Hướng dẫn sử dụng thuốc Allopurinol - Công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Là thuốc hiệu quả trong việc giảm acid uric, Allopurinol được chỉ định nhiều cho bệnh nhân mắc bệnh Gout. Vậy Allopurinol được sử dụng như thế nào, và có những lưu ý gì trong quá trình sử dụng? Bạn hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Allopurinol điều trị Gout
Allopurinol điều trị Gout

1. Allopurinol là thuốc gì?

Thuốc Allopurinol có thành phần chính là dược chất Allopurinol, có công thức hóa học là C5H4N4O. Thuốc có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu và nước tiểu. 

Nhờ tác dụng này, Allopurinol giúp ngăn ngừa và làm giảm sự lắng đọng urat ở các khớp và ở thận. Từ đó, chúng giúp ngăn ngừa sự xảy ra và tiến triển của viêm khớp trong bệnh Gout và bệnh thận do acid uric gây ra.

Ngoài ra, Allopurinol còn được kê cho bệnh nhân đang điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị. Bởi các tế bào ung thư sau khi chết có thể sản sinh ra acid uric, Allopurinol sẽ giúp giảm lượng acid uric mới được tạo ra này.

Đối với bệnh nhân bị Gout mạn tính, Allopurinol giúp:

Allopurinol đã được FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) đưa vào phác đồ điều trị Gout từ năm 1966 cho tới nay.

2. Cơ chế tác dụng của Allopurinol

Allopurinol làm giảm lượng acid uric trong máu và nước tiểu theo hướng can thiệp vào quá trình sản xuất ra acid này.

Acid uric là sản phẩm cuối trong chuỗi chuyển hoá của purin. Đầu tiên, các purin được chuyển thành hypoxanthin và xanthin. Sau đó, chúng bị oxy hoá nhờ xúc tác của enzym xanthin oxidase tạo thành acid uric. 

Allopurinol là chất ức chế mạnh enzym xanthin oxidase, khiến xanthin không thể oxy hóa để tạo ra acid uric được. Việc này dẫn tới việc giảm sản xuất ra acid uric mới.

Cơ chế tác dụng của Allopurinol
Cơ chế tác dụng của Allopurinol

Ngoài ra, hợp chất Allopurinol còn có tác dụng ức chế sự phân giải purin ở một số bệnh nhân tăng acid uric. Điều này cũng làm giảm sinh tổng hợp purin qua cơ chế ức chế ngược hypoxanthin-guanin phosphoribosyltransferase.

Do đó, đây là loại thuộc rất hiệu quả trong việc giảm cả nồng độ acid uric trong máu và trong nước tiểu. 

3. Dược động học của Allopurinol

Thuốc Allopurinol được hấp thu khoảng 80 - 90 % qua đường uống. Và đạt nồng độ tối đa trong máu sau 2 - 6 giờ sau đó. 

Tại gan, có 70 - 76% Allopurinol bị chuyển hoá thành oxypurinol - hợp chất này vẫn có hoạt tính giảm acid uric. Vì vậy, tác dụng của thuốc Allopurinol kéo dài khá lâu, người bệnh chỉ cần uống thuốc mỗi ngày 1 lần.

Cả Allopurinol và oxypurinol đều thải trừ chủ yếu qua thận, một phần qua phân. Hai chất này đều được tìm thấy trong sữa mẹ.

4. Chỉ định

Với tác dụng giảm acid uric trong cả máu và nước tiểu, Allopurinol được chỉ định trong các trường hợp:

Sử dụng thuốc cho bệnh nhân ung thư
Sử dụng thuốc cho bệnh nhân ung thư

5. Liều dùng và cách dùng

Với Allopurinol, bạn nên dùng đúng cách và đúng liều để tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn.

5.1. Cách dùng

Allopurinol được dùng chủ yếu qua đường uống. Ngoài ra, có thể dùng cả đường truyền tĩnh mạch khi bệnh nhân không thể dung nạp qua đường uống được (bệnh nhân hôn mê, đường tiêu hóa có vấn đề,...).

5.2. Liều dùng

Liều dùng của Allopurinol với mỗi loại bệnh khác nhau là khác nhau. Cụ thể:

5.2.1. Với người lớn bị Gout

5.2.2. Với bệnh sỏi calci oxalat

5.2.3. Với những trường hợp tăng acid uric máu thứ cấp

Liều dùng cho người lớn

Liều dùng cho trẻ em

 

 

Trẻ dưới 6 tuổi

Trẻ từ 6 - 10 tuổi

Trẻ trên 10 tuổi

Đường uống

50mg/lần x 3 lần/ngày

100mg/lần x 3 lần/ngày

200mg/lần x 3 lần/ngày

Đường tiêm truyền

Liều 200mg/m2, chia đều thành 1 - 3 phần bằng nhau, không vượt quá 600mg/ngày.

200 - 400 mg/m2/ngày, chia đều thành 1 - 3 phần bằng nhau, không vượt quá 600mg/ngày.

Cách dùng thuốc cho trẻ em
Cách dùng thuốc cho trẻ em

5.2.4. Với bệnh Leishmaniasis

6. Chống chỉ định

Tuyệt đối không được sử dụng thuốc Allopurinol hay biệt dược có chứa hoạt chất này với các trường hợp:

7. Thận trọng

Với các trường hợp sau cần thận trọng trong quá trình sử dụng:

8. Tác dụng không mong muốn (ADR) và cách xử trí

Trong các thuốc giúp hạ acid uric máu, Allopurinol là thuốc khá lành tính  ít gây tác dụng phụ. Dưới đây là một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc và cách xử trí tương ứng:

Buồn nôn
Buồn nôn

Allopurinol thường được chỉ định trong thời gian dài. Tuy thuốc ít tác dụng không mong muốn, nhưng bệnh nhân vẫn nên làm xét nghiệm máu vài tháng một lần để kiểm tra chỉ số acid uric trong máu để đánh giá tác dụng của thuốc.

9. Tương tác

Có một số thuốc và thực phẩm không được sử dụng trong quá trình sử dụng Allopurinol. Bởi khi dùng chung, chúng sẽ làm giảm hiệu quả của Allopurinol hoặc gây ra độc tính ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. 

9.1. Tương tác thuốc

Các thuốc làm giảm hiệu quả tác dụng của Allopurinol hoặc bị giảm tác dụng khi dùng cùng Allopurinol:

Aspirin làm giảm tác dụng của Allopurinol
Aspirin làm giảm tác dụng của Allopurinol

Các thuốc bị tăng độc tính khi dùng cùng với Allopurinol:

9.2. Tương tác với thực phẩm

Allopurinol có tác dụng giảm acid uric trong máu và nước tiểu. Vì vậy, các thực phẩm làm tăng acid uric như:

Khi sử dụng cùng với Allopurinol sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Do đó, người bệnh cần chú ý điểm này để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

10. Một số sản phẩm và giá thuốc Allopurinol

Như đã trình bày ở trên, Allopurinol là dược chất có tác dụng hạ acid uric. Chúng được các công ty dược bào chế cùng với các dược chất khác nhau và tạo ra các sản phẩm có tên gọi, liều lượng, cũng như giá bán khác nhau.

Sadapron 100mg
Sadapron 100mg 

10.1. Thuốc Sadapron 300

10.2. Thuốc Allopurinol stada 300 mg

10.3. Thuốc zyloric 300

10.4. Thuốc Zuryk 300

10.5. Thuốc Milurit 300

10.6. Thuốc Darinol 300

11. Lưu ý khi sử dụng thuốc Allopurinol

Trong quá trình sử dụng thuốc Allopurinol, người bệnh cần chú ý:

Trao đổi với bác sĩ nếu có sự bất thường
Trao đổi với bác sĩ nếu có sự bất thường

Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về Allopurinol và cách sử dụng chúng sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Nếu có thắc mắc gì, bạn hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi để được giải đáp. 

Và nếu thấy bài viết hay, có nhiều thông tin hữu ích, hãy like và chia sẻ để mọi người xung quanh cùng biết nhé.

Xếp hạng: 5 (4 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH