Dấu hiệu bệnh gout ở chân giúp bạn nhận biết sớm mối nguy hiểm

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Bệnh gout là một bệnh lý xương khớp thường gặp ở nhiều người trung niên và cao tuổi. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout là do lượng acid uric trong máu quá cao, dễ gây tổn thương các khớp. Bài viết sẽ đưa ra các dấu hiệu bệnh gout ở chân, giúp bạn sớm phát hiện ra căn bệnh này và có biện pháp điều trị kịp thời

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh gout thường gây ra các vấn đề tại nhiều khớp chân
Bệnh gout thường gây ra các vấn đề tại nhiều khớp chân

1. Các dấu hiệu bệnh gout ở chân

Gout là một bệnh lý khớp gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh, do nồng độ acid uric trong máu quá cao và lắng đọng tại các khớp. Trong đó các khớp ở bàn chân là khu vực thường xuyên phải chịu tổn thương do gout.

Đồng thời nếu nhận biết sớm các dấu hiệu gout ở bàn chân có thể giúp người bệnh kịp thời điều trị, giảm bớt các biến chứng của bệnh gout.

Dưới đây là những dấu hiệu bệnh gout ở chân thường gặp nhất:

1.1. Các khớp chân đau dữ dội

Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh gout đó là đau khớp ngón chân cái dữ dội. Đồng thời, ngoài khớp ngón chân cái, bệnh gout có thể gây đau dữ dội ở khớp bàn chân, mắt cá chân, đầu gối…

Cơn đau do gout có thể dữ dội đến mức gây ra cảm giác như các khớp chân đang bị cháy hoặc có mảnh thủy tinh hoặc kim đâm trong khớp. 

Nguyên nhân là do các tinh thể muối urat ma sát với các mô, xương xung quanh đó. Để giảm bớt tình trạng này, người bệnh cần tìm ra biện pháp làm giảm lượng acid uric trong máu.

Bệnh gout gây ra các cơn đau dữ dội hoặc dai dẳng tại các khớp chân
Bệnh gout gây ra các cơn đau dữ dội hoặc dai dẳng tại các khớp chân

1.2. Đau khớp kéo dài

Không chỉ đau các khớp chân dữ dội, mà khi những cơn đau này đã giảm bớt nhưng người bệnh vẫn còn còn cảm thấy khó chịu ở các khớp trong thời gian dài. 

Những cơn đau này có thể kéo dài đến vài tuần và khi những cơn đau tiếp theo xuất hiện nó sẽ gây đau nặng nề hơn, cảm giác khó chịu cũng sẽ kéo dài hơn trước.

1.3. Sưng tấy và đỏ

Một dấu hiệu bệnh gout ở chân điển hình khác chính là các khớp bàn chân sẽ bị sưng lên và tấy đỏ. Nguyên nhân là vì các tinh thể muối urat gây hại cho da và xương, khiến các khớp có hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau. 

Để điều trị triệu chứng sưng, tấy các khớp bác sĩ thường kê các đơn thuốc chữa gout có thêm các thuốc giảm đau, chống viêm nhóm NSAIDs hoặc corticoid.

1.4. Cảm thấy khớp ấm nóng

Khi bị gout, các khớp bàn chân thường phải chịu tổn thương trước tiên, khi sờ vào khớp chân bị tổn thương do gout bạn có thể sẽ cảm thấy ấm nóng. Bởi vì lưu lượng máu đổ về các khớp này tăng lên do cơ thể chống lại tự tích tụ của acid uric bằng cách đưa các tế bào bạch cầu đến để tiêu diệt các “vật thể lạ”.

Tình trạng khớp bị đau, ấm nóng có thể biến mất sau vài ngày.

 sờ vào khớp chân bị tổn thương do gout bạn có thể sẽ cảm thấy ấm nóng
Khi sờ vào khớp chân bị tổn thương do gout bạn có thể sẽ cảm thấy ấm nóng

2. Bệnh gout có gây đau gót chân?

Mặc dù các dấu hiệu bệnh gout ở chân chủ yếu là ở bàn chân, nhưng đôi khi cũng có thể gây ảnh hưởng đến các vùng khác của cơ thể, trong đó có cả các gót chân.

Vì thế đau gót chân cũng có thể là một triệu chứng bệnh gout bạn cần quan tâm. Cơn đau gót chân do gout thường xuất hiện một cách đột ngột, nhất là sau khi ăn một bữa ăn nhiều đạm (thịt bò, hải sản, các loại thực phẩm giàu purin). 

Bệnh gout ở gót chân có thể khiến người bệnh bị sưng tấy, bong tróc da ở gót chân và khi sờ có thể cảm thấy nóng hoặc ấm hơn các vị trí khác trên cơ thể.

Dù cơn đau gót chân do gout không phổ biến, nhưng có thể khiến người bệnh vô cùng đau đớn và gây ảnh hưởng đến khả vận động. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm khớp mãn tính và quá trình điều trị bệnh các trở lên khó khăn hơn.

Bệnh gout có thể gây đau gót chân
Bệnh gout có thể gây đau gót chân

3. Triệu chứng bệnh gout ở đầu gối

Gout là một trong những bệnh lý khớp gối hay gặp nhất. Những dấu hiệu giúp phân biệt bệnh gout ở đầu gối với các bệnh khác bao gồm:

  • Xuất hiện cơn đau khớp gối vào ban đêm: Ban đầu bệnh nhân sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ ở đầu gối, lâu dần sẽ là những cơn đau đột ngột về đêm hoặc gần sáng.
  • Cử động khớp gối khó khăn: Đây là dấu hiệu bệnh gout ở chân khá phổ biến, đặc biệt khớp gối lại đóng vai trò quan trọng trong chuyển động của cơ thể.
  • Khớp gối bị sưng, đỏ, nóng như đã trình bày ở trên, tuy nhiên khi các cơn đau đã thuyên giảm thì vùng da khớp gối thường bị bong tróc.

4. Biện pháp giúp giảm bớt triệu chứng gout ở chân

Các triệu chứng gout ở chân thường gây ra đau đớn, khó chịu cho người bệnh, vì thế tìm ra biện pháp giúp giảm nhẹ các triệu chứng này luôn là mong muốn của người bệnh.

Để giảm nhẹ các dấu hiệu bệnh gout ở bệnh, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:

4.1. Dùng thuốc giúp hạ acid uric trong máu

Chúng ta đều biết rằng nguyên nhân chính gây bệnh gout là do nồng độ acid uric trong máu quá cao. Thế nên sử dụng những loại thuốc có tác khả năng làm giảm acid uric trong máu là một trong những giải pháp hiệu quả nhất đối với người mắc gout.

Trong đó các loại thuốc có tác dụng giảm acid uric máu thường dùng nhất là  colchicine, corticosteroid với cơ thể giảm nồng độ acid uric trong máu đồng thời làm giảm kích thước các hạt tinh thể acid uric trong các khớp. Một số loại thuốc khác còn có chức năng phá vỡ cấu trúc các hạt tinh thể lắng đọng dưới khớp từ đó dễ dàng đào thải ra bên ngoài qua đường tiết niệu.

4.2. Sử dụng các bài thuốc nam chữa gout

Đây là phương pháp dựa theo y học cổ truyền và đã được áp dụng từ nhiều đời nay, có thể mang lại nhiều tác dụng đáng kể. Một số cây thuốc có sẵn trong vườn nhà có thể giúp bạn giảm bớt cơn đau do gout gây ra như:

  • Lá lốt: Sử dụng khoảng 10 – 20 lá lốt tươi đem rửa sạch và đun sôi với 100ml nước, thêm một thìa muối hạt, dùng nước này để ngâm chân khi còn ấm sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng gout ở chân. Bạn nên ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ, duy trì liên tục trong 10 ngày sẽ giúp giảm các cơn đau hiệu quả.
  • Lá trầu không: Bạn cần chuẩn bị khoảng 5 – 7 lá trầu không tươi bánh tẻ giã nát với muối hột. Đắp lên vùng khớp chân mỗi khi tái phát cơn đau.
Các bài thuốc dân gian có thể giúp giảm bớt tình trạng đau chân do gout

Ngoài ra, chế độ ăn uống và tập luyện có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh gout. Vì thế, đối với bệnh nhân bị gout cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học, tránh xa các yếu tố có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Trên đây là các thông tin cơ bản về dấu hiệu bệnh gout ở chân, phát hiện sớm các triệu chứng này sẽ giúp ích cho quá trình điều trị và góp phần phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về do bệnh gout gây ra mà vẫn chưa tìm ra giải pháp hiệu quả, hãy liên hệ ngay đến số điện thoại 0961.666.383 để được các chuyên gia xương khớp tư vấn cụ thể và chi tiết nhất nhé.

Xếp hạng: 4.7 (3 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH