Viêm khớp háng là căn bệnh mà rất nhiều người mắc phải hiện nay, không phân biệt giới tính, độ tuổi hay nghề nghiệp. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và đều tiềm ẩn những sự rủi ro cao. Vậy cụ thể, viêm khớp háng là bệnh gì, triệu chứng ra sao, nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào?
1. Khớp háng
Khớp háng là khớp hoạt dịch, hình chỏm cầu nằm giữa xương chậu và xương đùi cùng hệ thống các dây chằng. Nó có vai trò làm trụ đỡ cho phần trên của cơ thể và thường chịu lực tác động rất lớn khi di chuyển. Cụ thể, cấu tạo của khớp háng như sau:
- Hệ thống xương khớp háng gồm chỏm xương đùi hình cầu và ổ chảo của xương chậu.
- Bao khớp háng gồm hai lớp là bao xơ và bao hoạt dịch.
- Hệ thống dây chằng gồm có dây chằng trong bao khớp và dây chằng ngoài bao khớp.
- Các cơ khớp háng được chia làm 3 nhóm theo chức năng là gập-duỗi, dang-áp, xoay tròn-xoay khớp háng.
2. Bệnh viêm khớp háng là gì?
Đôi khi, chúng ta hay thấy đau vùng đùi, mông và háng khi bị chấn thương hoặc va chạm. Cơn đau có thể nhất thời hoặc kéo dài khoảng, kèm theo những vết bầm tím trên cơ thể. Thế nhưng, khi không bị một yếu tố ngoại lực nào tác động mà khớp háng của bạn vẫn cảm thấy đau đớn thì khả năng cao, bạn đã bị viêm khớp háng.
Vậy viêm khớp háng là gì? Viêm khớp háng là tình trạng viêm xảy ra ở khớp háng, khớp mà chúng ta sử dụng rất nhiều trong việc sinh hoạt, đi lại. Những cơn đau do chứng bệnh này gây ra không chỉ đem lại cảm giác khó chịu mà còn khiến người bệnh bị hạn chế vận động, thậm chí không di chuyển được. Thực tế, viêm khớp háng thường gặp ở người trưởng thành; trẻ em rất ít khi bị căn bệnh này.
3. Viêm khớp háng ở trẻ em
Viêm khớp háng ở trẻ em là một căn bệnh thường gặp ở trẻ có độ tuổi từ 3 đến 13 tuổi. Mặc dù, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ làm tăng nguy cơ để lại những di chứng đáng tiếc về sau. Có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân gây nên tình trạng viêm khớp háng ở trẻ nhưng chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác. Họ mới chỉ có thể đưa ra một số tác nhân gây nên chứng bệnh này như do vi khuẩn, vi rút, chấn thương,...
4. Viêm khớp háng ở người già
Người già là đối tượng dễ mắc phải các bệnh xương khớp, trong đó có viêm khớp háng. Tuy nhiên, rất nhiều người lại lơ là và chủ quan với các triệu chứng ở khớp háng mà không biết rằng: Nếu để tình trạng kéo dài, người bệnh có thể bị tổn thương khớp nặng nề và mất hẳn khả năng vận động. Vì vậy, bạn nên chủ động đến bệnh viện khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như khớp háng đau kéo dài, sưng nóng, xuất hiện tình trạng sốt hoặc phát ban,...
5. Viêm khớp háng ở phụ nữ
Viêm khớp háng ở phụ nữ là tình trạng thường gặp; bệnh khiến chị em chịu nhiều đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt là chị em trong thời kỳ mang thai hoặc sau sinh bị viêm khớp háng, sẽ càng mệt mỏi và khó chịu hơn. Viêm khớp háng ở phụ nữ nếu không được phát hiện đúng kịp thời, không điều trị điều đúng cách sẽ dẫn đến hậu quả khó lường trước được.
6. Viêm khớp háng ở nam giới
Nam giới cũng hoàn toàn có thể bị viêm khớp háng nhưng tỷ lệ thấp hơn nữ giới. Bệnh này khiến cho mọi hoạt động của người bệnh sẽ bị hạn chế. Làm ảnh hưởng không nhỏ tới tâm sinh lý của cánh mày râu, nhất là trong vấn đề quan hệ tình dục. Khiến họ cảm thấy chán nản, lo lắng và tự ti khi không thể thực hiện cuộc "yêu" như ý.
7. Nguyên nhân gây viêm khớp háng
Nguyên nhân viêm khớp háng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi cũng như thói quen ăn uống, sinh hoạt, làm việc. Cụ thể như sau:
Lão hóa xương: Càng lớn tuổi, cơ chế miễn dịch càng suy giảm, từ đó các bệnh viêm nhiễm càng tăng cao. Viêm khớp háng cũng tương tự như vậy, hầu hết trường hợp viêm khớp háng do sự thoái hoá của xương khớp theo thời gian.
Chấn thương: Một số va chạm mạnh sẽ để lại chấn thương cho xương khớp, tạo điều kiện để phát triển bệnh viêm khớp háng. Do đó, khi xảy ra chấn thương, bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Vận động quá sức: Khi sử dụng sức vận động quá mức cho phép, đặc biệt là ở khớp háng như công nhân, khuân vác,... sẽ dễ gặp tổn thương ở khớp háng.
Tập luyện thể thao quá độ: Hoạt động thể thao quá sức cũng khiến bạn có khả năng mắc chứng viêm khớp háng. Vì vậy, bạn cần sắp xếp thời gian luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế xương khớp bị chèn ép do sai tư thế tập luyện.
8. Triệu chứng viêm khớp háng
Để nhận biết ra bệnh viêm khớp háng không phải là điều quá khó. Bệnh gồm 3 giai đoạn, với những triệu chứng khác nhau.
Giai đoạn đầu:
- Đau ở vùng bẹn, sau đó đau lan xuống đùi.
- Đau tăng lên khi cử động hoặc đứng lâu.
- Khó khăn khi đi lại, chân đi khập khiễng.
- Chân thường có cảm giác tê mỏi, khó co duỗi.
Giai đoạn biểu hiện:
- Các cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn khi người bệnh vận động xoay người, dạng háng hay gập người và sẽ giảm bớt khi nghỉ ngơi, dừng vận động.
- Đau háng nhiều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy và lúc chiều tối.
- Khi thay đổi tư thế vận động hay đi lại bình thường cũng cảm thấy đau; càng vận động sẽ lại càng đau.
- Đau hơn khi thay đổi thời tiết, từ nóng sang lạnh đột ngột.
Giai đoạn nặng:
- Khớp háng trở nên khô cứng, các gai xương bám đầy quanh khớp khiến cho vận động đi lại trở nên bất tiện.
- Các cơ vận động ở quanh háng trở nên thoái hóa, teo nhỏ khiến cho bệnh nhân mất một số chức năng vận động như xoay người, gập người hoặc dạng háng.
9. Chẩn đoán viêm khớp háng
Để chẩn đoán bệnh viêm khớp háng chính xác, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi triệu chứng và kiểm tra lâm sàng. Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm như:
- Chụp X – quang để xác nhận.
- Chụp cộng hưởng từ MRI nếu nghi ngờ bị viêm cột sống dính khớp.
10. Viêm khớp háng có nguy hiểm không?
Mặc dù, bệnh viêm khớp háng không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không có biện pháp điều trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường. Nhẹ thì khớp háng bị đau nhức, khô cứng, cản trở việc đi lại di chuyển. Nặng hơn có thể gây phá hủy phần sụn khớp bên trong khớp háng làm rối loạn vận động, đau buốt dữ dội, thậm chỉ có thể gây tàn phế suốt đời.
11. Cách điều trị viêm khớp háng
Tùy vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh mà có nhiều cách điều trị viêm khớp háng khác nhau. Cụ thể như sau:
11.1 Viêm khớp háng uống thuốc gì?
Người bị viêm khớp háng có thể sử dụng một số thuốc kháng viêm không steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen,... để kiểm soát cơn đau. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ có thể sử dụng liên tục trong một thời gian ngắn hoặc chỉ sử dụng khi đau, theo sự hướng dẫn của bác sĩ kê đơn. Một số tác dụng phụ của thuốc mà người bệnh cần lưu ý như nôn, buồn nôn, loét hoặc chảy máu dạ dày,...
11.2 Viêm khớp háng nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố hỗ trợ cho quá trình điều trị viêm khớp háng đạt kết quả cao. Vậy người bị viêm khớp háng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Thực phẩm nên ăn:
- Thực phẩm giàu chất béo không no như hải sản (tôm, hến, sò nghêu, ốc, cua), các loại cá nước lạnh (cá ngừ, cá trích, cá mòi).
- Các thực phẩm giàu canxi như thịt nạc, trứng, sữa chua, hải sản, đậu nành, đậu phụ.
- Hoa quả, rau xanh, điển hình là cải bó xôi vì có màu xanh đậm nên chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa.
- Ngũ cốc hay gạo lức và các loại hạt cũng chứa nhiều chất xơ.
Thực phẩm nên kiêng:
- Những thực phẩm gây mất canxi như muối, đường, rượu bia, thực phẩm giàu phốt pho như thịt đỏ, phủ tạng,...
- Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
- Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt mỡ, bơ, đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn, thức ăn chiên,...
- Hạn chế ăn quá nhiều các thực phẩm gây ra dị ứng, tăng viêm như như ngô, bơ sữa, đồ nếp, cua, tôm,...
11.3 Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu dưới đây, được các chuyên gia khuyên người bị viêm khớp háng nên áp dụng hàng ngày.
Bài tập 1: Nằm ngửa, mông sát vào cửa ra vào. Sau đó, duỗi thẳng chân không bị đau ra sàn rồi từ từ nâng chân bị đau đặt lên tường cạnh khung cửa, giữ nguyên 15s.
Bài tập 2: Nằm ngửa trên thảm tập, co 2 đầu gối lại. Dùng tay kéo đầu gối áp sát ngực, giữ nguyên 10s.
Bài tập 3: Quỳ chân trên thảm, 2 tay chống xuống đất, phần đầu gối đến gót chân áp sát mặt thảm rồi mở rộng đầu gối.
11.4 Chế độ sinh hoạt
Có nhiều phương pháp điều trị viêm khớp háng không cần phẫu thuật. Trong đó, việc thay đổi theo quen sinh hoạt là một cách mà bạn nên áp dụng.
- Hạn chế những thói quen mà có thể làm tổn thương tăng thêm cho khớp háng như: không đi bộ quãng đường dài, hạn chế leo trèo cầu thang, dừng chơi các môn thể thao quá sức.
- Tập luyện phục hồi chức năng thường xuyên sẽ giúp người duy trì biên độ vận động của khớp, tránh cứng khớp, viêm khớp háng.
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Đảm bảo ngủ đủ giấc, để xương khớp được chắc khỏe.
11.5 Thuốc Nam chữa viêm khớp háng
Một số bài thuốc Nam chữa viêm khớp háng mang lại hiệu quả cao như:
Bài thuốc từ Lá lốt: Lấy 30g mỗi loại lá lốt, rễ bưởi, cỏ xước, vòi voi rồi rửa sạch, sắc uống ngày 3 lần, liên tục khoảng 1 tuần.
Bài thuốc từ Mật ong và Bột quế: Trộn đều mật ong và bột quế theo tỷ lệ 1:1 rồi uống sau bữa ăn.
Bài thuốc tổng hợp: Lấy 50g mỗi vị thuốc trinh nữ, rễ cúc tần, rễ bưởi hung, rễ đinh lăng, cam thảo rửa sạch rồi sắc cùng nước, uống hàng ngày.
12. Chữa viêm khớp háng bằng Đông y gia truyền Trị Cốt Tán
Như đã trình bày ở trên, viêm khớp háng là một bệnh lý nguy hiểm. Nếu không kịp thời chữa trị, viêm khớp háng có thể gây biến chứng, tạo nên các cơn đau âm ỉ, dai dẳng, khớp xương háng và xương đùi bị hoại tử. Bệnh tiến triển nặng hơn có thể gây cứng hông, cứng khớp, thậm chí còn dẫn tới bại liệt.
Hiện nay, điều trị viêm khớp háng bằng phương pháp Đông y, đã và đang được rất nhiều người bệnh tin dùng trong suốt thời gian qua. Không chỉ có ưu điểm an toàn, lành tính, cách chữa này còn giúp người bệnh dứt bệnh “tận gốc”, ngăn ngừa nguy cơ tái phát và giảm thiểu đáng kể chi phí chữa bệnh.
So với thuốc Tây, dược tính của thuốc Đông y có phần chậm phát huy nên thường bị hiểu lầm là không hiệu quả. Thực tế thì, Tây y lấy điều trị triệu chứng bệnh nhanh, trị ở phần ngọn là chính. Còn đối với Đông y, thuốc lấy “gốc bệnh” làm tâm, diệt từ gốc diệt ra nên hiệu quả thường chậm song rất bền, ít gây tái phát. Vậy đâu là bài thuốc Đông y chữa viêm khớp háng mang lại hiệu quả cao?
Trong số các bài thuốc Đông y điều trị viêm khớp háng trên thị trường, Trị Cốt Tán của nhà thuốc Hải Sáu được người bệnh tin dùng nhiều nhất và được giới chuyên gia đánh giá cao. Trị Cốt Tán là sản phẩm gia truyền được Lương y Nguyễn Công Sáu dày công nghiên cứu trong suốt 30 năm để bào chế ra.
Với thành phần 100 % từ các thảo dược thiên nhiên: Tam thất, Nấm linh chi, Na kích, Đan sâm, Quế chi, Khương hoạt, Đỗ trọng, Phòng phong,... Trị Cốt Tán tập trung đi sâu, chữa trị triệt để nguyên nhân gây bệnh viêm khớp hàng. Ngoài ra, bài thuốc còn bồi bổ phục hồi các bộ phận liên quan bị tổn thương, giúp tăng cường sức khỏe xương khớp và sức đề kháng cho người bệnh.
Đặc biệt, bệnh nhân không cần mất công đun sắc cầu kỳ, mất thời gian. Bởi Trị Cốt Tán được điều chế dưới dạng uống và chườm, vô cùng thuận tiện cho việc sử dụng, bảo quản. Với những hiệu quả mang lại cho bệnh nhân bị viêm khớp háng và người bị bệnh xương khớp nói chung; Trị Cốt Tán và Lương y Nguyễn Công Sáu được nhận rất nhiều giải thưởng danh giá như:
- Sản phẩm Xanh vì sức khỏe người Việt của Viện chính sách pháp luật và quản lý.
- Bảng vàng danh dự và Cúp kỷ niệm trong chương trình Vinh danh Nhà thuốc y học cổ truyền uy tín vì sức khỏe Cộng đồng năm 2014.
- Giấy khen, bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam.
- Chứng nhận về an toàn và chất lượng thuốc của Bộ y tế.
- Top 100 Sao Vàng thương hiệu Việt Nam. Được nhận Bằng khen và Cúp Sao Vàng thương hiệu Việt Nam.
13. Phòng ngừa viêm khớp háng
Phòng ngừa viêm khớp háng là điều mà mọi người nên làm để tránh những rủi ro từ bệnh. Các bác sĩ khuyên mọi người nên:
- Điều trị triệt để các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến khớp háng như bệnh gout, đái tháo đường, sỏi thận,...
- Duy trì cân nặng hợp lý, để làm giảm áp lực lên khớp háng cũng như các khớp xương khác.
- Hạn chế ngồi quá lâu, ngồi xổm, khuân vác vật nặng,... tránh gây ảnh hưởng đến quá trình vận động khớp háng.
- Cẩn trọng trong quá trình vận động, lao động để tránh va chạm, chấn thương đến khớp háng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường canxi, omega 3, vitamin D giúp bổ sung sụn khớp và phục hồi chức năng ở các khớp.
- Tập thể dục đều đặn để tăng cường lưu thông máu, tăng cường sức khỏe của các khớp.
- Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện bệnh sớm. Từ đó, có biện pháp điều trị bệnh ngay từ đầu.
Hy vọng, những thông tin chia sẻ về bệnh viêm khớp háng trên đây sẽ giúp ích cho các bệnh nhân. Nếu còn có thắc mắc gì, các bạn hãy liên hệ ngay tới số hotline 0961 666 383 của nhà thuốc Hải Sáu, để được thăm khám và tư vấn miễn phí.