Gout gây nên những triệu chứng đau nhức tại các khớp của chân tay. Phương pháp sử dụng thuốc sẽ có tác dụng giảm nhanh chóng các cơn đau. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết về các thuốc Gout nhé.
1. Các phương pháp điều trị Gout hiện nay
Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền y học thế giới, phương pháp điều trị bệnh Gout cũng được phát triển với nhiều biện pháp, cụ thể như sau:
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Chế độ ăn khoa học
Chế độ tập luyện điều độ
Điều trị bằng thuốc như NSAID, Corticosteroid, Colchicine, thuốc hạ acid uric máu,...
Sử dụng các bài thuốc từ thảo dược như dây gắm, lá sa kê, đậu xanh (đỗ xanh),...
Để hiểu rõ thêm về phương pháp điều trị Gout bằng thuốc. Mời độc giả tiếp tục theo dõi.
Tin liên quan
2. Thuốc Tây y điều trị Gout
Nguyên tắc điều trị Gout bằng thuốc là giúp người bệnh giảm các cơn đau nhức do bệnh gây ra. Dưới đây là một số thuốc được sử dụng trong điều trị Gout hay gặp:
2.1. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
NSAID thường được khuyến cáo là phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh Gout. Bởi hiệu quả giảm đau nhanh chóng và khả năng chống viêm trong những đợt Gout cấp.
Thuốc chống viêm không steroid được sử dụng để điều trị Gout bao gồm Naproxen, Diclofenac, các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (celecoxib, etoricoxib,...)
Người bệnh nên mang theo liều thuốc được kê mọi lúc để có thể sử dụng chúng khi xuất hiện các triệu chứng bệnh đầu tiên của cơn đau Gout.
Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng thuốc quá nhiều, do đó, bác sĩ thường kê thuốc NSAID cùng với các thuốc như thuốc ức chế bơm proton để hạn chế loét dạ dạ dày và chảy máu dạ dày.
2.2. Thuốc Gout - Colchicin
Nếu không thể dùng NSAID hoặc nếu NSAID không hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng colchicine để thay thế.
Tác dụng: Colchicine là thuốc được dùng với mục đích chống viêm, giảm đau trong điều trị Gout cấp hoặc cơn Gout cấp tính ở người bệnh mắc Gout mạn tính.
Liều dùng: Đợt Gout cấp với tổng liều không quá 10 mg: Ngày 1 uống 3 viên x 1mg (sáng, trưa và tối), ngày 2 uống 2 viên x 1mg (sáng và tối), ngày 4 và những ngày tiếp theo uống 1 viên vào buổi tối. Chú ý lần dùng thuốc sau cách lần dùng thuốc trước ít nhất 3 ngày.
Chống chỉ định: Những người đang bị suy thận, suy gan nặng, bí tiểu và phụ nữ có thai.
Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, phát ban, đau cơ, giảm tiểu cầu
Dạng dùng: Colchicine 1mg; Colhicine 0,5mg.
2.2. Nhóm giảm tổng hợp acid uric
Nhóm thuốc giảm tổng hợp acid uric là nhóm thuocs được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Dưới đây là 2 thuốc tiêu biểu của nhóm thuốc này được nhiều người bệnh Gout sử dụng:
Allopurinol
Tác dụng: Allopurinol là chất ức chế mạnh xanthine oxidase nên làm giảm tổng hợp acid uric, giảm nồng độ acid trong máu và nước tiểu. Từ đó, allopurinol còn ngăn ngừa tạo sỏi trong thận.
Chỉ định: Thuốc được chỉ định trong các trường hợp Gout mạn tính với mục đích giảm nồng độ acid uric xuống 6 mg/dl (360 micro M).
Liều dùng: Liều ban đầu là 100mg sau đó tăng dần tới 300 mg/ngày tùy theo nồng độ acid uric trong máu.
Chống chỉ định: người bệnh có vấn đề về tủy xương, bệnh thận, xơ gan, suy gan.
Tác dụng không mong muốn: Có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn, nổi mề đay, phát ban da, đau đầu, buồn ngủ,...
Dạng dùng: Allopurinol 300mg; Allopurinol 200mg; Allopurinol 100mg.
Febuxostat
Chỉ định: Thuốc được sử dụng khi acid uric máu tăng trong trường hợp đã xảy ra lắng đọng acid uric.
Liều dùng: Liều ban đầu 40mg/ngày. Sau đó tăng dần lên 80 mg/ngày nếu nồng độ acid uric vẫn cao sau 2 - 4 tuần điều trị. Chú ý liều không được vượt quá 120 mg/ngày.
Chống chỉ định: Người bệnh mẫn cảm với thành phần của thuốc.
Tác dụng không mong muốn: đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng.
Dạng dùng: Febuxostat 20mg; Febuxostat 40mg; Febuxostat 80 mg; Febuxostat 120mg,...
2.3. Nhóm thuốc tăng thải acid uric
Nhóm thuốc này có tác dụng cạnh tranh ức chế tái hấp thu acid uric ở ống lượn gần, tưng đào thải acid uric, dẫn đến giảm nồng độ acid uric trong máu.
Probenecid
Tác dụng: Probenecid làm tăng đào thải acid uric, ngăn cản và hạn chế urat lắng đọng, hình thành hạt tophi.
Chỉ định: Nó được chỉ định trong trường hợp tăng acid uric máu do bệnh Gout giai đoạn mạn tính hoặc do nguyên nhân sử dụng thuốc lợi tiểu.
Liều dùng: Liều ban đầu uống 250 mg, ngày 2 lần trong tuần đầu tiên, sau đó tăng lên 500mg, ngày 2 lần. Nếu chưa thấy có hiệu quả, tăng dần liều lên 500 mg sau mỗi tuần đến khi liều tối đa dạ 2g/ngày.
Chống chỉ định: Người có tiền sử dị ứng với probenecid, rối loạn chức năng đông máu, sỏi thận, cơn Gout cấp, tăng acid uric do bệnh máu ác tính,...
Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, chán ăn, chóng mặt, nôn mửa, đau đầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu huyết tán, bệnh bạch cầu,...
Dạng dùng: Probenecid 500 mg.
Benzbromarone
Tác dụng: Benzbromarone là một thuốc làm tăng sự bài tiết acid uric qua thận nhờ ức chế CYP2C9
Chỉ định: Thuốc được chỉ định trong trường hợp người bệnh Gout có acid uric trong máu tăng.
Liều dùng: Liều thông thường 100mg/lần/ngày. Người bệnh có thể sử dụng liều 50 - 200 mg mỗi ngày. Uống trong bữa ăn.
Chống chỉ định: người dị ứng Benzbromarone, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
Tác dụng không mong muốn: ảnh hưởng tới gan gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng, da và mắt chuyển sang màu vàng; ảnh hưởng tới thận gây sỏi thận khiến người bệnh đau lưng dưới, nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu.
Dạng dùng: Benzbromarone 100 mg.
Tuy nhiên, Benzbromarone đã rút khỏi nhiều thị trường do tác dụng gây độc với gan.
2.4. Thuốc hủy urat
Thuốc hủy uat được Cục Quản lý dược khuyến cáo sử dụng là Pegloticase để điều trị Gout. Cùng theo dõi ngay về thuốc này nhé.
Pegloticase
Đây là thuốc được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không có tác dụng.
Tác dụng: Pegloticase có tác dụng hủy urat bằng các chuyển acid uric thành allantoin dễ hòa tan hơn acid uric.
Chỉ định: Thuốc được chỉ định trong trường hợp bệnh Gout mạn tính.
Liều dùng: Dùng với đường truyền tính mạch với liều 8mg, 2 tuần/lần hoặc 4 tuần/lần.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm với thành phần của thuốc, người thiếu men G6DP, người ao huyết áp và phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
Tác dụng không mong muốn: Ở người thiếu men GDP có thể gây tan máu nặng, dẫn đến đe dọa tính mạng người bệnh; khó thở bốc hỏa, shock phản vệ.
Dạng dùng: Pegloticase 8 mg/mL.
3. Thuốc nam điều trị Gout
Bên cạnh phương pháp điều trị Gout bằng thuốc Tây, thuốc Nam cũng được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng và có hiệu quả nhất định. Một số cây thuốc được sử dụng để điều trị bệnh Gout như:
3.1. Cây tía tô
Thành phần có chứa tinh dầu, perilla aldehyde, phenylpropanoid,... có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase làm giảm sự tổng hợp acid uric.
Lá tía tô dùng điều trị Gout bằng cách: Lấy một nắm lá tía tô đem rửa sạch, đem đun với nước, sau đó chắt lấy nước uống. Nó có tác dụng ngay lập tức đối với các triệu chứng Gout cấp.
3.2. Lá lốt
Lá lốt với tính ấm, vị cay có tác dụng trừ phong thấp hiệu quả, từ đó giảm các cơn đau nhức do Gout gây ra.
Có thể sử dụng lá lốt theo 2 cách sau để điều trị Gout:
Cách 1: Chuẩn bị 15 - 30 gram lá lốt sắc với 2 chén nước trên lửa nhỏ. Đun đến khi còn khoảng ¼ thì tắt bếp. Sử dụng 1 lần/ngày.
Cách 2: Chuẩn bị 30 gram lá lốt tươi đem đun với 1 lít nước sôi. Đun sôi, thêm 1 chút muối vào nồi nước. Để nguội và ngâm tay hoặc chân. Áp dụng trong trường hợp Gout tái phát để giảm đau.
3.3. Lá trầu không
Thành phần tinh dầu, Eugenol, Chavicol,... có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, phục hồi hư tổn ở khớp giúp giảm đau hiệu quả, tránh tình trạng viêm nhiễm tại khớp.
Bài thuốc sử dụng lá trầu không như sau:
Bài thuốc đắp.Chuẩn bị 5 - 10 lá trầu. Sau đó rửa sạch và để ráo nước. Giã nhuyễn rồi đắp lên vùng khớp bị tổn thương.
Bài thuốc uống: Chuẩn bị 100gr lá trầu không đem xay nhuyễn. Sáu đó cho vào một quả dừa xuyên. Đợi 30 phút, chắt lấy phần nước để uống.
3.4. Lá sa kê
Lá sake có tác dụng kháng viêm, tiêu viêm, kháng khuẩn, được sử dụng khá phổ biến ở người bệnh Gout.
Theo y học hiện đại, lá Sa kê tăng cường đào thải acid uric ra ngoài cơ thể, giúp giảm nồng độ acid uric, năng người bệnh tiến triển.
Lá Sa kê được dùng trong cả Gout cấp tính và Gout mạn tính và cách sử dụng khác nhau, cụ thể như:
Điều trị Gout cấp tính: Sử dụng 2 lá cây Sa kê khô, Thạch cao 40g, Dây kim ngân 20g, Tri mẫu 2g, 12g bạch thược, 10g phòng kỳ, 8g mộc thông, 5-8g cam thảo, 8g hải đồng bì và 4 – 6g quế chi. Sắc uống mỗi ngày.
Điều trị Gout mạn tính: Sử dụng 3 lá sake khô, 20g ý dĩ nhân, 12g xích thược, 12g đương quy, 10g mộc thông, 10g thổ phục linh, 10g tỳ giải, 8g uy linh tiên, 5g tế tân, 5g ô đầu, 4g quế chi. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Ngoài ra còn nhiều loại thảo dược chữa bệnh Gout như cây Ngày nở đất, Hy thiêm, Trạch tả, Cây Lược vàng,...
Trên đây là thuốc Gout mà người bệnh có thể tham khảo. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho độc giả và những người xung quanh. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào.
Cảm ơn độc giả đã theo dõi bài viết. Đừng ngần ngại like và share bài viết đến mọi người xung quanh.