Cây cỏ xước: Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Chữa bệnh xương khớp, bệnh tim mạch, trị mụn, làm đẹp,... cỏ xước là vị thuốc đa năng có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền. Vậy cụ thể, cây cỏ xước là cây gì? Tác dụng và cách dùng chúng ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Cây cỏ xước chữa bệnh xương khớp
Cây cỏ xước chữa bệnh xương khớp

1. Đôi nét về cây cỏ xước

Cỏ xước hay còn gọi là cây ngưu tất nam, thổ ngưu tất. Đây là một loài thực vật thuộc họ Dền (Amaranthaceae), có tên khoa học là Achyranthes aspera. Cây có các đặc điểm sau:

1.1. Đặc điểm thực vật

Cây cỏ xước như thế nào? Cỏ xước là loài thực vật thân thảo, có tuổi thọ từ 3-7 năm. Khi trưởng thành, cây cao từ 60cm đến 100cm. Rễ cỏ xước hình trụ dài.

Thân cây có hình vuông; phình lên ở các đốt thân như gối trâu nên gọi là ngưu tất. Quanh thân có lông tơ bao phủ. 

Lá cây cỏ xước mọc đối xứng nhau. Phiến lá có hình trứng hoặc hình elip. Mép lá khía răng cưa hình lượn sóng. 

Hoa mọc thành bông ở đầu ngọn. Cây có hoa vào khoảng tháng 6 tới tháng 8. Chiều dài hoa trung bình từ 20 - 30cm. 

Cỏ xước tạo quả vào tháng 10. Quả hình bầu dục, có lá bắc nhọn tạo thành gai nhọn. Khi ta đi qua vùng đất có cây cỏ xước, các gai nhọn này sẽ bám vào quần áo và rất khó gỡ.

Hình dạng cây cỏ xước
Hình dạng cây cỏ xước

1.2. Phân bố

Cây cỏ xước phân bố ở khắp các nơi trên thế giới. Tập trung nhiều ở Đông và Nam Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Campuchia, Myanmar, Malaysia, các nước châu Phi, châu Âu.

Ở Việt Nam, cỏ xước mọc hoang nhiều ở ven sông, sườn đồi, các vùng đất bỏ hoang, hai bên đường. Đặc biệt là các vùng có khí hậu thuận lợi như Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu hay các tỉnh ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ.

Theo thời gian, ngày càng nhiều tác dụng của loại thảo dược được khám phá. Vì vậy, nhiều địa phương đã quy hoạch để trồng thành khu vực nhất định và sản xuất thành dược liệu, sử dụng trong các bài thuốc nam. 

1.3. Bộ phận dùng

Toàn bộ cây cỏ xước đều có thể sử dụng được. Đặc biệt là hai bộ phận thân và rễ, chúng được sử dụng nhiều để làm thuốc.

1.4. Thu hái, chế biến

Thông thường, cây cỏ xước sẽ được thu hoạch vào mùa hè. Khi thu hoạch, thầy thuốc thường phân loại cành lá riêng, rễ riêng để tiện trong công việc bốc thuốc chữa bệnh.

Thu hoạch xong, cây cỏ xước được mang đi rửa sạch, chặt ngắn, phơi khô. Dược liệu sẽ được sao vàng hạ thổ trước khi sử dụng. 

1.5. Bảo quản dược liệu

Dùng dược liệu tươi: Sử dụng ngay sau khi chế biến hoặc bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.

Tránh ánh sáng mặt trời
Tránh ánh sáng mặt trời

Dùng dược liệu khô: Bảo quản dược liệu khô nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời. Tốt nhất nên để trong bao bì kín và đậy kín sau mỗi lần dùng để tránh dược liệu bị hỏng do ẩm mốc.

1.6. Thành phần hóa học

Cỏ xước được coi là một loại vị thuốc đa năng vì chúng chữa được rất nhiều bệnh. Có được tác dụng như vậy bởi trong loài cây này chứa nhiều thành phần hóa học tốt cho cơ thể

Cây cỏ xước chứa 81,9% nước, 9,2% glucid, 3,7% protid, 2,9% xơ; 2,3% tro, 2,6% caroten, 2,0% vitamin C. 

Trong rễ cây có acid oleanolic (là sản phẩm thủy phân của saponin triterpenoid). Hạt chứa hentriacontane, acid oleanolic, saponin oligosaccharide và saponin 2%, acid oleanolic 1,1%.

Trong cây còn có nhiều chất cơ thể không tự tổng hợp được như caroten, amino acid, saponin triterpenoid, muối kali, vitamin C, arginine, sắt, đồng,…

Xem thêm: 

2. Phân loại cây cỏ xước

Trong tự nhiên, cây cỏ xước được phân chia thành 4 loại chính. Đó là:

Ở Việt Nam, cỏ xước lông trắng là loại phổ biến và thường gặp nhất. Chúng được trồng để làm nguồn dược liệu phục vụ cho nền y học cổ truyền của nước nhà.

3. Cây cỏ xước có tác dụng gì?

Cây cỏ xước được chứng minh tác dụng cả trong Y học hiện đại và y học cổ truyền:

3.1. Tác dụng theo y học hiện đại

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy rằng trong cây cỏ xước có nhiều thành phần hóa học có tác dụng:

Cỏ xước có tác dụng hạ huyết áp
Cỏ xước có tác dụng hạ huyết áp

Các tác dụng của cây cỏ xước do y học hiện đại nghiên cứu hoàn toàn trùng khớp với các công dụng của chúng trong y học cổ truyền.

3.2. Tác dụng theo y học cổ truyền

Theo Đông Y, cây cỏ xước có tính mát; vị đắng, chua; quy vào 2 kinh can, thận. Vị thuốc cỏ xước có tác dụng phá huyết, hành ứ, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.

Cây cỏ xước khi sao khô có tác dụng mạnh gân xương, bổ can thận. Thường được dùng để chữa phong thấp, tê mỏi, cước khí, ngã sưng đau, điều trị bệnh thoái hóa khớp xương và những chứng bệnh liên quan đến khớp xương.

Ngoài ra, vị thuốc tuyệt vời này còn được dùng để trị các trường hợp: Kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng; bí tiểu tiện, đái rắt buốt.

Tuy vậy, khi sử dụng cỏ xước làm thuốc cần lưu ý tới các tác dụng phụ của vị dược liệu này.

4. Tác dụng phụ của cây cỏ xước

Cây cỏ xước khá lành tính, không gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng.

Tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra nếu bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của cây. Các phản ứng dị ứng có thể là: ngứa ngáy, nổi mẩn, tức ngực, buồn nôn, choáng váng,...

Khi có một trong các dấu hiệu dị ứng trên, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ hoặc lương y phụ trách.

5. Bài thuốc xương khớp từ cây cỏ xước

Như đã giới thiệu ở trên, cây cỏ xước có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt. Đây là một vị thuốc thần kỳ trong các bệnh lý xương khớp.

Cỏ xước trị bệnh xương khớp hiệu quả
Cỏ xước trị bệnh xương khớp hiệu quả

5.1. Chữa phong thấp, thấp khớp, viêm khớp dạng thấp

Dưới đây là một số bài thuốc được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp, thấp khớpviêm khớp dạng thấp:

Bài thuốc 1

Một thang thuốc gồm: Rễ cỏ xước, hy thiêm, nhọ nồi mỗi loại 6g; phục linh 20gr; ngải cứu, thương nhĩ mỗi loại 12g.

Các vị thuốc rửa sạch, để ráo, sắc với nước cho đến khi cô đặc. Mỗi ngày dùng một thang thuốc, chia 3 lần. Dùng liên tục trong 7 – 10 ngày.

Bài thuốc 2

Một thang thuốc gồm: Cỏ xước 20g; dây đau xương, tang ký sinh mỗi loại 16g; tục đoạn, độc hoạt, thục địa, đương quy, đẳng sâm, bạch thược, tần giao mỗi loại 12g; xuyên khung, quế chi mỗi loại 8g; tế tân, cam thảo mỗi loại 6g; rượu gạo.

Các vị thuốc mang rửa sạch, để ráo nước, tẩm với rượu rồi cho lên ấm sắc với nước. Mỗi ngày dùng một thang, chia làm 3 lần. Dùng liên tục trong 10 ngày.

5.2. Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Chuẩn bị: Cỏ xước, dền gai, tầm gửi, lá lốt, cây cỏ ngươi mỗi loại 20g; chìa vôi 30g

Các dược liệu trên cho vào ấm sắc thành nước uống trong ngày để cải thiện triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm.

>> Cây chìa vôi cũng có tác dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm: Cây Chìa vôi - Những thông tin cần biết để sử dụng hiệu quả

Tập xà đơn hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cũng là một phương pháp mới nhưng bạn cần hiểu về tác hại của tập xà đơn đối với người bệnh

5.3. Chữa đau lưng, mỏi gối

Bài thuốc chứa đau lưng gồm các vị thuốc sau: Rễ cỏ xước, đương quy, sinh địa, ý dĩ nhân, tỳ giải, tiên linh tỳ, đỗ trọng mỗi loại 30g; phụ tử, kim anh, sơn thù, đan sâm, phòng phong, thạch hộc mỗi loại 15g; hồ cốt 45g; rượu gạo 3 lít.

Các dược liệu trên đem rửa sạch, để ráo, giã nát rồi cho vào 1 túi vải, đặt trong bình sạch, đổ rượu vào ngâm trong vòng 7 – 9 ngày. Mỗi ngày uống 2 ly nhỏ. Uống khi đói bụng.

5.4. Chữa bệnh Gout

Một thang thuốc gồm: Rễ cỏ xước, lá lốt, rễ vòi voi, rễ bưởi bung mỗi loại 15g

Đem dược liệu rửa sạch, thái khúc, để ráo, sao vàng, rồi sắc lấy nước uống. Một thang sắc uống trong một ngày, chia làm 3 lần. Dùng liên tục từ 7 – 10 ngày sẽ giúp thuyên giảm triệu chứng đau nhức của bệnh gout.

5.5. Bài thuốc trị bệnh khác

Ngoài tác dụng trị bệnh xương khớp, cỏ xước còn biết tới với công dụng điều hòa kinh nguyệt, trị tắc kinh, trị thận yếu thận hư…

Cỏ xước giúp phái nữ làm đẹp
Cỏ xước giúp phái nữ làm đẹp

5.5.1. Điều trị rối loạn kinh nguyệt, bệnh huyết hư ở phụ nữ

Lấy rễ cỏ xước 20g, củ gấu, nghệ xanh, xác điến mỗi vị 16g, rễ gai 30g. Sắc thuốc ngày 1 thang, chia uống 3 lần, liên tục 10 ngày.

Điều trị thận suy, vàng da, tứ chi phù thũng

Cây cúc bách nhật, xa tiền, cỏ mực, cỏ xước (sao) mỗi loại 30g. Sắc thuốc ngày 1 thang, chia uống 3 lần.

5.5.2. Chữa tắc kinh hoặc bế kinh ở phụ nữ

Dùng 10g cỏ xước, 10g cây sung úy sắc lấy nước uống. Chia làm 3 lần trong ngày.

5.5.3. Trị mụn, làm đẹp da

Cỏ xước rửa sạch với nước muối, băm nhỏ dược liệu rồi giã nát. Vắt nước cốt thoa lên vùng da nơi có mụn. Dùng 2 lần/tuần, mỗi lần 30 phút.

6. Lưu ý khi sử dụng cây cỏ xước

Giống như các vị dược liệu khác, cây cỏ xước cũng có một vài lưu ý trong khi sử dụng như sau:

Cỏ xước quả là một vị thuốc tuyệt vời phải không ạ! Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về cây thuốc cỏ xước mà tricottan.com.vn gửi tới Quý bạn đọc. Nếu quý bạn đọc còn băn khoăn về bệnh xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

0961.666.383

Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài chia sẻ này. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh!

Xếp hạng: 4.6 (24 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH