Bệnh teo cơ mông và những kiến thức bạn nên biết sớm

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Bệnh teo cơ mông là một trong những bệnh lý liên quan đến cơ mà nhiều người mắc phải. Bệnh là này nguyên nhân do đâu và xuất hiện những triệu chứng nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu về bệnh lý cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa.

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh teo cơ mông là gì?
Bệnh teo cơ mông là gì?

1. Bệnh bệnh teo cơ mông là gì?

Cơ mông lớn là cơ lớn nhất trên cơ thể người có vai trò chính trong quá trình vận động như đi bộ, chạy bộ, leo thang, chạy nhảy, ngồi xổm, đứng tấn,.... 

Teo cơ mông là tình trạng bệnh teo cơ với các khối cơ mông bị teo, trong đó cơ mông lớn bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất dẫn đến giảm sức mạnh khối cơ vùng mông. 

Teo cơ mông không chỉ gây ra tình trạng giảm sức cơ như các vùng khác mà nó còn ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động chính và chủ yếu trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh  như chạy nhảy, tập luyện, dáng đi và tư thế vận động,...

2. Nguyên nhân gây bệnh teo cơ mông 

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng teo cơ mông. Người bệnh có thể bị teo cơ mông cả hai bên hoặc bị chỉ một bên tùy vào từng nguyên nhân cụ thể khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân teo mông thường gặp như sau:

2.1. Ngồi một chỗ nhiều

Ngồi nhiều gây teo cơ mông
Ngồi nhiều gây teo cơ mông

Ngồi nhiều, vận động ít là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng teo cơ mông ở người có sức khỏe bình thường. Theo thống kê, do đặc tính công việc hiện nay, thời gian ngồi trung bình của mỗi người ngày càng tăng lên, có thể tăng đến 16h/ngày. 

Khi ngồi nhiều, các nhóm cơ mông sẽ chịu áp lực đè lên của cả phần trên cơ thể khiến chúng không co giãn được. Sau một thời gian dài, khối lượng và sức mạnh của cơ yếu dần vì vậy dẫn đến bệnh teo cơ mông. 

Đối tượng có nguy cơ cao nhất đối với bệnh này là những người làm việc văn phòng, công sở hàng ngày, bởi vì họ ít khi phải di chuyển, vận động trong suốt thời gian làm việc.

Xem thêm: Tìm hiểu đầy đủ về bệnh teo xương chân nguy hiểm

2.2. Xương khớp vùng mông bị tổn thương

Các hiện tượng liên quan đến đến xương khớp như viêm khớp cùng chậu, hoại tử xương khớp từ chỏm xương đùi, bị các chấn thương liên quan đến xương chậu, xương đùi,.... là các tổn thương mang tính chất nghiêm trọng và gây hạn chế đáng kể các cử động của bệnh nhân. 

Khi bị chấn thương, người bệnh thường phải nghỉ ngơi và hạn chế tối đa sự vận động cơ thể, đặc biệt là các vị trí gần với nơi bị tổn thương. Sau điều trị chấn thương, nếu không thực hiện các liệu pháp vật lý trị liệu và vận động phù hợp thì yếu cơ và teo cơ mông là hậu quả hiển nhiên xảy ra và diễn biến càng ngày càng nặng. 

2.3. Cơ bị tiêm thuốc nhiều lần

Tiêm bắp là một phương pháp tiêm khá phổ biến vì dạng tiêm này có khả năng tương thích với nhiều loại thuốc. Đồng thời, khi tiêm thuốc qua đường tiêm bắp thì thường có khả năng giải phóng và phát huy nhanh hơn đường tiêm thuốc dưới da. Cơ mông lớn là một trong các cơ bắp mà được lựa chọn để tiêm các thuốc dễ gây kích thích với cơ thể. 

Teo cơ mông khi tiêm thuốc nhiều lần
Teo cơ mông khi tiêm thuốc nhiều lần

Teo cơ mông xảy ra do cơ bị xơ hóa bởi các loại thuốc tiêm trực tiếp vào các thớ cơ. Dưới đây là một số thuốc đã được nghiên cứu và chỉ ra tác động góp phần dẫn đến bệnh teo cơ mông:

  • Viên sắt
  • Dramamine
  • Penicillin, lincomycin, tetracycline
  • Thuốc chống sốt rét

2.4. Do thần kinh bị tổn thương

Tổn thương dây thần kinh cơ mông gây teo cơ mông
Tổn thương dây thần kinh cơ mông gây teo cơ mông

Các chấn thương mạnh ở vùng thắt lưng đốt sống cụt-cùng có làm gây tổn thương thần kinh trung ương là nguyên nhân có thể dẫn đến teo cơ mông. 

Ngoài ra, nhồi máu não cũng có thể gây ra bệnh teo cơ mông kèm theo các tổn thương khác như liệt cơ chân tay.

2.5. Loạn dưỡng cơ

Vào giai đoạn muộn của bệnh loạn dưỡng cơ thì bệnh nhân thương bị teo các cơ trên cơ thể. Đặc biệt là cơ mông, vì khối lượng cơ lớn nên dễ dàng phát hiện ra. 

Tìm hiểu thêm: Bệnh teo cơ tủy: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

3. Triệu chứng bệnh bệnh teo cơ mông 

Teo cơ vùng mông thường có những triệu chứng như:

  • Khối cơ vùng mông có thể bị teo lại, cả hai bên hoặc chỉ một trong hai bên bị teo
  • Dáng đi bất thường, khó khăn trong việc di chuyển và đứng thẳng hoặc cúi gập đầu gối
  • Lưng bị đau mỏi kèm theo các bệnh liên quan đến gân và khớp xương xung quanh vị trí cơ bị teo

4. Khám và chẩn đoán bệnh bệnh teo cơ mông

Khi thấy các dấu hiệu của bệnh teo cơ mông, người bệnh nên đến khám ở các cơ sở y tế uy tín để có được chẩn đoán chính xác và cách xử lý phù hợp.  

4.1. Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là biện pháp đầu tiên để đánh giá chẩn đoán bệnh teo cơ mông. Bác sĩ chuyên môn sẽ thăm khám và hướng dẫn bệnh nhân làm một số xét nghiệm cụ thể khác. 

Tư thế khi khám lâm sàng để chẩn đoán teo cơ mông phổ biến là người bệnh cần phải nằm ngang, đầu gối gập lại, nâng cao mông lên, hoặc bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh nằm thẳng và để hai tay đặt dưới mông. 

Các dấu hiệu để bác sĩ có thể bước đầu nhận định người bệnh mắc teo cơ mông là:

  • Mông không thể nâng cao lên quá 30 độ
  • Khi đặt tay vào phần mông thì khó hoặc không cảm nhận được cảm giác cơ
  • Khi gập gối thì có cảm giác đau và tê nhiều ở vùng đùi
  • Vùng mông bị teo nhỏ và xẹp lại, thậm chí có thể mông bị lõm một bên.

4.2. Khám cận lâm sàng

Chụp MRI để quan sát hình ảnh teo cơ
Chụp MRI để quan sát hình ảnh teo cơ

Một số xét nghiệm và nghiệm pháp cận lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán bệnh teo cơ mông như sau:

  • Chụp X-quang: Cơ teo không được hiển thị trên hình ảnh khi bạn chụp X-quang. Tuy nhiên có thể quan sát được các tổn thương liên quan đến xương chậu, xương đùi, khớp cùng chậu và các biểu hiện của sự xơ hóa nội khớp. 
  • CT scan, MRI: Quan sát hình ảnh cơ bị teo hoặc bị rách trên hình ảnh. 
  • Điện cơ: Có hiệu quả nhất trong các trường hợp bệnh nhân bị bệnh teo cơ mông do nguyên nhân tổn thương dây thần kinh. 

5. Điều trị bệnh bệnh teo cơ mông

Sau khi phát hiện và được chẩn đoán rằng bệnh nhân đã mắc bệnh teo cơ mông thì bác sĩ có thể đưa ra các giải pháp và cách điều trị khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Điều trị teo cơ mông bằng phương pháp nào?
Điều trị teo cơ mông bằng phương pháp nào?

5.1. Sử dụng các liệu pháp điều trị bằng vật lý trị liệu

Là quá trình sử dụng các bài tập luyện chú trọng vào các cơ vùng mông nhằm nâng cao sức mạnh và lực của cơ mông. 

Các bài tập phổ biến tác động nhiều đến cơ mông là squat và plank hoặc đứng tấn. Khi tập, người bệnh cần chú ý tư thế cho đúng, đặc biệt là cần phải duy trì lưng thẳng và tập trung lực vào phần cơ mông để đem lại hiệu quả tốt nhất. 

5.2. Phương pháp chữa bệnh teo cơ mông dùng thuốc tây

Một số loại thuốc được chỉ định sử dụng đối với bệnh này là:

  • Thuốc chống viêm giảm đau
  • Thuốc tăng cường tái tạo cơ
  • Thuốc hỗ trợ giảm hủy cơ
  • Nhóm chất ức chế Myostatin
  • Leucine, creatine,....

5.3. Các liệu pháp chữa bệnh khác

  • Liệu pháp tế bào: Sử dụng phương pháp này khi đã xác định nguyên nhân gây ra bệnh là do các đoạn gen bị đột biến trong cơ thể gây ra. Sử dụng liệu pháp này tức là ghép các nguyên bào hoặc tế bào gốc để thúc đẩy quá trình tạo ra các tế bào cơ mới không có vấn đề về đột biến.
  • Liệu pháp gen: Là biện pháp điều trị tương tự như liệu pháp tế bào vì chúng đều có mục đích điều trị vào chính nguyên nhân gốc gây ra bệnh. Với liệu pháp gen, các bác sĩ sẽ đưa các gen lành không mang bệnh vào cơ mông và cơ thể con người. 

6. Bệnh bệnh teo cơ mông có nguy hiểm không?

Bệnh teo cơ mông nếu được phát hiện sớm và kịp thời ở giai đoạn đầu thì hoàn toàn có thể khắc phục được hiện tượng này. Khi mới có dấu hiệu sớm như mỏi cơ, cơ hơi nhức và khó vận động phần đùi mông thì bạn nên đi kiểm tra sớm và tìm cách giải quyết kịp thời, hợp lý. 

Nếu để lâu, tình trạng đau cơ mông sẽ tăng lên đáng kể và khiến cho cả khối lượng và sức mạnh của cơ bị suy giảm khó hồi phục. 

Nếu bệnh không được phát hiện sớm, các khối cơ vùng mông sẽ bị teo lại vĩnh viễn không phục hồi. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới đời sống công việc và ngoại hình cùng với tính cách của người bệnh. 

7. Phòng ngừa và khắc phục bệnh bệnh teo cơ mông

Điều trị teo cơ mông thì cần phải điều trị từ nguyên nhân gốc mới có thể mang lại hiệu quả tốt. Đồng thời, sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, bản thân bệnh nhân cũng cần chú ý thực hiện các biện pháp để hạn chế bệnh như dưới đây:

Các loại hạt chứa nhiều protein
Các loại hạt chứa nhiều protein

Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng và hợp lý

Bằng việc bổ sung các nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của các nhóm cơ, bạn đọc nên tăng cường ăn các thực phẩm nhiều đạm tốt dễ tiêu như nguồn đạm từ các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, hạt điều,...). Các thực phẩm này chứa nhiều protein, hỗ trợ bổ sung khối lượng cơ, tăng cường vitamin, khoáng chất.

Một số loại rau quả theo mùa cũng tốt cho người mắc bệnh teo cơ mông là: quả bơ, rau chân vịt, rau cải xoăn,..

Tích cực luyện tập thể dục thể thao

Việc duy trì sức khỏe thể chất tốt cũng là một biện pháp lâu dài nhưng tận gốc để hỗ trợ và phòng tránh bệnh teo cơ mông. Để tăng tác dụng của tập luyện, độc giả có thể chú trọng vào các bài tập trung vào cơ mông đùi. Khi tập chú ý không tác động xấu làm cong vẹo cột sống và dáng người. 

Bệnh teo cơ mông không phải là một bệnh quá nguy hiểm. Nhưng không nên vì thế mà bạn đọc chủ quan với bệnh. Với các thông tin cư như trên đây, bài viết mong rằng quý độc giả có thể tự tìm hiểu và trang bị những kiến thức cần thiết và cơ bản nhất cho bản thân. 

Bệnh teo cơ mông có thể là hậu quả của một số bệnh lý xương khớp mà bạn đang mắc phải. Vì vậy, nếu bạn đang gặp những vấn đề như trên, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn.

0961 666 383

Xếp hạng: 3.4 (8 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH