Những điều cần biết về chứng bệnh đau khớp và cách điều trị

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Đau khớp đang trở thành vấn đề nan giải mà rất nhiều người gặp phải. Bệnh xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, chủ yếu là bởi những bệnh lý về xương khớp. Ngay khi thấy bản thân xuất hiện triệu chứng đau khớp, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.

Mục lục [ Ẩn ]

1. Đau khớp là gì?

Bệnh đau khớp là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng viêm dẫn đến tình trạng sụn ở khớp xương bị ăn mòn. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở các khớp xương và xung quanh các khớp xương, bị sưng, cử động các khớp xương trở nên gặp khó khăn, nhiều trường hợp phát ra tiếng kêu răng rắc khi vận động. Thường thì khớp xương nào cũng có thể xuất hiện các cơn đau này nhưng phần lớn bệnh ảnh hưởng tới khớp tay, khớp vai, khớp đầu gối, khớp háng, khớp chân,...

Đau khớp có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau
Đau khớp có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau

2. Đau khớp là bị bệnh gì?

Đau khớp là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý về xương khớp. Phải kể đến như:

2.1 Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và đĩa đệm bị thoái hóa, kèm theo một số phản ứng viêm làm giảm dịch nhầy giúp bôi trơn ở các khớp. Hiện tượng này gây ra cảm giác đau nhức và hội chứng cứng khớp.

2.2 Thoái hóa cột sống

Bệnh thoái hóa cột sống là một cách gọi để chỉ việc xương cột sống bị lão hóa, mất dần cấu trúc và chức năng bình thường theo thời gian. Chứng bệnh này tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu để kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì đau nhức xương khớp, tê buốt cột sống, khó vận động; nặng hơn có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt suốt đời.

2.3 Thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm là hiện tượng các khối nhân nhầy bị thoát ra khỏi bao xơ của đĩa đệm. Phần nhân nhầy đi theo vết nứt từ vòng sợi thoát ra khỏi vị trí mặc định của nó, tràn ra ngoài và gây chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc ống sống gây ra tổn thương, đau khớp.

2.4 Bệnh gút

Do sự thay đổi khác thường của các phản ứng trong cơ thể dẫn đến việc acid uric được tạo ra nhiều. Khi lượng acid uric trong máu tăng lên, chúng kết hợp và tạo nên những khối trong suốt (tinh thể urat), lắng đọng trong màng hoạt dịch khớp gây viêm, đau khớp.

2.5 Viêm xương khớp

Khi bị viêm xương khớp, lớp trên của sụn bị vỡ và mòn đi. Điều này khiến cho các xương dưới sụn cọ xát vào nhau, gây đau khớp, sưng và mất khả năng cử động khớp. Theo thời gian, khớp có thể mất đi hình dạng ban đầu của nó.

2.6 Viêm khớp dạng thấp

Đây là một bệnh viêm đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp đặc trưng là sưng, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài ra, còn có các biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, sốt gầy sút,...

3. Các loại đau khớp thường gặp

Tình trạng đau khớp có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Trong đó, các vị trí đau khớp thường gặp bao gồm:

3.1 Đau khớp gối

Triệu chứng đặc trưng của đau khớp gối là đau nhiều vào buổi sáng, sau khi thức dậy. Ngoài ra, còn có các biểu hiện đi kèm như sưng, tấy đỏ, ấn vào có cảm giác hơi nóng, cứng khớp, có tiếng kêu răng rắc mỗi khi gấp duỗi chân.

3.2 Đau khớp chân

Khớp chân phải chịu một áp lực lớn, do gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể và rất dễ bị tổn thương, thoái hóa, gây đau nhức. Hiện tượng đau khớp chân có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như cổ chân, bàn chân, ngón chân, mắt cá chân, gót chân,...

3.3 Đau khớp háng

Đau khớp háng là hệ lụy của quá trình thoái hóa khớp ở háng. Bệnh có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên khớp. Các cơn đau ban đầu chỉ xuất hiện ở tại vị trí viêm, sau đó sẽ lan dần xuống đùi hoặc chân, thắt lưng hông.

3.4 Đau khớp tay

Đau khớp tay thường xảy ra ở các đầu ngón tay, khớp nối giữa các ngón tay, khớp nối cổ tay với ngón tay cái, khủy tay. Nguyên nhân chủ yếu là do viêm khớp tay dẫn đến hiện tượng đau khớp, cứng khớp,...

3.5 Đau khớp vai

Đau đau khớp vai là hiện tượng khớp hoặc sụn khớp ở vai, màng dịch bao khớp bị tổn thương do các yếu tố nội – ngoại nhân tác động. Bệnh nhân bị đau khớp vai thường rơi vào trạng thái đau nhức âm ỉ ở vai, cơ cứng khớp, gây hạn chế vận động nửa phần người phía trên.

Đau khớp vai dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
Đau khớp vai dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

4. Triệu chứng đau khớp

Triệu chứng lâm sàng của bệnh đau khớp gồm có:

  • Đau nhức âm ỉ ở khớp có thể ít hoặc nhiều.
  • Cơn đau tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Thường đau tăng về đêm, khi thức dậy vào buổi sáng và khi thay đổi thời tiết.
  • Sưng, nóng và đỏ khớp. Mức độ sưng, nóng, đỏ tùy thuộc vào tình trạng đau khớp.
  • Cứng khớp, việc cử động khớp trở nên khó khăn, nhất là vào buổi sáng.
  • Biến dạng khớp có thể xuất hiện khi sụn bị mòn.
  • Bệnh đau khớp mạn tính gây ra mệt mỏi, thiếu máu nhẹ,...

5. Nguyên nhân gây đau khớp

Đau khớp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường phổ biến hơn, khi bạn bước vào độ tuổi trung niên. Những nguyên nhân dưới đây có thể khiến khớp bị đau.

Bong gân và căng cơ: Bong gân là một chấn thương dây chằng và căng cơ là tổn thương cơ.

Viêm gân: Dây chằng hoạt động quá tải có thể bị viêm hoặc kích thích, dẫn đến viêm gân gây đau bên ngoài khớp. Viêm bao hoạt dịch: Là tình trạng viêm của túi chứa đầy dịch trong khớp. Đau khớp sẽ trở nên dữ dội khi cử động.

Chấn thương: Triệu chứng chính của chấn thương khớp là đau. Chấn thương có thể dưới dạng trật hoặc gãy xương. Đau xơ cơ: Đau mãn tính ở các khớp, cơ, dây chằng và mệt mỏi là hai đặc trưng chủ yếu của bệnh đau xơ cơ.

Ung thư xương: Xương và khớp đau là dấu hiệu đầu tiên của ung thư xương ở trẻ em.

Đau đa cơ dạng thấp: Là tình trạng viêm của các cơ và khớp. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng đau và cứng cơ, khớp đột ngột.

Do phổi: Xương khớp phì đại do phổi là bệnh được đặc trưng bởi sự biến dạng của móng tay, đau, viêm của các mô liên kết bao quanh xương, khớp sưng, đau. Đau khớp có thể từ nhẹ tới nặng.

6. Đau  khớp nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, những người bị đau khớp nên ăn và nên kiêng các thực phẩm sau đây.

Đau khớp nên ăn gì?

  • Thực phẩm giàu chất canxi như sụn, tôm, cua, cá, ngao, sò và hải sản tươi sống khác.
  • Trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh,...
  • Ăn nhiều tinh bột như các loại ngũ cốc, lúa mạch, lúa mì, gạo lứt, các loại hạt khô.
  • Các loại rau xanh chứa nhiều chất xơ.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa. Dùng sữa đúng cách và khoa học sẽ hạn chế được tình trạng loãng xương.

Đau khớp nên kiêng ăn gì?

  • Thực phẩm giàu acid oxalic như khế, chanh, nho, me, củ cải đường, cacao, cải bó xôi, lá chè, cải thìa, cần tây.
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh, đồ chiên xào.
  • Thức ăn chứa nhiều đạm động vật trong các loại thịt đỏ và gan động vật.
  • Các món ăn mặn, vì chúng sẽ khiến cho xương khớp của bạn đau nhức nhiều hơn.
  • Các chất kích thích như cà phê, chất có cồn, thuốc lá.

7. Cách phòng ngừa đau khớp

Muốn phòng ngừa đau khớp, đòi hỏi mọi người phải chú ý từ chế độ dinh dưỡng, tập luyện đến thói quen hàng ngày. Cụ thể:

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất cho xương khớp

Để xương khớp hoạt động trơn tru và không gây đau nhức, bạn cần bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, Vitamin C, omega 3. Đồng thời, hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối, dầu mỡ, đồ ngọt, chất kích thích.

Chế độ luyện tập tốt

Tập thể dục thường xuyên, vừa sức, tập đúng động tác, kết hợp thở sâu sẽ giúp tăng cường tính linh hoạt cho các khớp xương, ngăn chặn tình trạng khô, cứng khớp và góp phần giảm đau nhức. Một số bài tập bổ trợ nhẹ nhàng như yoga, dưỡng sinh tâm thể, thái cực quyền,... sẽ giúp các khớp xương được hoạt động, tăng sự dẻo dai.

Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Đứng, ngồi, nằm đúng tư thế. Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ; vì điều này sẽ gây ứ trệ tuần hoàn máu và cứng khớp. Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Tắm nước ấm giúp xương khớp thư giãn.

Đứng thẳng lưng giúp ngăn ngừa đau khớp
Đứng thẳng lưng giúp ngăn ngừa đau khớp

8. Điều trị đau khớp

Việc điều trị đau khớp phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay gồm có:

8.1 Tây y

Sử dụng thuốc tân dược giúp giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng các loại thuốc Tây dưới đây khi có sự tư vấn của bác sĩ.

  • Thuốc giảm đau Acetaminophen.
  • Thuốc kháng viêm không steroid như Salicylat, Capsaicin.
  • Thuốc chống viêm Indomethacin, Diclofenac, nhóm Oxicam, nhóm Coxib.
  • Thuốc giãn cơ Myonal, Decontractyl, Mydocalm.

8.2 Châm cứu, bấm huyệt

Hầu hết bệnh nhân bị đau khớp sẽ đều cảm thấy rất khó chịu, bứt rứt, tê mỏi,... Xoa bóp bấm huyệt kết hợp với châm cứu là những kích thích vật lý tác động tại chỗ vào da, cơ, thần kinh, mạch máu; mang lại tác dụng tại chỗ là giảm đau, giãn cơ và lưu thông khí huyết.

8.3 Thuốc dân gian, thuốc Nam chữa đau  khớp

Một số bài thuốc Nam chữa bệnh đau nhức xương khớp dưới đây được bác sĩ chỉ định có lợi đối với bệnh nhân.

Bài thuốc từ cây xấu hổ: Lấy rễ cây xấu hổ, thái mỏng, tẩm rượu, sao lên cho thơm. Mỗi lần uống, lấy khoảng 20 - 30g sắc với 400ml nước. Đến khi còn 100ml thì đem chia uống 2 lần trong ngày.

Bài thuốc từ cây cỏ xước: Lấy toàn cây cỏ xước, rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Mỗi ngày, dùng 10 - 16g dạng nước sắc sẽ chữa được chứng sưng đau khớp, đau nhức gân.

9. Chữa đau khớp bằng Đông y hiệu quả tận gốc

Hiện nay, các bệnh nhân đau khớp thường tìm đến sản phẩm Đông y để chữa trị. Lý do, vì thuốc Đông y có nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Thành phần trị thuốc có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính.
  • Thuốc Đông y điều trị tận gốc của bệnh mang lại hiệu quả điều trị lâu dài, ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Các bài thuốc Đông y thường có tác dụng giải nhiệt, giả độc, lưu thông khí huyết, bổ ích can thận, lợi gân cốt, nuôi dưỡng xương khớp,...
Trị Cốt Tán chữa khỏi đau khớp tận gốc
Trị Cốt Tán chữa khỏi đau khớp tận gốc

Trong số các sản phẩm Đông y được bệnh nhân đau khớp tin dùng và đánh giá cao nhất hiện nay là Trị Cốt Tán. Bài thuốc gia truyền này, được Lương y Nguyễn Công Sáu dựa vào bí quyết gia truyền 5 đời nhà mình để bào chế ra. Theo chia sẻ của Lương y: Thấu hiểu sự đau đớn, khó chịu mà người bị bệnh về xương khớp gặp phải; ông đã không quản vất vả, nghiên cứu suốt 30 năm với mong muốn giúp họ thoát khỏi tình trạng đau khớp nói riêng và các chứng bệnh xương khớp nói chung.

Trị Cốt Tán bao gồm 100% thành phần từ các thảo dược thiên nhiên nguyên chất: tam thất, nấm linh chi, ba kích, đan sâm, quế chi, khương hoạt, đỗ trọng, phòng phong,... Tất cả nguyên liệu đều được chính Lương y của nhà thuốc Hải Sáu chọn lọc, bào chế theo quy trình khép kín. Đảm bảo độ sạch, không chứa tạp chất, tính an toàn cao. Vì vậy, mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn tuổi, phụ nữ sau sinh,... đều có thể yên tâm sử dụng Trị Cốt Tán.

Về hiệu quả, hơn 95% bệnh nhân sau khi sử dụng đúng liệu trình Trị Cốt Tán mà nhà thuốc hướng dẫn đều khỏi bệnh đau khớp và không bị tái phát lại. Bởi thuốc uống và thuốc chườm Trị Cốt Tán giúp loại bỏ những chất độc có trong xương khớp, kháng viêm, giảm đau, tiêu sưng, tăng cường hàm lượng dưỡng chất nuôi dưỡng xương chắc khỏe. Hiệu quả mà bài thuốc Trị Cốt Tán mang lại được minh chứng qua các giải thưởng danh giá như:

  • “Sản phẩm Xanh vì sức khỏe người Việt” của Viện chính sách pháp luật và quản lý.
  • Đón nhận Bảng vàng danh dự và Cúp kỷ niệm trong chương trình Vinh danh Nhà thuốc y học cổ truyền uy tín vì sức khỏe Cộng đồng năm 2014.
  • Giấy khen, bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam.
  • Trị Cốt Tán được Bộ y tế chứng nhận về an toàn và chất lượng của thuốc.

Trên đây là những thông tin về bệnh đau khớp mà các bạn có thể tham khảo. Để được thăm khám, tư vấn, hướng dẫn điều trị bệnh đau khớp hiệu quả, các bạn hãy liên hệ ngay tới nhà thuốc Hải Sáu theo số hotline: 0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH