Làm cách nào để thoát khỏi sự "hành hạ" của những cơn đau khớp háng?

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Đau khớp háng không chỉ "hành hạ" người bệnh bằng những cơn đau nhức, khó chịu. Nó còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe, cuộc sống của bạn nếu không phát hiện và điều trị sớm. Vậy làm cách nào để loại bỏ tình trạng đau khớp háng nhanh chóng, dứt điểm?

Mục lục [ Ẩn ]
Đau khớp háng là tình trạng bệnh như thế nào?
Đau khớp háng là tình trạng bệnh như thế nào?

1. Cấu tạo khớp háng

Khớp háng là loại khớp hoạt dịch, khớp chỏm cầu nằm giữa xương chậu và xương đùi cùng hệ thống dây chằng. Đây là một khớp sâu và là khớp duy nhất trong cơ thể có sự cử động cũng như sự vững chắc nhờ cấu trúc đặc biệt. Theo các nhà giải phẫu học, cấu tạo khớp háng bao gồm:

  • Diện khớp phía xương chậu và diện khớp phía xương đùi. Cả 2 diện khớp này đều được sụn khớp bao bọc.
  • Bao khớp gồm hai lớp là bao xơ và bao hoạt dịch.
  • Dây chằng trong bao khớp và dây chằng ngoài bao khớp.

2. Đau khớp háng là bị bệnh gì?

Đau khớp háng là tình trạng các cơn đau xuất hiện ở vùng háng, khớp đùi và phần thắt lưng mông. Người bệnh có thể bị đau ở vùng khớp háng bên trái hoặc bên phải, ít trường hợp xảy ra đồng thời cả hai bên.

Đau khớp háng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, đi lại của người bệnh. Hiện tượng này có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh như: Thoát vị bẹn, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn, viêm khớp xương chậu, căng cơ háng, sỏi thận, viêm xương, gãy xương,...

2.1. Đau khớp háng bên phải là bệnh gì?

Theo các bác sĩ tại bệnh viện An Việt, đau xương khớp háng bên phải là tình trạng phổ biến hiện nay mà cả người già lẫn trẻ em thường hay gặp phải.

Hiện tượng đau xương khớp háng bên phải có thể được hình thành do các chứng bệnh như thoái hóa khớp háng, viêm khớp háng, đau xương chậu, đau xương cụt, thoát vị đĩa đệm khớp háng,...

Triệu chứng điển hình là các cơn đau nhức có khi âm ỉ, có khi lại dữ dội, cứng khớp, xuất hiện tiếng kêu lạo xạo, hạn chế khả năng vận động.

2.2. Đau khớp háng bên trái là bệnh gì?

Đau khớp háng bên trái là một triệu chứng cho thấy bạn đang mắc phải một số bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp háng, chấn thương khớp háng, bong sụn viền khớp háng,...

Khi mắc phải những căn bệnh này, ban đầu, bạn sẽ gặp phải tình trạng đau nhức khớp háng, sưng tấy, không thể nhấc chân lên được. Lâu dần, khớp háng bên trái sẽ có dấu hiệu bị tê nhức, teo cơ, cứng khớp, viêm khớp, ung thư khớp,...

3. Nguyên nhân đau khớp háng

Xác định đúng nguyên nhân gây đau khớp háng sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Theo các chuyên gia y tế, đau khớp háng có thể xuất phát từ các yếu tố sau đây.

Chấn thương: Tai nạn trong quá trình vận động, lao động, tập luyện có thể làm tổn thương khớp háng, gây ra những cơn đau ở vùng háng.

Thừa cân: Trọng lượng cơ thể càng tăng thì sẽ làm áp lực lên xương khớp càng cao, trong đó có khớp háng. Tình trạng này kéo dài dễ làm cho khớp háng bị tổn thương, gây đau nhức, viêm nhiễm, sưng tấy.

Viêm khớp dạng thấp: Đây là một chứng bệnh viêm khớp phổ biến, có ảnh hưởng và gây đau khớp vùng háng.

Hoại tử chỏm xương đùi: Khi mạch máu nuôi chỏm xương đùi bị tổn thương, dẫn đến phần chỏm xương đùi không có máu đưa đến nuôi nên dần hoại tử, gây ra đau khớp háng.

Quá trình lão hóa: Quá trình lão hóa xảy ra khi cơ thể khi bước vào độ tuổi ngoài trung niên. Nếu không chăm sóc tốt cho sức khỏe xương khớp háng thì việc xuất hiện các bệnh lý, gây đau nhức khớp háng là điều đương nhiên.

Đau khớp háng do quá trình lão hóa xương khớp
Đau khớp háng do quá trình lão hóa xương khớp

4. Triệu chứng đau khớp háng

Việc nhận biết sớm dấu hiệu đau khớp háng sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng do bệnh gây ra. Căn cứ vào một số triệu chứng sau, người bệnh có thể xác định tình trạng đau khớp háng của mình:

  • Ban đầu, dấu hiệu đau ở khớp háng có thể xuất hiện trong thời gian ngắn rồi biến mất. Khi bệnh tiến triển, tần suất xuất hiện các cơn đau sẽ tăng mạnh, kéo dài hơn.
  • Cơn đau khớp háng thường xuất hiện khi bệnh nhân đi bộ trên một quãng đường dài, gấp háng, leo cầu thang,... Lúc bệnh tiến triển nặng hơn, đau có thể xuất hiện cả khi ngồi, nằm.
  • Lúc đầu, triệu chứng đau khớp háng chỉ xuất hiện ở háng hoặc vùng trên, sau mông. Sau có thể lan xuống mặt trước đùi, đầu gối.
  • Cảm giác khớp háng cứng, chặt, người bệnh khó khăn khi thực hiện các động tác như cắt móng chân, đi tất, mặc quần áo,...

5. Đau khớp háng sau sinh

Khi phụ nữ mang thai, toàn bộ cơ thể đều biến đổi, nhất là hệ thống xương khớp. Vì vậy những cơn đau khớp sau sinh như một hệ quả tất yếu.

Thường gặp nhất là đau ở khớp háng, vùng xương chậu, bởi đây là vị trí nâng đỡ trọng lượng của thai nhi. Đau khớp háng sau sinh về lâu về dài sẽ để lại những vấn đề sức khỏe như đau lưng, đau hông, không thể lao động nặng, không thể đứng lên ngồi xuống,...

Chính vì vậy, các bà mẹ đừng lơ là triệu chứng đau khớp háng sau khi sinh, hãy quan tâm tới cơ thể của mình một cách chu đáo nhất.

6. Đau khớp háng khi mang thai

Đau khớp háng khi mang thai là tình trạng chung của hầu hết chị em phụ nữ. Điều này khiến thai phụ mệt mỏi, đi lại khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân đau khớp háng khi mang bầu có thể do sự thay đổi lớn về nội tiết, thiếu canxi, tăng cân,... Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi bị đau khớp háng thì thai phụ cần nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc nặng, hạn chế đi lại, ăn uống đủ chất, tránh ngồi xổm.

7. Chẩn đoán đau khớp háng

Để chẩn đoán đau khớp háng, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng lâm sàng mà bệnh nhân gặp phải. Đồng thời, chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm như chụp X-quang, chụp CT scanner hoặc MRI (tùy trường hợp). Trong đó, kết quả chụp X-quang sẽ cho biết các vấn để sau:

  • Hẹp khe khớp: Dấu hiệu chứng tỏ mòn sụn khớp.
  • Đặc xương dưới sụn: Quan sát được ở vùng chịu lực tỳ đè lớn.
  • Khuyết xương: Cũng thường gặp, đôi khi có kích thước lớn.
  • Mọc gai xương: Phát triển ở tất cả các vị trí, ở cả chỏm xương đùi và xương chậu. Điều này giải thích tại sao các động tác của khớp háng bị hạn chế.

8. Phòng ngừa đau khớp háng

Phòng ngừa đau khớp háng là điều mà mọi người nên làm để tránh những rủi ro từ bệnh. Các bác sĩ khuyên mọi người nên:

  • Điều trị triệt để các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến khớp háng như bệnh gout, đái tháo đường, sỏi thận,...
  • Duy trì cân nặng hợp lý, để làm giảm áp lực lên khớp háng cũng như các khớp xương khác.
  • Hạn chế ngồi quá lâu, ngồi xổm, khuân vác vật nặng,... tránh gây ảnh hưởng đến quá trình vận động khớp háng.
  • Cẩn trọng trong quá trình vận động, lao động để tránh va chạm, chấn thương đến khớp háng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường canxi, omega 3, vitamin D giúp bổ sung sụn khớp và phục hồi chức năng ở các khớp.
  • Tập thể dục đều đặn để  tăng cường lưu thông máu, tăng cường sức khỏe của các khớp.
  • Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện bệnh sớm. Từ đó, có biện pháp điều trị bệnh ngay từ đầu.
Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp phòng ngừa bệnh đau khớp háng
Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp phòng ngừa bệnh đau khớp háng

9. Điều trị đau khớp háng

Đau khớp háng hoàn toàn có thể chữa khỏi hoàn toàn, nếu điều trị kịp thời và đúng cách. Cùng tham khảo một số phương pháp chữa đau khớp háng dưới đây.

9.1. Điều trị thuốc Tây

Hiện nay, nhiều người bệnh lựa chọn điều trị đau khớp háng bằng phương pháp tây y nhằm giảm đau tức thì. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được dùng thuốc Tây khi có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu bị đau khớp háng do căng cơ, viêm xương khớp, rách labrum, viêm xương khớp thì người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm không Steroid không kê đơn hoặc Tylenol (acetaminophen).

Nếu bị đau khớp háng do sỏi thận, gãy xương hông, nhiễm trùng thì người bệnh nên sử dụng thuốc giảm đau mạnh như Opioids.

Nếu bị đau khớp háng do viêm xương khớp hông, lưng dưới, dây thần kinh bị chèn ép thì người bệnh có thể tiêm Cortisone vào hông để giảm đau.

9.2. Thuốc Nam chữa đau khớp háng

Các bài thuốc Nam chữa đau khớp háng với nguyên liệu dễ kiếm và hiệu quả lâu dài là một phương pháp được đánh giá cao. Một số bài thuốc Nam mà người bị đau khớp háng có thể áp dụng như:

Bài thuốc từ lá lốt, trinh nữ và lá đinh lăng: Chuẩn bị thân, rễ cây lá lốt và cây trinh nữ cùng với 1 nắm lá đinh lăng. Đem nguyên liệu phơi khô, sao vàng, hạ thổ rồi đun nước uống hàng ngày.

Bài thuốc từ rượu, gừng và đường đỏ: Đem gừng thái nhỏ, đập dập rồi cho đường đỏ và rượu vào đun nhỏ lửa. Sau đó, uống liên tục trong 2 tuần; bạn sẽ thấy cơn đau khớp háng giảm rõ rệt.

Bài thuốc từ cúc tần: Chuẩn bị 1 nắm lá, cành non cúc tần, rửa sạch và để ráo nước. Đem rang cúc tần xào cùng một chút rượu cho nóng rồi đắp lên vùng khớp háng, cố định bằng vải mỏng cho đến khi nguội hẳn.

9.3. Chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ giúp hỗ trợ việc điều trị đau khớp háng. Vì vậy, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt của mình như sau:

  • Hạn chế vận động mạnh, khuân vác đồ nặng hay chơi các môn thể thao quá sức.
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng đau khớp háng thì nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Thay đổi các thói quen xấu như ngồi xổm, ngồi lâu một chỗ, hút thuốc, dùng chất kích thích,...
  • Khởi động nhằm kéo giãn các cơ trước khi tập luyện. Lựa chọn các môn thể dục thể thao nhẹ nhàng, vừa sức với mình.

9.4. Thể dục

Tuy người bị đau khớp háng không nên vận động nhiều nhưng vẫn cần duy trì chế độ tập luyện phù hợp, để tránh gây cứng khớp. Các bài tập nhẹ nhàng và khoa học dưới đây, sẽ giúp quá trình lưu thông máu ở vị trí khớp háng được cải thiện, giảm dần triệu chứng đau nhức.

Bài tập ngồi căng giãn: Ngồi ở tư thế xếp bàn tròn, hai gót chân áp sát vào nhau. Kéo đồng thời hai bàn chân về phía khớp háng để làm cho khớp háng được giãn ra. Lặp lại động tác này và tăng cường khả năng kéo chân gần khớp háng hơn.

Bài tập kéo gối: Nằm ngửa, hai đầu gối co lại. Dùng tay kéo đầu gối áp sát vào ngực cho đến khi bạn cảm thấy có sự căng giãn. Kéo gần sát ngực càng tốt, nếu bạn thấy đau thì hãy kéo ở một mức vừa phải.

Bài tập nâng chân cao: Nằm sấp với mặt sàn, hai tay chống thẳng lên để đỡ lấy cơ thể, hai mũi chân chạm mặt sàn. Sau đó, để hai đầu gối chạm xuống đất và từ từ nâng hai chân tạo với mặt sàn một góc 90 độ. Giữ ở vị trí này trong vòng 5 giây và lặp lại 5 lần, mỗi ngày thực hiện 2 lần.

10. Chữa đau khớp háng hiệu quả với Trị Cốt Tán

Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, có hơn 75% trường hợp đau khớp háng là do bệnh lý xương khớp mãn tính. Vì vậy, nếu chỉ áp dụng các phương pháp đơn lẻ thì chỉ giúp đẩy lùi triệu chứng bề nổi mà không xử lý được tận gốc nguyên căn gây bệnh.

Vậy làm thế nào để loại bỏ tình trạng đau khớp háng dứt điểm? Chúng ta hãy cùng lắng nghe chia sẻ của chị Nguyễn Thị Hoa (35 tuổi, quê Quảng Bình), kể về hành trình chữa khỏi bệnh đau khớp háng của mình.

Điều trị dứt điểm đau khớp háng bằng bài thuốc Trị Cốt Tán
Điều trị dứt điểm đau khớp háng bằng bài thuốc Trị Cốt Tán

"Sau khi sinh đứa thứ 2 cách đây gần 3 năm, tôi bắt đầu thấy đau nhức âm ỉ ở vùng háng. Lúc đầu, tôi nghĩ là sau sinh cơ thể mình yếu nên vậy, dần rồi sẽ hết đau. Nhưng không, tình hình ngày càng nghiêm trọng, các cơn đau khớp háng xuất hiện với tần suất ngày một tăng cao. Nó khiến việc đi lại, ngồi, nằm của tôi đều trở nên khó khăn hơn. Có nhiều đêm, tôi trằn trọc mất ngủ chỉ vì những cơn đau khớp háng hành hạ."

Chị Hoa cũng đã tìm đến bệnh viện thăm khám và được bác sĩ kê cho một số loại thuốc giảm đau. Thuốc có tác dụng nhanh, giúp các cơn đau biến mất tức thì nhưng ngưng thuốc thì lại đau lại. Được người ta mách mấy bài thuốc Nam, chị cũng áp dụng được vài hôm xong vì bận rộn, không có nhiều thời gian nên cũng không theo thuốc Nam nữa. Chị lại phải sống chung với những cơn đau khớp háng hành hạ hơn 1 năm nữa.

Chị Hoa tâm sự tiếp: "Sau đấy, một lần tình cờ nhìn thấy sản phẩm Trị Cốt Tán của nhà thuốc Hải Sáu. Mình lên mạng tìm hiểu thấy nhiều người phản hồi tốt nên cũng liên hệ đến số hotline của nhà thuốc. Mình được Lương y Nguyễn Công Sáu thăm khám, tư vấn và chỉ định phác đồ điều trị 3 liệu trình, gồm thuốc uống và thuốc chườm Trị Cốt Tán. Sau khi dùng thuốc được 1 tháng, triệu chứng đau khớp háng của mình giảm đi rõ rệt. Dùng hết 3 liệu trình, đến nay đã 1 năm nhưng mình không bị đau khớp vùng háng lại nữa."

Không chỉ chị Hoa, mà đã có hơn 50.000 bệnh nhân gặp các vấn đề về xương khớp được chữa khỏi hoàn toàn nhờ sản phẩm Đông y gia truyền Trị Cốt Tán. Bài thuốc này đem lại hiệu quả cao như vậy, bởi thành phần thuốc bao gồm 100% thảo dược thiên nhiên lành tính: tam thất, nấm linh chi, ba kích, đan sâm, quế chi, khương hoạt, đỗ trọng, phòng phong,... Tác động trực tiếp đến nguyên căn gây bệnh; giúp giảm đau, tiêu viêm; bổ sung các dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe.

Với những ưu điểm vượt trội: An toàn tuyệt đối, hiệu quả lâu dài, không tái phát lại, thuốc dạng uống và dạng chườm sử dụng tiện lợi,... Sản phẩm Trị Cốt Tán vinh dự được nhận rất nhiều bằng khen, giấy chứng nhận và các giải thưởng giá trị như:

  • “Sản phẩm Xanh vì sức khỏe người Việt” của Viện chính sách pháp luật và quản lý.
  • Đón nhận Bảng vàng danh dự và Cúp kỷ niệm trong chương trình Vinh danh Nhà thuốc y học cổ truyền uy tín vì sức khỏe Cộng đồng năm 2014.
  • Giấy khen, bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam.
  • Trị Cốt Tán được Bộ y tế chứng nhận về an toàn và chất lượng của thuốc.

Nếu bạn đang bị đau khớp háng hay gặp các vấn đề về xương khớp, hãy liên hệ ngay tới nhà thuốc Hải Sáu theo số hotline: 0961 666 383. Nhà thuốc sẽ thăm khám và tư vấn cụ thể hướng điều trị, giúp bạn thoát khỏi sự phiền hà, đau đớn do các cơn đau xương khớp gây ra.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH