Teo cơ chân nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ tiến triển nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin xoay quanh căn bệnh này, cũng như đưa ra phương pháp điều trị teo cơ chân hiệu quả nhất hiện nay.
1. Teo cơ chân là gì?
Teo cơ là hiện tượng khối lượng cơ trong cơ thể bị suy giảm và mất dần. Chiếu theo định nghĩa này, khi cơ tại chân yếu đi hay giảm khối lượng ở một hoặc cả hai bên chân, chúng ta sẽ mắc bệnh teo cơ chân.
Các thể teo cơ chân thường gặp gồm teo cơ chân trái, teo cơ chân phải hoặc teo cơ chân cả hai bên, teo cơ bàn chân, teo cơ cẳng chân…
Hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chúng ta tìm ra phương pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhất.
2. Teo cơ chân nguyên nhân do đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây teo cơ chân. Chúng được phân chia thành bốn nhóm chính gồm teo cơ chân do chấn thương, do bệnh lý, do tuổi tác và teo cơ chân do rối loạn gene.
2.1. Do chấn thương
Chỉ sau 2 tuần không vận động, hiện tượng teo cơ sẽ xảy ra.
Một số chấn thương như gãy xương đùi, bong gân, giãn dây chằng, chấn thương toàn cơ thể,... Khiến người bệnh nằm liệt tại chỗ hoặc hạn chế vận động phần chân bị thương.
Sau thời gian dài không được “sử dụng”, cơ tại chân sẽ bị giảm dần khối lượng dẫn tới bệnh teo cơ.
Vì lý do này, cho dù có bị chấn thương nặng tới đâu người bệnh cũng nên vận động nhẹ nhàng và tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng để máu được lưu thông. Tránh các cơ bị teo nhỏ lại.
2.2. Do bệnh lý
Một số bệnh lý là nguyên nhân dẫn tới teo cơ chân như:
Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm lệch khỏi vị trí ban đầu và chèn vào các dây thần kinh tại cột sống khiến các dây thần kinh không truyền được tín hiệu vận động tới các chi làm các chi không vận động. Lâu dần dẫn tới teo cơ tại đây.
Bại liệt: Khi người bệnh nằm một chỗ, các cơ toàn cơ thể đều có hiện tượng teo, trong đó có cơ chân.
Tai biến mạch máu não.
Ung thư.
2.3. Do tuổi tác
Bệnh teo cơ chân ở người có tuổi thường là hệ quả của việc lão hóa. Cơ thể người cao tuổi không sản sinh đủ các dưỡng chất nuôi cơ, xương khớp.
Khiến cơ xương khớp yếu đi và dễ bị tổn thương. Các tổn thương về cơ khớp ở cao tuổi thường khó phục hồi và lâu dần sẽ dẫn đến bệnh teo cơ ở người già.
2.4. Do gene
Nguyên nhân bị teo cơ chân do gên thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị teo cơ tại chân thường do sai lệch, khiếm khuyết trong bộ gene.
Gây ra sự xáo trộn trong quá trình cơ thể sản sinh các protein tham gia vào sự hình thành và duy trì sự khỏe mạnh của cơ. Lâu dần, các cơ không nhận đủ dưỡng chất sẽ yếu đi và dẫn đến teo cơ chân bẩm sinh ở trẻ.
Các bệnh về rối loạn gene hay gây ra bệnh teo cơ chân nhất bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne.
Trên đây là những thủ phạm chính gây teo cơ chân. Ngoài ra, chúng ta cũng cần để tâm tới những dấu hiệu của bệnh nhằm phát hiện ra bệnh kịp thời.
Tin liên quan
3. Dấu hiệu khi mắc teo cơ chân
Dấu hiệu thường thấy khi bị bệnh teo cơ chân là một bên chân hoặc cả hai bên chân sẽ nhỏ hơn bình thường. Do khối lượng cơ bị suy giảm.
Ngoài ra, còn kèm thêm một vài dấu hiệu như sau:
Cảm thấy một trong hai chân suy yếu
Tê liệt, mất cảm giác ở chân
Khó khăn trong di chuyển, thậm chí không di chuyển được
Động tác co và duỗi chân khó khăn hơn
Đau nhức ở bàn chân/cẳng chân
Để xác định chính xác phần cơ chân bị teo, người bệnh nên đến bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm chuyên khoa. Từ đó mới có thể điều trị đúng đắn và hiệu quả cao.
4. Teo cơ chân có gây nguy hiểm?
Chân bị teo cơ không chỉ khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận động và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến dáng người, thẩm mỹ.
Hơn thế nữa, bệnh teo cơ nếu kéo dài không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến liệt, mất hoàn toàn khả năng di chuyển, thoái hóa cơ,… rất nguy hiểm.
5. Chẩn đoán bệnh teo cơ chân
Ngoài dựa vào các triệu chứng người bệnh mô tả. Bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán, bao gồm:
Xét nghiệm máu
Chụp X-quang
Chụp MRI
Chụp CT
Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh
Sinh thiết thần kinh hoặc cơ
Điện cơ
6. Điều trị bệnh teo cơ chân
Vậy liệu bệnh teo cơ chân có chữa được không? Bị teo cơ chân phỉa làm sao? Đây là thắc mắc của nhiều người khi gặp tình trạng bệnh teo cơ.
Teo cơ chân xuất phát chủ yếu từ những chấn thương như trẹo chân, bong gân, gãy hoặc rạn xương, khiến cho người bệnh phải cố định vị trí chân bị tổn thương.
Sau khoảng thời gian dài không được vận động, các cơ tại chân bắt đầu bị teo nhỏ đi và gây ra tình trạng bệnh như trên.
Vì thế, bệnh teo cơ chân có thể chữa khỏi được nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Bên cạnh sử dụng thuốc trị teo cơ chân, người bệnh cần cần kết hợp các phương pháp xoa bóp, vật lý trị liệu, điện châm,… thích hợp với tình trạng mỗi người.
6.1. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu bao gồm các bài thể dục và bài tập kéo giãn với mục đích ngăn ngừa tình trạng bất động. Vật lý trị liệu mang lại những lợi ích sau đây cho người bị teo cơ chân:
Phòng ngừa tình trạng bất động cơ
Tăng cường sức mạnh cơ bắp
Cải thiện tuần hoàn máu
Giảm co cứng cơ.
6.2. Kích thích điện chức năng
Đây là một cách trị teo cơ chân hiệu quả. Bác sĩ sẽ sử dụng các xung điện để kích thích sự co cơ ở các cơ chân bị ảnh hưởng.
Trong thủ thuật này, người bệnh sẽ được gắn các điện cực vào một chi bị teo. Các điện cực truyền một dòng điện, kích hoạt chuyển động ở chi đang có tổn thương.
6.3. Phẫu thuật
Phương pháp này có thể cải thiện chức năng cơ ở những người bị teo cơ chân do nguyên nhân thần kinh, chấn thương hoặc suy dinh dưỡng.
Trên đây là những biện pháp sử dụng trong điều trị bệnh teo cơ chân. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng để nhanh chóng bình phục.
7. Lưu ý trong sinh hoạt đối với người bệnh teo cơ chân
Song song với điều trị tại bệnh viện, người bệnh nên thực hiện những điều sau để có hiệu quả cao nhất:
Thường xuyên xoa bóp giúp máu lưu thông hoặc chườm nóng, chườm ấm lên chân để mạch máu trong cơ giãn, giúp cơ mềm ra. Có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt theo đông y.
Với trường hợp cần cố định chân, không thể di chuyển vì chân bị đau như bong gân, đứt dây chằng, gãy chân,… thì người bệnh nên chủ động luyện đi sớm.
Ngoài ra, cần bồi bổ cho người bệnh bằng các thực phẩm tốt cho bệnh teo cơ chân như thịt chân giò, gân bò, gân trâu, gân ngựa, thịt dê, thận dê, bột tủy xương lợn,…
Hy vọng những lời khuyên cho bệnh teo cơ chân trên đây giúp ích được cho bạn. Khi có một hoặc vài triệu chứng ban đầu, người bệnh thường bối rối và cần tìm sự tư vấn từ người có chuyên môn. Hãy gọi tới số 0961.666.383 để chúng tôi giúp bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.
Lê thanh tùngT2, 09/06/2021 - 00:34
Con tên lê thanh tùng năm nay con 15tuôi con bị teo cơ chân phải có chữa đi ko ạ con bị cũng đã 14năm r ạ
Nguyễn Công SáuCHUYÊN GIAT5, 09/09/2021 - 10:54
Chào bạn! Vì bạn bị teo cơ chân từ nhỏ nên quá trình điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, do đó bạn cần kiên trì tập luyện để phục hồi chức năng, đồng thời sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ Trị Cốt Tán để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn.
Bạn có thể liên hệ đến số điện thoại 0961.666.383 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh cũng như cách dùng thuốc để đạt được hiệu quả cao nhất nhé!
NhưT4, 05/12/2021 - 23:16
Em bị teo cơ chân từ nhỏ.Em có đi thăm khám thì được biết là do bẩm sinh,đó thiếu chất dinh dưỡng khi còn trong bụng mẹ,Lúc đầu chân của em là 1 bên 9,1 bên 10.Càng về sau thì 1 bên 7,1 bên 10.Thì bác sĩ cho em hỏi.Liệu chân em có thể chữa khỏi được hay không ạ
Nguyễn Công SáuCHUYÊN GIAT5, 05/13/2021 - 11:08
Chào bạn! Hiện nay, việc chữa khỏi bệnh teo cơ chân từ nhỏ vẫn là một thách thức lớn cho nền y học. Tuy nhiên nếu điều trị tích cực sẽ giúp cải thiện khả năng vận động cũng như phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
Vì thế, bạn có thể liên hệ đến số điện thoại 0961.666.383 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh và các phương pháp hỗ trợ để đạt được hiệu quả cao nhất nhé!