Đau sau lưng vùng phổi ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Đau sau lưng vùng phổi là triệu chứng mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy nhiên, bạn đã biết chính xác về triệu chứng này, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa. Cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Đau sau lưng vùng phổi là bệnh gì?
Đau sau lưng vùng phổi là bệnh gì?

1. Bệnh đau sau lưng vùng phổi là gì? 

Bệnh đau sau lưng vùng phổi là tình trạng đau nhức ở lưng tương ứng với vị trí của phổi. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm mà người  bệnh cần đặc biệt quan tâm.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này liên quan chủ yếu đến bệnh học, xuất phát từ những cơ quan trong cơ thể. Ba cơ quan chịu tác động nhiều nhất là phôi, tim và một phần của vùng xương cột sống.

2. Nguyên nhân đau sau lưng vùng phổi 

Đau sau lưng vùng phổi có thể do yếu tố vật lý bên ngoài và bệnh lý bên trong, cụ thể:

2.1. Nguyên nhân vật lý

Tư thế ngồi không đúng gây đau lưng
Tư thế ngồi không đúng gây đau lưng

Hầu hết tình trạng đau sau lưng vùng phổi thường không do các nguyên nhân nghiêm trọng gây nên. Các nguyên nhân phổ biến thường là do chấn thương, căng cơ hoặc kích ứng. Cụ thể, nguyên nhân vật lý gây đau lưng bao gồm:

  • Hoạt động sai tư thế: Lối sống ít vận động hoặc thường xuyên duy trì một tư thế kém trong thời gian dài có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc trên lưng và cổ như sử dụng điện thoại hoặc máy tính, ngồi nghiêng về một bên,...
  • Lạm dụng quá mức: Sử dụng lưng trên quá mức có thể gây căng thẳng các cơ ở lưng vùng phổi. Điều này dẫn đến bong gân, căng cơ, tổn thương dây chằng và dẫn đến viêm, đau lưng tại vùng phổi.
  • Nâng đồ không đúng cách: Tư thế nâng đồ vật không đúng khiến cột sống không giữ thẳng hoặc khi nâng đồ vật quá đầu, quá xa cơ thể gây chấn thương vai. Điều này có thể dẫn đến đau lưng sau vùng phổi.
  • Chấn thương do tai nạn hoặc va chạm: Tai nạn giao thông hoặc ngã từ trên cao xuống, va chạm trong thể thao gây chấn thương dây chằng và các mô mềm khác.
Tìm hiểu thêm: Đau lưng trên là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị tận gốc

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Thông thường, đau lưng sau vùng phổi thường là dấu hiệu của bệnh lý về tim, phổi và cột sống.

2.2.1. Do các vấn đề hệ xương khớp vùng lưng

Những bệnh lý gây nên đau sau lưng vùng phổi có thể kể đến như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, biến dạng cột sống nghiêm trọng, đau cơ xơ hóa.

Thoát vị đĩa đệm gây đau lưng vùng phổi
Thoát vị đĩa đệm gây đau lưng vùng phổi

2.2.2. Do vấn đề tim mạch

Khi lượng máu đến phổi bị suy giảm một cách trầm trọng làm hệ thống các ống mạch sẽ gặp phải tình trạng bị tắc nghẽn. Ngoài ra, bệnh có thể do van tim bị hẹp, tạo áp lực và khiến cho lưu lượng máu giảm. Từ đó gây đau lưng sau vùng phổi. 

Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy choáng váng, khó thở, mệt mỏi, cơ thể suy nhược,...

2.2.3. Do vấn đề về phổi

Các bệnh lý về phổi là một trong những nguyên nhân gây đau lưng:

  • Viêm phổi: Đây là tình trạng các túi khí nhỏ của phổi chứa nhiều các chất lỏng, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai phổi. 
  • Viêm màng phổi: Đây là tình trạng viêm ở màng phổi gây ra các cơn đau buốt lan rộng ra vai và lưng tại vị trí phổi. 
  • Thuyên tắc phổi: Tình trạng này xảy ra khi có một cục máu đông phát triển ở một trong những động mạch cung cấp máu đến phổi. Nó có thể gây tắc nghẽn dòng chảy hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Ung thư phổi: Bệnh gây đau sau lưng vùng phổi, mặc dù tình trạng này không phổ biến. Nếu ung thư di căn có thể khiến các khối u có thể đè lên các dây thần kinh cột sống và gây đau lưng âm ỉ hoặc nghiêm trọng.
  • Bệnh tràn khí/tràn dịch màng phổi: Bệnh thường xảy ra do cơ thể thường xuyên tiếp xúc với khói bụi dẫn đến xẹp phổi và suy hô hấp.

3. Triệu chứng của đau sau lưng vùng phổi 

Do đau lưng vùng phổi do nguyên nhân vật lý thường gây cảm giác đau và được cải thiện bằng cách sửa đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Đau sau lưng vùng phổi gây khó thở
Đau sau lưng vùng phổi gây khó thở

Bên cạnh đó, đau lưng sau vùng phổi do bệnh lý thường kèm theo các triệu chứng khác nhau chẳng hạn như:

  • Bệnh viêm phổi: Người bệnh cảm thấy khó thở, đau nhói tại vùng lưng sau phổi, sốt cao và ho dai dẳng.
  • Ung thư phổi: Ho kéo dài, ho ra máu, nhiễm trùng đường hô hấp, hụt hơi, khàn tiếng, giảm cân không rõ lý do và chán ăn.
  • Thuyên tắc phổi: Các triệu chứng bao gồm tức ngực, ho ra máu, nhịp tim nhanh, chóng mặt và chân sưng tấy.
  • Đau tim: Tức ngực, có áp lực trong ngực, đau một hoặc cả hai cánh tay, hụt hơi, buồn nôn và nôn mửa.
  • Do bệnh lý cột sống: Đau lưng, khó thở, yếu và tê liệt một hoặc cả hai tay, đau vai, buồn nôn, nôn khan và hạn chế vận động.

4. Đau sau lưng vùng phổi có nguy hiểm không? 

Đau sau lưng vùng phổi có thể xảy ra ở cả bên phải và bên trái. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài có thể đây là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, ung thư phổi, viêm màng phổi, bệnh tim,...

Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra ho kéo dài, cơ thể mệt mỏi, thể trạng yếu, thậm chí dẫn đến khó thở rồi tử vong.

5. Chẩn đoán đau sau lưng vùng phổi 

Người bệnh mắc chứng đau sau lưng vùng phổi kéo dài từ 5 tuần trở nên mà không đỡ hoặc xuất hiện các triệu chứng dưới đây người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám:

  • Khó thở
  • Ho dữ dội hoặc ho ra máu
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Đau một hoặc cả hai cánh tay
  • Yếu hoặc tê các chi

Sau khi chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng, người bệnh được tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp X-quang, CT theo chỉ định của bác sĩ để chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.

6. Điều trị đau sau lưng vùng phổi 

Chữa đau sau lưng vùng phổi bằng với nhiều phương pháp như sử dụng thuốc tây, đông y, mẹo dân gian. 

6.1. Điều trị với phương pháp Tây y

Thuốc điều trị đau sau lưng vùng phổi
Thuốc điều trị đau sau lưng vùng phổi

Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, người bệnh được điều trị theo từng triệu chứng bệnh, chẳng hạn như bệnh tim mạch, người bệnh có thể bắt buộc phải phẫu thuật để người bệnh có thể tự hô hấp trở lại.

Đối với bệnh xương khớp, người bệnh dùng một số thuốc hỗ trợ giảm đau, giãn cơ như thuốc giảm đau không kê đơn cho người bệnh giai đoạn nhẹ, thuốc có chứa corticoid cho người bệnh giai đoạn nặng,...

6.2. Chữa đau sau lưng vùng phổi bằng Đông y

Theo Đông y, đau sau lưng vùng phổi do nhiều yếu tố như hàn thấp, thấp nhiệt, huyết ứ, dương hư, can thận hư, phế hư và nhiệt uất bế khí. Trong Đông y sử dụng một số dược liệu tốt cho sức khỏe người bệnh như:

  • Hoàng cầm: Tác dụng diệt khuẩn, tăng hệ miễn dịch, hạ sốt, lợi tiểu, an thần, được dùng trong viêm phổi, sốt do vi khuẩn.
  • Chi tử: Tác dụng an thần, hạ nhiệt, kháng khuẩn, hạ huyết áp.
  • Bạch thược: Giảm đau nhức phổi và lưng ngực.
  • Uất kim: Tuần hoàn máu não, bớt đau nhức và an thần.
  • Cát căn: Giải nhiệt, hạ áp, giãn cơ, giảm sự co thắt của cơ bắp, lồng ngực.

6.3. Mẹo chữa đau sau lưng vùng phổi tại nhà

Với một số người bệnh xuất hiện các triệu chứng nhẹ có thể sử dụng các biện pháp tại nhà giúp giảm đau nhức:

Chườm nóng bằng lá lốt:

  • Chuẩn bị: một nắm lá lốt, 3 - 4 lạng muối biển dạng hạt
  • Thực hiện: Đem phần lá lốt sao cùng với muối đến khi chuyển qua màu vàng. Sau đó, cho hỗn hợp vào khăn sạch và chườm lên khu vực đau nhức.

Chườm lạnh với đá: Thực hiện bằng cách cho vài viên đá vào trong túi chườm. Sau đó, bắt đầu chườm lên vị trí đau nhức đế khi đá tan hoàn toàn.

Massage có thể hỗ trợ giảm đau nhờ vào việc thư giãn các cơ và tăng cường lưu thông máu. Người bệnh có thể tiến hành tại nhà hoặc thực hiện tại các trung tâm vật lý trị liệu để được hướng dẫn cụ thể.

Tìm hiểu thêm: Hiệu quả bất ngờ từ bài thuốc chữa đau lưng đơn giản

7. Phòng ngừa và chăm sóc người bệnh đau sau lưng vùng phổi 

Nghỉ ngơi hợp lý giúp cải thiện tình trạng đau lưng
Nghỉ ngơi hợp lý giúp cải thiện tình trạng đau lưng

Để ngăn ngừa triệu chứng đau sau lưng vùng phổi cũng như giúp người bệnh cải thiện hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để giảm các cơn đau nghiêm trọng. Sau đó thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng để giảm đau  và tránh yếu cơ.
  • Thể dục thể thao thường xuyên như đi bộ, các môn thể tháo không có va chạm mạnh để giữ cho lưng khỏe mạnh và linh hoạt.
  • Thực hiện đúng tư thể khi đi bộ, nâng vật nặng để đảm bảo cột sống luôn thẳng và cải thiện các cơn đau hiệu quả.
  • Không hút thuốc vì các chất trong thuốc lá có thể dẫn đến đau lưng và tăng tốc độ thoái hóa cột sống.
  • Hạn chế đi giày cao gót để giảm áp lực lên cột sống
  • Điều chỉnh tư thế ngủ hợp lý giúp người bệnh giảm đau sau lưng vùng phổi và có giấc ngủ sâu hơn.
  • Thiết lập chế độ ăn khoa học với các thực phẩm chứa nhiều omega-3, vitamin,...

Trên đây là những thông tin về triệu chứng đau sau lưng vùng phổi mà người bệnh có thể tham khảo. Hy vọng bài chia sẻ này hữu ích với bạn và mọi người. Nếu bạn đang gặp tình trạng đau sau lưng vùng phổi, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH