Bệnh đau lưng ở người già: Nguyên nhân, Điều trị và Phòng ngừa

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Bệnh đau lưng ở người già là tình trạng xảy ra phổ biến. Bệnh gây cảm giác đau đột ngột hoặc âm ỉ và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Điều trị như thế nào? Phòng ngừa ra sao. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh đau lưng ở người già là gì?
Bệnh đau lưng ở người già là gì?

1. Bệnh đau lưng ở người già là gì?

Đau lưng là triệu chứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó người cao tuổi là đối tượng phổ biến nhất. 

Theo thống kê trung bình cứ 2 người thì có 1 người bị đau lưng và tỷ lệ này tăng cao ở các nước đang phát triển. Đối với người thuộc độ tuổi trung niên trở lên, cứ 5 người sẽ có 1 người bị đau lưng và 18% những người trên 65 tuổi phải dùng thuốc giảm đau thường xuyên.

Bệnh đau lưng ở người già thường biểu hiện cảm giác đau. Nó do nhiều nguyên nhân gây nên, bao gồm nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý.

Tìm hiểu thêm: Hiệu quả bất ngờ từ bài thuốc chữa đau lưng đơn giản

2. Triệu chứng bệnh đau lưng ở người già

Đau lưng đột ngột ở người già
Đau lưng đột ngột ở người già

Bệnh đau lưng ở người già được biểu hiện khác nhau ở mỗi người, cơn đau thường xuất hiện cùng các triệu chứng khác. Dưới đây là triệu chứng của bệnh đau lưng ở người cao tuổi mà bạn không nên bỏ qua:

Đau cấp tính 

Cơn đau xuất hiện đột ngột, nhanh chóng nhưng thời gian đau diễn ra rất nhanh, khoảng dưới 6 tuần.

Đau mạn tính

Tình trạng đau này diễn ra trong thời gian dài hơn bình thường, thậm chí tới vài tháng. Cơn đau xuất hiện tại một vùng, nhiều vùng hoặc các khu vực lân cận. Cơn đau có thể kèm theo hiện tượng tê cứng nhẹ nhàng đến ê ẩm.

Ở một số người, cảm giác đau ê ẩm gây khó chịu cho người bệnh. Có khi cơn đau mạnh và kéo dài từng cơn khi đi lại.

3. Nguyên nhân gây đau lưng

Thông thường nguyên nhân gây đau lưng do ba nguyên nhân sau: đau lưng cơ học không đặc hiệu (80 - 90%), đau liên quan đến rễ dây thần kinh (5 - 10%) và bệnh lý cột sống nghiêm trọng (1 - 2%). Ở người cao tuổi, bệnh có thể do những nguyên nhân dưới đây:

  • Thoái hóa cột sống: Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh đau lưng tiến triển nhanh hơn. Khi tuổi càng cao, tốc độ lão hóa xương của người bệnh diễn ra càng nhanh, khó tránh khỏi tình trạng đau lưng.
  • Hẹp ống tủy sống thắt lưng: Bệnh lý này gây hẹp tủy sống và dây thần kinh. Ở người cao tuổi, hẹp ống sống thắt lưng do thoái hóa liên quan đến tuổi của cấu trúc đốt sống, nó gây ra chứng thần kinh của chi dưới và đau lưng.
  • Các bệnh lý liên quan đến chèn ép dây thần kinh như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp mấu, viêm khớp cùng chậu,...
  • Tình trạng viêm khác gây đau lưng như viêm phần phụ ở phụ nữ, viêm đường tiết niệu, viêm dạ dày - tá tràng,...
  • Đau lưng do tác động cơ học: Làm việc quá sức, nằm nhiều hoặc ngồi yên một chỗ ít vận động, hoạt động sai tư thế gây đau lưng ở người già.
Nguyên nhân gây đau lưng ở người cao tuổi
Nguyên nhân gây đau lưng ở người cao tuổi

4. Chẩn đoán bệnh đau lưng ở người già

Để xác định chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để thăm khám sớm nhất. Sau khi chẩn đoán lâm sàng dựa vào biểu hiện của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp xét nghiệm sau:

  • Chụp X-quang: Phát hiện nguyên nhân gây đau lưng do bệnh lý như viêm khớp, gãy xương, tổn thương dây thần kinh,...
  • Chụp CT, MRI: Để tìm hiểu các vấn đề gặp phải ở đĩa đệm, các dây thần kinh, mạch máu,...
  • Xét nghiệm máu nếu nghi ngờ nguyên nhân do nhiễm trùng.

5. Bệnh đau lưng ở người già có nguy hiểm không?

Bệnh đau lưng ở người già là tình trạng mà nhiều người coi thường và bỏ qua việc điều trị nó. Nếu tính trạng này không được phát hiện sớm và điều trị có thể gây tình trạng viêm nghiêm trọng hơn cùng các bệnh lý liên quan đến dây thần kinh như teo cơ, lâu dần chuyển thành bại liệt.

Tìm hiểu thêm: Đau sau lưng vùng phổi ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

6. Cách chữa đau lưng ở người già

Cách chữa đau lưng ở người già có thể áp dụng một trong những phương pháp sau đây:

6.1. Điều trị bằng vật lý trị liệu

 Đới với người cao tuổi, khi xuất hiện tình trạng đau lưng người bệnh thường được khuyên điều trị bằng các biện pháp vật lý trị liệu như:

  • Sóng ngắn, siêu âm, chiếu hồng ngoại: Giúp tăng tuần hoàn của các mô sâu, tăng đào thải các chất gây viêm và cơn đau được giảm rõ rệt.
  • Vận động trị liệu: Phương pháp này giúp tăng cường sức mạnh xương khớp, mang đến sự cân bằng của cơ xương khớp và giảm đau đáng kể.
  • Kích thích điện, laser cũng giúp giảm đau rất tốt.
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Phương pháp này nên được thực hiện bởi những người có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

6.2. Điều trị đau lưng ở người già bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây cho người cao tuổi dễ gặp tác dụng phụ
Sử dụng thuốc Tây cho người cao tuổi dễ gặp tác dụng phụ

Khi triệu chứng đau của người già diễn ra đột ngột, nhanh chóng và trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh được chỉ định sử dụng các thuốc như:

  • Thuốc giảm đau: indomethacin, panadol, aspirin,...
  • Thuốc steroid nếu cơn đau kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng các miếng dán có chứa thành phần giảm đau như salonpas, thermacare,...

Điều trị thuốc Tây y ở người già giúp giảm đau nhanh chóng nhưng đối tượng này thường dễ gặp các tác phụ do thuốc, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Do đó, người bệnh nên thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này và cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

6.3. Phẫu thuật

Điều trị đau lưng ở người cao tuổi ít được thực hiện. Nó chỉ được tiến hành khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trong gây chèn ép thần kinh quá mức.

Các phương pháp phẫu thuật hiện nay bao gồm nối đốt sống, cắt bỏ đĩa đệm, thay đĩa đệm nhân tạo,...

Phương pháp này có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau nhưng không thể điều trị hoàn toàn, vẫn có thể tái lại. Đặc biệt ở người cao tuổi, khả năng hồi phục không cao bằng những người trẻ tuổi, dễ gây ra biến chứng.

6.4. Điều trị bằng bài thuốc dân gian

Bài thuốc chữa đau lưng ở người già từ ngải cứu
Bài thuốc chữa đau lưng ở người già từ ngải cứu

Bài thuốc dân gian chữa bệnh đau lưng ở người cao tuổi được nhiều người tin tưởng và áp dụng. Các bài thuốc sử dụng với những nguyên liệu dễ kiếm và cách thực hiện đơn giản như:

Bài thuốc từ ngải cứu

  • Nguyên liệu: một mớ ngải cứu và 150mL giấm gạo
  • Cách thực hiện: Ngải cứu rửa sạch và cho vào đun cùng giấm gạo. Sau đó cho hỗn hợp này lên một tấm vải và xoa đều dọc sống lưng. 
  • Thực hiện bài thuốc vào mỗi tối trước khi đi ngủ giúp giảm đau và thư giãn cơ thể.

Bài thuốc từ lá lốt

  • Nguyên liệu: Lá lốt và muối trắng
  • Thực hiện: Lá lốt rửa sạch, giã nát và cho vào sao cùng với muối. Cho hỗn hợp vào khăn sạch và đắp lên vùng bị đau.

Bài thuốc từ gừng sống, bột mì 

  • Nguyên liệu: Dùng 20 gam gừng sống, 15 gam hành củ và 30 gam bột mì.
  • Cách thực hiện: Đem gừng và hành giã nhuyễn rồi cho bột mì vào rang nóng. Dùng khăn sạch để chứa hỗn hợp này. Sau đó đắp hỗn hợp này lên vùng lưng bị đau.

7. Phòng ngừa và chăm sóc bệnh đau lưng cho người già

Luyện tập nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khỏe
Luyện tập nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khỏe

Để ngăn ngừa cũng như cải thiện bệnh đau lưng ở người cao tuổi, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên. 
  • Không nên nằm trên đệm quá mềm hoặc quá cứng; nằm nghiêng và đầu gối co hoặc nằm ngửa có gối lót dưới lưng.
  • Không nên mang đồ vật quá nặng hoặc khom lưng để nhấc đồ vật đó lên mà cần cố định cột sống và từ từ ôm đồ vật lên.
  • Tránh ngồi quá lâu tại một vị trí mà cần vận động nhẹ nhàng để xương khớp được linh hoạt.
  • Bỏ thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia để giảm yếu tố nguy cơ tác động đến xương khớp.
  • Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp từ thực phẩm như các loại ngũ cốc, gạo lứt, đậu nành,... Hạn chế ăn nội tạng động vật, thực phẩm nhiều giàu mỡ,..

Trên đây là những thông tin về bệnh đau lưng ở người già mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn hoặc những người người xung quanh đang gặp tình trạng này, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

0961 666 383

Xếp hạng: 3.5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH