Hiện nay, rất nhiều người gặp phải hiện tượng đau lưng giữa. Có trường hợp chỉ đau một vị trí đốt sống ở giữa lưng nhưng cũng có trường hợp đau toàn bộ vùng lưng giữa. Tình trạng đau lưng giữa có thể xuất hiện rồi biến mất trong một vài ngày hoặc đeo bám dai dẳng và để lại những biến chứng khó lường. Vậy đâu là giải pháp "đánh bay" đau lưng giữa dứt điểm?
1. Đau lưng giữa là bệnh gì?
Theo cấu trúc cột sống của cơ thể con người, vùng lưng giữa gồm có 12 đốt xương. Đau lưng giữa là tình trạng xuất hiện những cơn đau nhói, khó chịu ở cột sống giữa đáy cổ tới cuối lồng ngực.
Ai cũng có thể mắc phải chứng bệnh này, không phân biệt giới tính hay nghề nghiệp. Nguyên nhân gây bệnh là do những yếu tố cơ học hoặc các bệnh lý. Cụ thể như sau:
1.1. Loãng xương
Khi cơ thể không đáp ứng đủ chất dinh dưỡng để tạo ra xương mới, thay thế cho việc mất xương tự nhiên thì có thể dẫn đến hiện tượng đau giữa đốt sống lưng.
1.2. Vẹo cột sống
Đau giữa lưng cũng có thể là triệu chứng của bệnh vẹo cột sống. Khi xương cột sống bị cong vẹo, khiến sức ép phân bổ không đều gây đau.
1.3. Thoát vị đĩa đệm
Đau lưng giữa kèm theo biểu hiện ngứa ran hoặc tê ở vùng giữa lưng thì rất có thể nguyên nhân do bệnh thoát vị đĩa đệm. Vì khi các đĩa đệm và nhân nhầy đĩa đệm trượt ra ngoài, chèn ép lên rễ dây thần kinh và tủy sống sẽ gây những cơn đau nhức.
1.4. Viêm xương khớp
Đau giữa cột sống lưng sẽ xảy ra khi lớp sụn bao quanh các khớp bị phá vỡ hoặc mài mòn, dẫn đến tình trạng đầu xương cọ sát vào nhau.
1.5. Căng cơ
Khi căng cơ ở các cơ bắp và dây chằng lưng giữ xương cột sống, sẽ dẫn đến các cơ bắp suy yếu dần, cột sống dần trở nên kém ổn định gây đau lưng. Các triệu chứng bao gồm đau đột ngột ở thắt lưng, cứng lưng, đau thắt thắt lưng, đau mông và chân.
1.6. Xẹp đốt sống
Đây là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh loãng xương, gây nên những cơn đau nhức dai dẳng ở cột sống và ảnh hưởng tới khả năng vận động.
1.7. Đau dây thần kinh ở ngực
Đau giữa lưng rồi lan lên trên, bên phải hay bên trái là dấu hiệu của bệnh đau dây thần kinh ở ngực. Nguyên nhân có thể do bệnh zona thần kinh hoặc do dây thần kinh ngực bị chèn ép ở cột sống lưng.
1.8. Bóc tách động mạch chủ
Ðộng mạch chủ được chia làm ba đoạn là động mạch chủ lên, cung động mạch chủ và động mạch chủ xuống. Đa số các trường hợp khi bị bóc tách động mạch chủ sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Đau dữ dội ở dưới xương ức rồi lan đến vai, cổ, cánh tay, hai bả vai hoặc trên lưng. Thở gấp và khó thở khi nằm thẳng. Vã mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn,...
1.9. Khối u
Những khối u từ xương cột sống hoặc từ những bộ phận khác phát triển, có thể chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống, cơ và dây chằng gần đó. Điều này, sẽ gây ra những triệu chứng đau ở khu vực giữa lưng.
1.10. Bệnh thận
Đau lưng giữa kèm theo sốt, khó tiểu, đau khi tiểu, ớn lạnh và buồn nôn là triệu chứng phổ biến của các bệnh liên quan đến thận như sỏi thận, thận hư, nhiễm trùng,...
Tin liên quan
- "15" Siêu sao thực phẩm chống loãng xương không phải ai cũng biết
- Loãng xương - Chứng bệnh thầm lặng mà nguy hiểm
- Những kiến thức về loãng xương ở người cao tuổi mà bạn nên biết
- Giảm bớt thoát vị đĩa đệm nhờ sản phẩm gia truyền Trị Cốt Tán
- Điều trị thoát vị đĩa đệm - Giảm áp lực từ dây thần kinh
- Đừng xem thường biến chứng nguy hiểm của căng cơ!
- Cùng lương y tìm hiểu kỹ về triệu chứng, biến chứng nguy hiểm của căng cơ
2. Đau lưng giữa bên phải
Đau lưng giữa bên phải thường là tình trạng các cơn đau lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, các cơn đau giữa lưng bên phải cũng có khi xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý và gây ra biến chứng khó lường. Cụ thể, các nguyên nhân gây đau lưng giữa bên phải phải kể đến như:
- Do cơ thể bị nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn.
- Co cơ vùng lưng giữa cũng có thể gây ra những cơn đau.
- Đau dây thần kinh, đặc biệt là đau dây thần kinh liên sườn.
- Do gãy xương bả vai gây đau lưng một bên lưng phải.
- Người đã bị mắc các bệnh như thoát vị đĩa đệm ngực, bệnh tim, rối loạn sacroiliac khớp, viêm ruột thừa.
- Do tư thế làm việc sai trong 1 thời gian dài hoặc lao động nặng nhọc, làm dây chằng và cơ lưng bị căng giãn quá mức.
3. Đau lưng giữa bên trái
Đau lưng giữa bên trái là tình trạng đau âm ỉ hoặc đau liên tục dọc lưng, do cơ bắp ở vùng lưng bị co lại. Bệnh này có rất nhiều người đang gặp phải, bệnh dễ tái phát và rất khó chữa.
Đau giữa lưng bên trái không chỉ đơn giản là biểu hiện đau lưng thông thường. Trong một vài trường hợp, nó là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nguyên nhân gây đau lưng giữa bên trái phải kể đến như:
- Do lao động quá sức, ngồi làm việc sai tư thế.
- Tổn thương ở cột sống thắt lưng trong quá trình sinh hoạt, lao động.
- Do các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau cơ, sỏi thận, hội chứng kích thích ruột.
4. Nguyên nhân đau lưng giữa
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau lưng giữa. Trong đó, phải kể đến các tác nhân sau:
4.1. Lao động, vận động sai tư thế
Khi làm việc quá sức, vận động sai tư thế thường xuyên khiến các cơ và dây chằng bị kéo căng quá mức. Lúc này, tình trạng đau giữa lưng có thể xảy ra do cột sống lưng giữa phải chịu những áp lực liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần.
4.2. Thừa cân, béo phì
Đau giữa lưng cũng có thể xảy do thừa cân, béo phì. Trọng lượng cơ thể càng tăng thì áp lực lên cột sống lưng càng lớn.
4.3. Thói quen sống không khoa học
Với những người không tập thể dục thể thao dẫn đến các cơ bắp bị yếu, gây đau lưng giữa. Các cơn đau ở giữa lưng cũng có thể do thói quen thường xuyên hút thuốc, sử dụng chất kích thích làm việc cung cấp chất dinh dưỡng cho các đĩa đệm cột sống bị giảm.
4.4. Tai nạn, chấn thương
Những chấn thương dẫn đến cột sống lưng giữa bị chấn thương như ngã mạnh từ cầu thang hoặc trên cao, tai nạn giao thông, tai nạn thể thao,...
5. Triệu chứng đau lưng giữa
Cột sống lưng giữa được cấu tạo từ 12 đốt sống, kí hiệu từ T1 – T12. Mỗi đốt sống sẽ có 2 dải xương sườn tạo thành lồng ngực bảo vệ cơ quan nội tạng.
Những vị trí đau thường xuất hiện ở vùng đốt sống ngực, nằm giữa đáy cổ và đỉnh cột sống thắt lưng. Những triệu chứng phổ biến khi bị đau lưng giữa bao gồm:
- Đau cơ.
- Đau âm ỉ, kéo dài.
- Có cảm giác nóng bỏng.
- Đau nhói hoặc đâm.
- Căng cơ hoặc cứng cơ.
Khi người bệnh có các triệu chứng đau giữa lưng, kèm theo những biểu hiện dưới đây thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức:
- Ngứa ran hoặc tê ở chân, tay hoặc ngực.
- Đau ngực, khó thở
- Yếu ở chân, tay.
- Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang.
- Không tự chủ.
6. Chẩn đoán đau lưng giữa
Để chẩn đoán tình trạng đau giữa lưng, đầu tiên, bác sĩ sẽ xem xét cột sống, đầu, xương chậu, bụng, cánh tay và chân của bạn. Sau đó, nếu nghi ngờ nguyên nhân do các bệnh lý thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm thần kinh và hình ảnh như:
- Chụp X-quang: Phát hiện các dấu hiệu của thoái hoá cột sống, xẹp trượt, vỡ thân đốt,...
- CT-Scan: Cho ra các hình ảnh chi tiết về thắt lưng, giúp phát hiện dị tật bẩm sinh của cột sống, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống,...
- MRI: Giúp bác sĩ có thể xác định được bạn có bị mắc bệnh về cột sống như gai cột sống, viêm cột sống dính khớp, đau thần kinh tọa, cong vẹo cột sống,...
7. Điều trị đau lưng giữa
Dưới đây là một số phương pháp điều trị chứng đau lưng giữa, như sau:
7.1. Thuốc Tây giảm đau
Các loại thuốc Tây có công dụng giảm triệu chứng đau ở giữa lưng hiệu quả nhưng mang tính nhất thời. Một số loại thuốc dưới đây, thường được bác sĩ kê để bệnh nhân điều trị đau lưng giữa.
- Nhóm thuốc giảm đau nhanh: Paracetamol, Efferalgan.
- Nhóm thuốc giúp giãn cơ: Tolperisone 100-200mg, Tolperisone 150mg, Eperisone 50mg.
- Các loại vitamin nhóm B: B1, B6, B12.
- Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Piroxicam 20mg, Meloxicam 7,5mg, Celecoxib 200m.
7.2. Giảm đau lưng giữa tại nhà
Xoa bóp
Dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng bị đau bằng các động tác day, bóp, ấn,... sẽ giúp kích thích lưu thông khí huyết, hạn chế lực chèn ép tại cột sống. Đây là phương pháp điều trị đau lưng giữa đơn giản và không tốn nhiều thời gian.
Chườm nóng lạnh
Chườm nóng hoặc lạnh có tác dụng xoa dịu cơn đau, giúp giảm viêm, tiêu sưng. Bạn chỉ cần sử dụng một chai nước ấm hoặc nước đá để tác động lên vùng đau lưng.
7.3. Chấm cứu & bấm huyệt
Châm cứu là dùng cây kim để tác động vào điểm kinh tuyến của cơ thể, nơi dòng năng lượng chảy qua. Có nhiều phương pháp châm cứu khác nhau, tùy thuộc vào từng thầy thuốc và tình trạng bệnh. Châm cứu có tác dụng giải quyết nhanh các cơn đau lưng giữa.
Bấm huyệt chữa bệnh đau lưng là kỹ thuật dùng tay động trực tiếp lên các huyệt đạo giúp kinh mạch lưu thông. Thông thường, người bệnh có thể thực hiện bấm huyệt chữa đau lưng giữa tại nhà.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn nên đến các phòng khám Y học cổ truyền uy tín để điều trị.
7.4. Bài tập giảm đau lưng giữa
Tập luyện là một trong số phương pháp giúp giảm đau ở giữa đốt sống lưng, được các chuyên gia khuyên thực hiện. Do đó, bạn có thể tham khảo một số bài tập sau:
Bài tập dựa tường: Đứng quay mặt vào tường, cách tường khoảng 20cm. Đặt áp tay vào tường sao cho tay rộng bằng vai. Sau đó, chống tay về phía trước, chân hơi đẩy về phía sau, vẫn duỗi thẳng lưng. Thực hiện khoảng 15 phút để giúp thả lỏng cơ thể, giảm đè nén lên cột sống lưng.
Bài tập lưng thẳng: Đứng thẳng trên mặt sàn, đầu cúi, bụng hóp, gập eo và giữ thẳng lưng. Đầu gối hơi cong, lưng song song với mặt sàn, tay đưa ngang sang 2 bên. Nên giữ tư thế này trong khoảng 10 giây. Sau đó lặp đi lặp lại trong 10 phút để giúp giảm đau, mạnh gân cốt hiệu quả.
7.5. Thuốc Nam điều trị đau lưng giữa
Bên cạnh những bài thuốc Tây, các bài thuốc Nam cũng đem lại hiệu quả không kém phần. Tham khảo một số bài thuốc Nam được nhiều người tin tưởng sử dụng:
Bài thuốc từ ngải cứu: Đem ngải cứu thái nhỏ rồi đem phơi khô. Sau đó, sao vàng hạ thổ nguyên liệu và ngâm rượu 1 tháng. Mỗi ngày uống 1 – 2 ly nhỏ, giúp hỗ trợ loại bỏ tình trạng đau lưng giữa cột sống.
Bài thuốc từ chìa vôi: Dùng 20g chìa vôi tươi, dầm nát trộn cùng muối và đắp lên lưng sẽ giảm cơn đau cột sống giữa lưng nhanh chóng. Lưu ý, cần rửa sạch phấn trắng trên thân chìa vôi để tránh bị ngứa.
Bài thuốc từ lá lốt: Lấy lá lốt kết hợp với 5 cây thuốc Nam bao gồm trinh nữ, dền gai, tầm gửi, xấu hổ, cỏ xước. Đem tất cả phơi khô và sắc lấy nước uống, bạn sẽ nhận được những kết quả bất ngờ.
8. Phòng ngừa đau lưng giữa
Những phương pháp giúp phòng tránh đau lưng giữa hiệu quả bao gồm:
- Thay đổi tư thế ngủ. Kê gối cao vừa phải, không nằm nghiêng về một bên quá lâu.
- Điều chỉnh tư thế của bạn. Ngồi thẳng lưng, không cúi gập người khi đọc sách, báo.
- Nâng vật nặng một cách thận trọng và đúng cách.
- Duy trì cân nặng ở mức cho phép. Nếu đang ở tình trạng béo phì thì nên tìm cách giảm cân.
- Hạn chế bị thương trong lao động, sinh hoạt hàng ngày.
- Nghỉ giải lao nếu bạn ngồi trong thời gian dài.
- Nếu bạn ngồi trên bàn làm việc thì điều chỉnh chiều cao ghế và màn hình máy tính sao cho có được tư thế tốt.
Để chấm dứt hiện tượng đau lưng giữa tận gốc rễ, người bệnh cần tìm đến một phương pháp kết hợp đầy đủ các yếu tố điều trị hiện đại và cổ truyền trong cùng một phác đồ. TRỊ CỐT TÁN chính là giải pháp đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc chữa bệnh này.
Để được thăm khám và hướng dẫn điều trị triệt để chứng đau lưng giữa cũng như các bệnh về xương khớp, các bạn có thể liên hệ nhanh qua số hotline: 0961 666 383. Hoặc tới trực tiếp nhà thuốc Hải Sáu tại địa chỉ: Ngã tư Vũ Hạ - An Vũ - Quỳnh Phụ - Thái Bình, Thái Bình.