Không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng bệnh teo cơ tay ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt của người mắc. Hãy cùng tricottan tìm hiểu kỹ về căn bệnh này, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Teo cơ tay là bệnh lý gì?
Cơ bắp giúp tạo ra sự chuyển động của cơ thể. Khi khối lượng cơ bị giảm đồng đều hoặc không đồng đều ở 1 hoặc 2 bên chi hoặc vùng cơ thể được gọi là bệnh teo cơ. Như vậy, khi cơ tại tay bị giảm khối lượng, chúng ta sẽ mắc bệnh teo cơ tay.
Việc nắm được những nguyên nhân gây ra bệnh rất quan trọng. Bởi điều này giúp chúng ta có phương hướng điều trị và phòng bệnh hiệu quả.
Các nguyên nhân dẫn tới bệnh teo cơ tay
Những “thủ phạm” gây teo cơ tại tay bao gồm:
Do loạn dưỡng cơ
Loạn dưỡng cơ là nhóm các bệnh cơ có tính chất di truyền, đặc trưng bởi tình trạng yếu cơ, teo cơ. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới cơ tay bị teo.
Các bệnh loạn dưỡng cơ hay gặp như: Duchenne, Becker, Emery Dreifuss, bệnh loạn dưỡng cơ gốc chi.
Do bệnh lý thần kinh
Ngoài ra, teo cơ tay còn do tổn thương các dây thần kinh. Khi dây thần kinh bị tổn thương, chúng sẽ không dẫn truyền tín hiệu hoạt động từ trung ương truyền tới các cơ.
Các cơ không nhận được tín hiệu hoạt động sẽ ngừng vận động. Lâu dần dẫn tới teo cơ.
Một vài bệnh lý thần kinh hay dẫn tới teo cơ như: bệnh dây thần kinh vận động đa ổ, tai biến mạch máu não, tổn thương dây thần kinh ngoại biên, chấn thương
cột sống cổ vị trí đốt sống từ C4-C7.
Do chấn thương
Các chấn thương sau có thể sẽ khiến người bệnh bị teo cơ tay:
- Gãy xương
- Bỏng nặng
- Chấn thương do té, ngã làm tổn thương đến cơ làm rách cơ, giãn cơ
- Thiếu vận động nghiêm trọng
Các nguyên nhân khác
Ngoài ra, một số bệnh mãn tính không phải là bệnh cơ khớp nhưng cũng gây các biến chứng teo cơ như HIV, ung thư, suy thận mạn hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Triệu chứng của bệnh teo cơ tay
Bệnh teo cơ tay rất dễ nhận biết với những dấu hiệu rõ rệt trên bàn tay, bắp tay hoặc cả cánh tay như sau:
Khi nghỉ ngơi, người bệnh không khép được cánh tay vào sát thân mình.
Khi vận động, hai khuỷu tay khó hoặc không chạm vào nhau khi cánh tay đưa ra trước và trong tư thế khuỷu gấp.
Xương một hoặc hai bên bả vai nhô cao trong khi vùng giữa hai vai bị xệ xuống và xoay ra ngoài.
Nếu phần trước tay bị ảnh hưởng, cánh tay sẽ có hình dạng như uốn cong và rẽ ra. Còn nếu phần sau vai bị ảnh hưởng, cánh tay sẽ kéo dài ra hơn và hay uốn cong. Phần đầu của xương cánh tay có thể bị trật khớp.
Vẹo xương sống: Tình trạng này xảy ra do mất cân đối lực cơ hai bên cơ thể. Vùng lưng và vai yếu, từ đó làm giảm phản xạ của cơ gân và xương.
Phiền phức khi mắc teo cơ tay
Khoan nói về những biến chứng teo cơ tay gây ra có nguy hiểm hay không.
Trước hết, chúng ta cần biết những bất tiện mà bệnh lý này gây ra.
Cơ tay giúp tay chúng ta điều khiển được ngón tay, cẳng tay. Để thực hiện được các hoạt động như gập, cầm nắm và các hoạt động yêu cầu sự linh hoạt…
Khi cơ này bị teo, hai tay sẽ không sử dụng được. Chúng ta phải sinh hoạt và làm việc mà không có sự trợ giúp của 2 tay.
Chỉ cần nghĩ thôi cũng đã thấy khó sống rồi phải không các bạn!
Thêm nữa, khi tay không được hoạt động trong thời gian dài, các bộ phận khác của cơ như gân, xương sẽ bị xơ hóa, thoái hóa. Kéo theo một loạt các bệnh lý ăn theo như viêm, nhiễm khuẩn, hoại tử mô,...
Chính vì thế, khi người bệnh nhận thấy một trong các triệu chứng teo cơ tay trên cần đi khám ngay để xác định chính xác.
Chẩn đoán bệnh teo cơ tay
Teo cơ tay không khó để chẩn đoán. Thường sử dụng các phương pháp sau để chẩn đoán bệnh.
Khám lâm sàng
Đây là phương pháp chủ yếu để chẩn đoán teo cơ tay. Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh gấp cẳng tay, nâng tay, gấp cẳng tay vào cánh tay, đối kháng lực đè lên cẳng tay gấp…
Và đo các mức độ đáp ứng theo thang đo đề sẵn. Từ đó đưa ra kết luận bệnh phù hợp.
Khám cận lâm sàng
Một vài phương pháp “sử dụng máy móc” để chẩn đoán teo cơ tay thường hay được sử dụng là:
X-quang: Teo cơ tay không hiển thị hình ảnh trên Xquang. Tuy vậy, các tổn thương xương chỏm, ổ chảo khớp vai, dấu hiệu xơ hóa trong khớp có thể gợi ý tình trạng tổn thương.
Chụp CT, MRI.
Điện cơ: Phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp nguyên nhân do tổn thương thần kinh.
Điều trị teo cơ tay
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có phương pháp điều trị teo cơ tay khác nhau.
Phương pháp kích thích điện sinh lý: Người bệnh sẽ được kích thích bằng các điện cực phát ra dòng điện có điện thế thấp. Dòng điện sẽ kích thích tế bào cơ hoạt động. Phương pháp này thường được sử dụng cho các thể teo cơ gây ra bởi các bệnh về thần kinh ngoại biên.
Phẫu thuật: Thường hay sử dụng khi nguyên nhân teo cơ tay do chấn thương.
Vật lý trị liệu
Thuốc: Các loại thuốc hay được sử dụng là:
Thuốc giảm đau - kháng viêm;
Thuốc tăng tạo cơ;
Thuốc giảm hủy cơ;
Chất ức chế Myostatin;
Coenzyme Q10, Leucine, Creatine.
Dinh dưỡng: Chế độ ăn giàu protein, glutamine, creatine sẽ giúp cơ thể mau bù lại cơ.
Việc tiến hành điều trị bằng các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc phần nào giúp giảm nhẹ được bệnh. Ngoài ra, người mắc teo cơ tay cần chú ý tuân thủ chặt chẽ nhưng lưu ý trong cuộc sống sinh hoạt.
7. Lưu ý trong sinh hoạt khi mắc bệnh teo cơ tay
Ngoài chú trọng tới chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần lưu ý các điểm sau:
Ngủ đủ giấc từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày để phục hồi chức năng của hệ thần kinh, giảm bớt mệt mỏi.
Hạn chế căng thẳng, stress. Đồng thời kết hợp với các bài tập như thiền, yoga, thái cực dưỡng sinh, tập tối thiểu 3 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hạn chế uống cà phê và các loại thực phẩm có chứa caffeine.
Tập các bài tập chuyên biệt cho vùng cánh tay, bài tập đối kháng sẽ nhanh chóng giúp cơ trở nên khỏe hơn.
Khi có hiện tượng đau đột ngột bạn có thể sử dụng khăn lạnh chườm lên vị trí bị đau nhức. Có thể thực hiện 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 5 phút để giúp giảm đau
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh viêm cơ tay. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết, khi đang có thắc mắc liên quan tới bệnh lý teo cơ tay nói riêng hay các bệnh về xương khớp nói chung. Bạn có thể liên hệ tới số điện thoại 0961666383.