cơ thể. Trong đó, có 6 huyệt đạo thông dụng thường dùng như sau:

Huyệt Thương khâu

Vị trí: Nằm ngay gần dưới hõm mắt cá chân phía trong.

Tác dụng: Hỗ trợ điều trị các chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, viêm ruột, viêm dạ dày, tiêu chảy, táo bón và các bệnh khác.

Cách bấm huyệt: Bấm và giữ trong khoảng 3 phút đến khi cảm thấy tê mỏi là được. Thực hiện 3 - 5 lần hàng ngày trên mỗi chân.

Huyệt Dũng tuyền

Huyệt Dũng tuyền
Huyệt Dũng tuyền

Vị trí: Đây là huyệt của gan bàn chân. Huyệt nằm dưới lòng bàn chân, ở điểm thấp nhất của cơ thể, giữa gan bàn chân khoảng ⅓ về phía trước.

Tác dụng: Dưỡng thận, giải độc cho thận và điều hòa cơ thể.

Cách bấm huyệt: Ấn và day huyệt nhẹ nhàng bằng ngón tay cái trong 5 phút mỗi ngày. Tốt nhất nên thực hiện vào lúc 5 - 7 giờ sáng và uống một cốc nước ấm trước khi thực hiện.

Huyệt Thái xung

Vị trí: Huyệt nằm ở mu bàn chân. Huyệt được tính từ khe ngón chân cái và ngón áp cái đo lên hai thốn.

Tác dụng: Huyệt có liên quan đến chức năng của gan. Nó giúp điều hòa cơ thể, hạ huyết áp, bí tiểu, rối loạn kinh nguyệt, ù tai, hen phế quản, đau khớp, cổ chân.

Cách bấm huyệt: Dùng ngón cái ấn huyệt nhẹ nhàng trong khoảng 4 phút đến khi thấy hơi đau thì dừng lại.

Huyệt Bát phong

Vị trí: Bát phong là huyệt ngoài bao gồm ở kẽ các đốt ngón chân của hai bàn chân.

Tác dụng: Điều trị các chứng viêm đốt ngón chân, cước chân.

Cách bấm huyệt: Bấm và day vào huyệt trong vòng 1 phút.

Huyệt Nội đình

Vị trí: Huyệt nằm trên mu bàn chân. Nó cách ngón chân cái và ngón chân giữa lên phía mu bàn chân khoảng nửa thốn.

Tác dụng: Điều trị chứng đau răng hàm dưới, liệt dây thần kinh số 7, chảy máu và sốt cao.

Cách bấm huyệt bàn chân: Bấm nhẹ nhàng và giữ huyệt trong 1 - 3 phút

Huyệt Giải khê

Vị trí: Huyệt nằm ở điểm chính giữa nếp cổ chân, chỗ lõm giữa gân cơ duỗi chung ngón chân và gân cơ duỗi dài ngón cái.

Tác dụng: Hỗ trợ điều trị chứng đau cổ chân, tê liệt chân và đau dây thần kinh tọa.

Cách bấm huyệt: Ấn và day huyệt trong khoảng 1 - 3 phút tùy theo tình trạng  bệnh lý.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp bấm huyệt bàn tay và cách bấm huyệt đơn giản

3. Hướng dẫn bấm huyệt chân

Bấm huyệt chân chữa bệnh là phương pháp được nhiều người sử dụng để cải thiện sức khỏe. Dưới đây là một số cách bấm huyệt ở chân được áp dụng và mang lại hiệu quả cho người bệnh:

Bấm huyệt ở bàn chân chữa ho

Cách bấm huyệt được thực hiện như sau:

  • Co bàn chân và xác định huyệt Dũng tuyền.
  • Dùng ngón tay và bàn tay để ấn, day làm nóng huyệt vị trong khoảng 15 phút
  • Làm tương tự với bàn chân còn lại.

Cách chữa ho này chỉ nên thực hiện 3 lần/ngày, không nên lạm dụng. Đối với bệnh ho mạn tính nên áp dụng hai lần một ngày vào buổi trưa và buổi tối trước khi ngủ. Kiên trì thực hiện, người bệnh sẽ giảm triệu chứng ho trong khoảng 5 - 7 ngày.

Chữa nóng trong

Bấm huyệt chân chữa nóng trong
Bấm huyệt chân chữa nóng trong

Nóng trong khiến cơ thể bốc hỏa, cáu gắt, mọc mụn bọc. Cải thiện tình trạng này với cách thực hiện như sau:

  • Xác định huyệt thái xung
  • Sử dụng ngón tay cái day ấn với lực nhẹ lên huyệt này trong khoảng 3 - 4 phút đến khi thấy hơi đau thì dùng lại.

Cách chữa này nên thực hiện trước khi đi ngủ khoảng 20 phút.

Chữa đau dây thần kinh tọa

Cách chữa đau dây thần kinh tọa bằng bấm huyệt giúp giảm hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

  • Xác định huyệt Giải khê
  • Sử dụng ngón tay cái ấn và day trong khoảng 1 phút là được.

Chữa thoái hóa cổ chân

Cách thực hiện như sau:

  • Xác định huyệt Giả khê, Côn lôn và Thái khê.
  • Sử dụng ngón tay để ấn và day trong khoảng thời gian 1 phút.

Bên cạnh cách chữa bệnh bằng bấm huyệt bàn chân, bạn nên kết hợp với các liệu pháp xoa bóp, thư giãn để đem lại kết quả như mong đợi. Chẳng hạn:

Bấm huyệt kết hợp với xoa bóp bàn chân
Bấm huyệt kết hợp với xoa bóp bàn chân

Xoa bóp mu bàn chân

  • Đặt chân trong tư thế: chân trái co, đầu gối gập lại, bàn chân đặt áp bằng ghế.
  • Dùng lòng bàn tay phải áp lên mu bàn chân. Tay trái xoa dọc khớp cổ chân 20 - 30 lần.
  • Dùng ngón trỏ và cái, bóp nhẹ các ngón chân và kẽ chân khoảng 5 phút. Sau đó ấn dọc lên mu bàn chân nhẹ nhàng.
  • Day và ấn nhẹ các huyệt trên bàn chân như Giải khê, Thái xung,... trong khoảng 1 phút hoặc hơn tùy theo tình trạng bệnh.

Xoa bóp gan bàn chân

  • Đặt chân trong tư thế: Chân phải đặt trên đầu gối chân trái. Tay phải giữ lấy bàn chân còn lại áp sát vào gan bàn chân.
  • Xoa và sát dọc bàn chân khoảng 20 lần. Lúc đầu nhẹ nhàng và sau đó tăng dần đến khi cảm thấy ấm là được.
  • Sử dụng bàn tay nắm nhẹ các ngón chân rồi bóp cả bàn chân đến xuống gót trong khoảng 5 phút.
  • Bấm huyệt ở lòng bàn chân. Sử dụng ngón cái ấn và day các huyệt theo chiều kim đồng hồ.
  • Kết thúc bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng vùng lòng bàn chân.

4. Những lưu ý khi thực hiện bấm huyệt bàn chân

Lưu ý khi bấm huyệt bàn chân
Lưu ý khi bấm huyệt bàn chân

Mặc dù bấm huyệt chân được cho là an toàn để điều trị cũng như phòng ngừa một số bệnh lý. Tuy nhiên, bạn cần biết một số lưu ý quan trọng sau đây:

  • Không thực hiện bấm huyệt chân khi ăn no hoặc sau khi uống rượu. Tốt nhất nên thực hiện sau khi ăn ít nhất 1 giờ.
  • Không thực hiện khi có viêm nhiễm hoặc có chấn thương.
  • Không bấm huyệt vượt quá ngưỡng đau của cơ thể.
  • Không thực hiện khi mắc các bệnh như ung thư, tim cấp tính, bệnh truyền nhiễm, viêm gan cấp, phụ nữ có thai, thời kỳ hành kinh.
  • Chỉ thực hiện khi bạn đã thành thạo sơ đồ huyệt đạo bàn chân, công dụng và cách bấm huyệt bàn chân.
  • Bấm huyệt chân trái trước chân phải mang lại hiệu quả tốt hơn.

Trên đây là bài chia sẻ về bấm huyệt chân mà bạn có thể tham khảo. Phương pháp này hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, bao gồm bệnh xương khớp. 

Nếu bạn đang mắc bệnh xương khớp, bạn có thể sử dụng kết hợp với các thuốc khác như thuốc Đông y Trị Cốt Tán để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nếu bạn đang có thắc mắc về bệnh xương khớp hoặc sản phẩm Trị Cốt Tán, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH