Thoái hóa khớp háng là bệnh lý xảy ra từ 50 tuổi trở lên, tuy nhiên, nó đang có xu hướng trẻ hóa. Do vậy, cần phải phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh theo đúng tình trạng của bệnh, tránh các biến chứng mà bệnh gây ra. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Thoái hóa khớp háng là gì?
Thoái hóa khớp háng là tình trạng bệnh xảy ra do hậu quả của tuổi tác và bào mòn khớp. Bệnh tiến triển làm thay đổi cấu trúc khớp, dẫn đến các cơn đau, sưng và viêm.
Thoái hóa khớp háng tiến triển như thế nào?
Thoái hóa khớp háng là bệnh lý được chia thành 2 thể bệnh, đó là:
Thoái hóa khớp háng nguyên phát
Thể bệnh này thường gặp ở những người trên 60 tuổi và chiếm khoảng 50% tổng số những người thoái hóa khớp háng.
Thoái hóa khớp háng thứ phát được phân thành các loại như sau:
- Thoái hóa khớp háng sau chấn thương: gãy cổ xương đùi, trật khớp háng,...
- Mắc bệnh trên nền dị dạng cũ: Thiểu sản khớp háng, trật khớp háng.
- Thoái hóa khớp háng sau khi biến dạng mắc phải coxa plana hoặc chòm xương đùi bị hoại tử vô khuẩn.
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp háng
Bệnh thoái hóa khớp háng gồm 2 thể bệnh, đó là, nguyên phát và thứ phát. Ở mỗi thể lại có những nguyên nhân đi kèm gây bệnh khác nhau. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân nguyên phát
Bệnh xảy ra chủ yếu do tình trạng lão hóa của cơ thể. Theo thống kê, tỷ lệ chiếm cao nhất (khoảng 50%) là những người ở tuổi 50 trở lên và phụ nữ sau mãn kinh.
Ở những bệnh nhân này, các sụn, khớp và xương bị bào mòn theo thời gian khiến các khớp kém linh hoạt, tăng tình trạng viêm và đau.
Nguyên nhân thứ phát
Do chấn thương: Khớp háng bị chấn thương khi chơi thể thao, lao động hoặc bị tai nạn dẫn đến gãy xương cổ đùi, trật khớp háng,... Nó làm tình trạng thoái hóa khớp háng diễn ra nhanh hơn.
Bẩm sinh: Nguyên nhân này không phổ biến nhưng một số người sinh ra đã có cấu trúc xương bất thường ở khớp háng hoặc chi dưới.
Béo phì: Tình trạng thừa cân làm tăng áp lực lên các khớp khiến khớp háng thoái hóa nhanh hơn.
Do mắc một số bệnh như: viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, gout,...
Hoại tử vô khuẩn chỏm đùi xương
Thường xuyên làm các công việc nặng: Khi mang vác không đúng tư thế sẽ làm làm khớp háng chịu áp lục lớn dẫn đến thoái hóa khớp háng.
Triệu chứng thoái hóa khớp háng mà người bệnh nào cũng gặp phải
Đau
Ở giai đoạn khởi phát, vùng khớp háng có cảm giác đau, cơn đau lan xuống đùi và cẳng chân. Cơn đau có tính chất cơ học: Chúng tăng lên khi vận động và giảm nhẹ khi nghỉ ngơi.
Ở giai đoạn thứ phát, cơn đau trở nên dồn dập và vẫn đau khi nghỉ ngơi.
Cứng khớp
Sụn khớp bị tổn thương làm giảm khả năng đệm giữa các khớp, gây ra cứng khớp háng. Cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc khi giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài.
Ở giai đoạn nặng, khi không vận động thì tình trạng cứng khớp vẫn xảy ra và khi di chuyển gây nên tiếng kêu lạo xạo.
Hạn chế phạm vị vận động
Người bệnh gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như xoay người, ngồi xổm, xoay người,...
Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy mỏi và tê cứng khi vận động hoặc co duỗi khớp háng.
Biến chứng nghiêm trọng của thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng khi chuyển sang tình trạng mạn tính, nó có thể khiến bạn gặp một số biến chứng như sau:
Lo âu và trầm cảm: Các cơn đau diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh khiến họ luôn cảm thấy lo lắng, thiếu sức sống dẫ tới kiệt sức và suy nhược.
Tăng cân: Đau và cứng cứng khớp khiến bạn ngại vận động khiến bạn không thể kiểm soát cân nặng của mình. Bên cạnh đó, tăng cân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch.
Rối loạn giấc ngủ: Cơn đau xuất hiện cả vào bạn đêm và vào buổi sáng khi người bệnh thức dậy, cùng với đó là tình trạng ngủ không đủ giấc, mức độ đau sẽ càng tăng lên. Tình trạng vận động bị hạn chế cũng làm bạn không được thoải mái khi ngủ.
Biến dạng khớp: Biến chứng này khiến người bệnh không đi lại được, tàn phế gây ra gánh nặng cho người thân.
Ngoài các biến chứng trên, người bệnh có thể mắc phải một số biến chứng sau:
Hoại tử xương
Chảy máu hoặc nhiễm trùng khớp
Tổn thương gân và dây chằng xung quanh khớp
Chẩn đoán thoái hóa khớp háng
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ tiến hành thăm hỏi tình trạng, tiền sử bệnh của bệnh nhân và kiểm tra các chuyển động hông, các dấu hiệu thực thể như vên, sưng hoặc đỏ da.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật để đảm bảo tính chính xác của chẩn đoán như:
X - quang: Kỹ thuật này giúp nhận biết dấu hiệu viêm hoặc tổn thương cấu trúc khớp háng.
Chụp cộng hưởng từ MRI: Nó có thể cung cấp hình ảnh của các mô mềm ở hông.
Siêu âm: Nó có thể đánh giá cấu trúc mô mềm bao quanh khớp háng và nhận biết sự thay đổi cấu trúc các khớp.
Chụp cắt lớp vi tính: Đây là kỹ thuật tiên tiến nhất, giúp các bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh.
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng hiện nay
Điều trị nội khoa
Điều trị bằng thuốc Tây: Mục đích giảm đau, khắc phục triệu chứng lâm sàng.
Thuốc giảm đau: Paracetamol, Co-codamol,... có tác dụng giảm đau do bệnh gây ra.
Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm,.... hỗ trợ điều trị tình trạng co rút, co cứng cơ bắp.
Thuốc kháng viêm: Aspirin, Ibuprofen,... làm hạn chế tình trạng viêm và ngăn chặn tình trạng viêm lan ra các vùng lân cận
Các bài tập vật lý trị liệu
Ngoài việc dùng thuốc tây, người bệnh nên áp dụng các bài tập hỗ trợ điều trị bệnh giúp cải thiện tình trạng bệnh. Những bài tập này giúp lưu thông máu, tăng sự vận động của các khớp.
Tuy nhiên, các bài tập này cần có sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Điều trị ngoại khoa
Mục đích là giảm giảm đau và cải thiện chức năng vận động khớp háng. Chỉ định ngoại khoa khi các biện pháp nội khoa không đem lại hiệu quả hoặc tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Một số can thiệp ngoại khoa như:
Cắt bỏ xương giúp hạn chế hình thành gai xương.
Thay một phần khớp háng
Thay toàn bộ khớp háng
Điều trị bằng thuốc Đông y
Nguyên tắc điều trị của Đông y là loại trừ căn nguyên bệnh, thông kinh hoạt lạc.
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa thoái hóa khớp háng từ các thảo dược rất hiệu quả. Một số loại thuốc nam thường được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp như dây đau xương, cây gối hạc, cây hồng xanh, đỗ trọng,...
Thuốc Đông y điều trị thoái hóa khớp háng có ưu điểm là an toàn, lành tính, hiệu quả cao và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh phải tuân thủ theo đúng liệu trình của bài thuốc để đạt hiệu quả cao nhất.
Một số lưu ý trong sinh hoạt
Duy trì tâm lý thoải mái, ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ.
Nên thiết lập một chế độ ăn uống khoa học để duy trì cân nặng hợp lý với các thực phẩm giàu canxi, omega 3, vitamin D,...
Không nên duy trì một tư thế trong thời gian quá lâu
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng
Cần điều trị triệt để các bệnh có nguy có ảnh hưởng đến thoái hóa khớp háng như bệnh gout,...
Trên đây là những kiến thức về thoái hóa khớp hàng mà bạn có thể tham khảo. Hãy phát hiện các triệu chứng của bệnh một cách sớm nhất để điều trị bệnh hiệu quả.