Hiện nay, teo cơ đang trở thành một căn bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải. Chứng bệnh này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, việc đi lại và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, phần lớn mọi người lại không hiểu bệnh teo cơ là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao. Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin cần biết về bệnh teo cơ để mọi người tham khảo.
1. Teo cơ là gì?
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem bệnh teo cơ là gì?
1.1. Khái niệm teo cơ là gì?
Bệnh teo cơ là một tình trạng giảm khối lượng cơ đồng đều hoặc không đều giữa hai bên cơ. Nguyên nhân thường do thiếu vận động trầm trọng, vùng cơ bị ảnh hưởng, một khi cơ teo thì nhóm cơ đó sẽ dần yếu đi. Teo cơ một bên được nhìn thấy, khi so sánh với bên không bị ảnh hưởng.
1.2. Teo cơ tay
Theo các bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện An Việt cho biết, bệnh teo cơ tay là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến các dây thần kinh của cánh tay.
Bệnh rất dễ nhận biết với những dấu hiệu rõ rệt trên bàn tay, bắp tay hoặc cả cánh tay; đi kèm với tình trạng yếu cơ gốc chi, gây giảm mạnh lực cơ và sự linh hoạt của tay.
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà tình trạng teo có thể xảy ra ở toàn bộ cơ vùng cánh tay, teo một hoặc cả hai bên tay.
1.3. Teo cơ chân
Bệnh teo cơ chân là tình trạng phần cơ ở chân bị yếu đi hay khối lượng cơ ở vùng chân bị giảm sút. Dấu hiệu thường thấy là một bên chân sẽ nhỏ hơn so với bên còn lại.
Cơ chế dẫn đến bệnh teo cơ chân là do sự mất cân đối giữa quá trình tạo cơ và hủy cơ. Khi mà quá trình hủy cơ xảy ra mạnh mẽ hoặc quá trình tạo cơ bị ức chế, sẽ dẫn đến khối lượng cơ bị giảm không được bù lấp và kết quả là cơ chân bị teo.
2. Nguyên nhân teo cơ
Một số nguyên nhân có thể gây teo cơ như:
- Chế độ dinh dưỡng kém: Một chế độ ăn ít protein không mỡ, trái cây và rau củ quả sẽ làm giảm lượng cơ, gây ra tình trạng teo cơ.
- Hội chứng suy mòn: Đây là tình trạng trao đổi chất phức tạp gây teo cơ và sụt cân nghiêm trọng. Hội chứng này có thể là triệu chứng của các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác như ung thư, HIV, đa xơ cứng.
- Tuổi tác: Khi càng lớn tuổi, cơ thể sẽ sản xuất càng ít protein để thúc đẩy cơ bắp phát triển. Điều này sẽ khiến các tế bào co lại, gây ra tình trạng thiểu cơ. Theo các chuyên gia, thiểu cơ ảnh hưởng đến 1/3 những người trên 60 tuổi.
- Di truyền: Teo cơ có trường hợp do sự rối loạn di truyền, gây mất các tế bào thần kinh vận động.
- Các bệnh lý như: Xơ cứng cột bên teo cơ ALS, đa xơ cứng, viêm khớp, viêm cơ, bại liệt đều có thể dẫn đến tình trạng teo cơ
- Vấn đề về thần kinh: Một số chấn thương có thể làm tổn thương các dây thần kinh kiểm soát cơ, dẫn đến teo cơ thần kinh.
3. Triệu chứng teo cơ
Những dấu hiệu và triệu chứng teo cơ điển hình là gì? Bạn có thể mắc bệnh teo cơ nếu:
- Một tay hoặc chân nhỏ hơn nhiều so với bên còn lại.
- Tay chân trở nên yếu.
- Không vận động trong thời gian rất dài.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ? Cơ địa mỗi người không giống nhau. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu nghĩ rằng mình bị teo cơ hoặc không thể di chuyển tay chân bình thường.
4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh
Khi bị teo cơ, bạn có thể gặp phải một số biến chứng như sau:
- Yếu cơ.
- Teo các vùng cơ khác.
- Té ngã, khi teo cơ chi dưới, sức mạnh cơ bị giảm dẫn khả năng giữ thăng bằng kém hẳn đi.
- Gãy xương, do khối lượng cơ giảm. Đặc biệt là đối với các nhóm cơ chi dưới.
5. Khám bệnh teo cơ
Bệnh nhân bị teo cơ có thể đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa xương khớp ở Hà Nội, TP.HCM. Một số bệnh viện kể đến như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện E Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.
6. Bệnh teo cơ có chữa được không?
Teo cơ là tình trạng một nhóm cơ trên cơ thể bị teo nhỏ dần. Người bệnh khi bị teo cơ thường gặp trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày, khi sức cơ của họ không còn được như trước. Tuy có thể không phục hồi hoàn toàn, nhưng việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp bệnh nhân cải thiện chức năng vận động nhiều nhất có thể.
7. Cách điều trị teo cơ
Tùy thuộc vào mức độ teo cơ nặng hay nhẹ và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp cho từng bệnh nhân.
7.1. Điều trị Tây y
Hiện nay, một số loại thuốc Tây thường được bác sĩ chỉ định cho người bị teo cơ, bao gồm:
- Thuốc chậm tiến triển bệnh: Corticoid Azathioprine.
- Chẹn calci: Nifedipine, Diltiazem.
- Thuốc tạo cơ: Yếu tố phát triển giống Insulin.
- Chất ức chế Myostatin.
- Thuốc điều trị triệu chứng: Coenzyme Q10, Leucine, Creatine.
7.2. Điều trị bằng Đông y
Đông y một trong những phương pháp được người bệnh tin tưởng và áp dụng nhiều. Để chữa trị bệnh teo cơ thì các bài thuốc Đông y sử dụng một số vị thuốc như: gừng, đương quy, đỗ trọng, hoàng kỳ, nhân sâm, phục linh,... Gợi ý những món ăn mà người bệnh có thể áp dụng để điều trị teo cơ:
Cháo thịt dê, đường quy và gừng tươi.
- Chuẩn bị: Thịt dê rửa sạch ướp với gia vị, gừng tươi rửa sạch và xắt lát, cùng gạo tẻ.
- Thực hiện: Cho hết đường quy, gừng tươi, cùng gạo vào nồi ninh nhừ thành cháo. Sau đó mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần ăn khoảng 1 bát.
Canh chân giò, đỗ trọng ninh nhừ
- Chuẩn bị: Chân giò lợn được làm sạch chặt thành miếng, đỗ trọng và gia vị.
- Thực hiện: Sắc đỗ trọng riêng, sau đó lấy nước hầm với chân giò, ninh nhừ, sau đó thêm gia vị và dùng hàng ngày.
Cháo thịt bò hầm với hoàng kỳ
- Chuẩn bị: Thịt bò rửa sạch, cắt nhỏ, hoàng kỳ và gạo tẻ.
- Thực hiện: Trước hết cho hoàng kỳ sắc kỹ lấy nước để ninh gạo và thịt bò thành cháo. Sau khi cháo chín, chia nhỏ ra làm nhiều bữa trong ngày để ăn.
8. Phục hồi teo cơ chân tay bằng Đông y gia truyền Trị Cốt Tán
Trong suốt nhiều năm chữa bệnh cứu người, nhà thuốc Hải Sáu đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh tưởng chừng như không thể cứu chữa được nữa. Nhưng nhờ sự nỗ lực của chính người bệnh cùng sự hỗ trợ hiệu quả từ bài thuốc gia truyền Trị Cốt Tán của chúng tôi mà bệnh tình của họ ngày càng thuyên giảm và khỏi hẳn.
Một trong những trường hợp đó là chú Võ Văn Nam, người từng phải vật lộn với bệnh teo cơ tay và rồi tìm đến nhà thuốc Hải Sáu khi bệnh đã chuyển biến nặng. Trải qua hơn 2 tháng kiên trì điều trị bệnh, cuối cùng bệnh tình của chú Nam đã giảm được hơn 90%. Dưới đây là những lời chia sẻ của chú về hành trình thoát khỏi căn bệnh tai ác và lời cảm ơn đến nhà thuốc Hải Sáu:
"Thư cảm ơn Lương y Nguyễn Hải Sáu và nhà thuốc Hải Sáu!
Tôi phát hiện ra mình bị mắc chứng teo cơ tay từ cách đây gần 2 năm. Một bên cánh tay phải của tôi cứ có cảm giác đau nhức, mỏi rã rời và dần teo lại. Tôi có đi khám và dùng thuốc Tây nhưng thuốc chỉ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh chứ không chữa khỏi hẳn được.
Tôi từng nghĩ và chấp nhận sống chung với bệnh teo cơ thì may mắn thay, lại biết đến bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp Trị Cốt Tán của nhà thuốc Đông y Hải Sáu. Tôi lặn lội từ Hà Tĩnh tìm về Thái Bình và được Lương y Nguyễn Công Sáu trực tiếp thăm khám bệnh tình và hướng dẫn điều trị.
Từ đây, cuộc đời tôi như bước sang một trang mới. Sau khi dùng đúng theo phác đồ mà bác Sáu hướng dẫn, bệnh tình của tôi thuyên giảm nhanh chóng. Mặc dù không thể được như ban đầu nhưng cánh tay phải của tôi cũng đã khôi phục tới hơn 90%. Mọi hoạt động của tay đã trở lại bình thường. Đến nay, tôi đã rời xa căn bệnh quái ác này được hơn 1 năm và không hề thấy bệnh có dấu hiệu bị tái lại.
Qua đây, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Lương y Nguyễn Công Sáu cùng nhà thuốc Hải Sáu. Nhờ có Lương y Sáu đã tận tâm chạy chữa, kiên trì đồng hành cùng tôi trên hành trình điều trị bệnh mà bây giờ, tôi đã trở nên khỏe mạnh hơn."
Thực tế, thuốc Tây khó lòng chữa bệnh teo cơ dứt điểm, nếu dùng lâu dài nó còn gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Ngược lại, sản phẩm Trị Cốt Tán lại có ưu điểm vượt trội là an toàn, lành tính, trị bệnh dứt điểm, tiết kiệm chi phí.
Thành phần Trị Cốt Tán: Tam thất, Nấm linh chi, Na kích, Đan sâm, Quế chi, Khương hoạt, Đỗ trọng, Phòng phong,...
Công dụng của Trị Cốt Tán: Loại bỏ những chất độc có trong xương khớp. Kháng viêm, giảm đau, tiêu sưng, không gây tác dụng phụ. Tăng cường hàm lượng dưỡng chất giúp xương khớp chắc khỏe, làm chậm tiến trình lão hóa.
Bằng những cống hiến cho nền y học nước nhà, Lương y Nguyễn Công Sáu cùng bài thuốc Trị Cốt Tán của mình đã được nhận nhiều giải thưởng trân quý như:
- Sản phẩm Xanh vì sức khỏe người Việt của Viện chính sách pháp luật và quản lý.
- Bảng vàng danh dự và Cúp kỷ niệm trong chương trình Vinh danh Nhà thuốc y học cổ truyền uy tín vì sức khỏe Cộng đồng năm 2014.
- Giấy khen, bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam.
- Chứng nhận về an toàn và chất lượng thuốc của Bộ y tế.
- Top 100 Sao Vàng thương hiệu Việt Nam. Được nhận Bằng khen và Cúp Sao Vàng thương hiệu Việt Nam.
9. Phòng ngừa teo cơ
Bên cạnh việc chữa bệnh, chúng ta còn phải quan tâm phòng ngừa và hạn chế khả năng mắc bệnh teo cơ.
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, cung cấp đầy đủ calorie với các thực phẩm giàu vitamin, canxi.
Thường xuyên tập thể dục để cơ thể trở nên dẻo dai, tăng cường sức khỏe.
Tạo cho mình một cơ thể khỏe mạnh, nhất là tim với các bài tập có lợi như đi dạo, leo cầu thang, làm việc nhà, khiêu vũ.
Ngủ đủ giấc và tránh lạm dụng các loại thức ăn có cồn, để giữ cho trí não luôn vận động.
Tránh các thức uống chứa chất caffeine hoặc cồn; bởi nó khiến bệnh teo cơ tiến triển nặng hơn.
Hãy tự bảo vệ sức khỏe của bản thân khỏi các tác nhân gây bệnh teo cơ. Để được thăm khám, tư vấn và hướng dẫn điều trị chứng teo cơ hiệu quả, các bạn hãy liên hệ ngay tới nhà thuốc Đông y Hải Sáu. Thông tin liên hệ:
- Số hotline: 0961 666 383
- Địa chỉ: Ngã tư Vũ Hạ, An Vũ, Quỳnh Phụ, Thái Bình.