Kiến thức thường thức về chỉ số acid uric

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Chỉ số acid uric trong máu tăng cao dẫn tới nhiều bệnh lý như sỏi thận, sỏi tiết niệu, gout,… Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ acid uric là gì và chúng liên quan như thế nào tới sức khỏe?  Qua bài viết này, Khỏe xương khớp sẽ giúp Quý bạn đọc giải đáp một số thông tin liên quan tới chỉ số này.

Mục lục [ Ẩn ]
Chỉ số acid uric và bệnh lý liên quan
Chỉ số acid uric và bệnh lý liên quan

1. Acid uric (Axit uric) là gì?

Hiểu rõ bản chất của acid này chúng ta sẽ hiểu được tại sao acid uric tăng cao lại không tốt cho sức khỏe. 

1.1. Acid uric là gì?

Acid uric là một hợp chất dị vòng của cacbon, oxy, hydro và nitơ; có công thức hóa học là C5H4N4O3. 

Acid uric là hợp chất được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái hóa các nhân purin. Sau đó, các acid này được hòa tan vào trong máu, rồi đưa đến thận và đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu.

1.2. Chỉ số acid uric bình thường

Với cơ thể khỏe mạnh, lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở mức dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l). Chỉ số này được giữ ở mức độ hằng định do sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải chất này.

Chỉ số acid uric của nam và nữ sẽ có sự chênh lệch. Với nam giới trưởng thành, nồng độ acid uric bình thường dao động trong khoảng 3 - 7 mg/dl. Còn đối với nữ giới trưởng thành, chỉ số này ở mức 2,5 - 6 mg/dl.

Khi chỉ số này tăng cao và kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

2. Chuyển hóa acid uric trong cơ thể

Nắm bắt được quá trình tạo thành và chuyển hóa acid uric, sẽ giúp chúng ta hiểu được cơ chế gây bệnh khi acid uric trong máu tăng cao.

2.1. Nguồn gốc

Là sản phẩm thoái hóa của của các nhân purin, acid uric được tạo ra từ hai nguồn chính là: 

Trong hải sản có rất nhiều đạm giàu nhân purin
Trong hải sản có rất nhiều đạm giàu nhân purin

2.2. Chuyển hóa và thải trừ

Một số thức ăn có hàm lượng đạm có nhân purin cao như hải sản, nội tạng động vật, thịt đỏ,... khi vào cơ thể được chuyển hóa và làm tăng nồng độ acid uric máu.

Acid uric được tổng hợp chủ yếu ở gan. Một số ít được tổng hợp tại ruột dưới tác dụng của nhiều enzyme như xanthine oxidase, nucleotidase…

Sau đó, acid uric được hòa tan trong máu và bài xuất chủ yếu qua thận. Một phần acid được vi khuẩn phân hủy.

3. Nguyên nhân tăng acid uric máu 

Acid uric trong máu tăng cao có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Người béo phì có nguy cơ tăng acid uric rất cao
Người béo phì có nguy cơ tăng acid uric rất cao

4. Triệu chứng tăng acid uric trong máu

Theo thống kê, khoảng 1/3 các trường hợp tăng acid uric máu không có triệu chứng. Mặc dù sự tăng acid uric không phải là bệnh, nhưng nếu kéo dài thì nó có thể gây ra nhiều bệnh lý khác nhau.

4.1. Triệu chứng của bệnh Gout

Gout là bệnh lý tại khớp, xảy ra ở 20% số người bị tăng acid uric trong máu. Bệnh có những triệu chứng tiêu biểu như:

4.2. Triệu chứng của bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu

Khi nồng độ acid uric trong máu cao sẽ lắng đọng thành các tinh thể urat. Tinh thể này lắng đọng lại ở thận tạo ra sỏi thận. Triệu chứng điển hình của bệnh là:

Buồn tiểu thường xuyên
Buồn tiểu thường xuyên

5. Đối tượng nào có nguy cơ tăng acid uric trong máu?

Những đối tượng sau cần thường xuyên kiểm tra nồng độ acid uric trong máu của mình: 

6. Biến chứng khi tăng acid uric máu

Acid uric trong máu tăng cao, lâu ngày sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Đó là:

Sỏi thận tái lại nhiều lần
Sỏi thận tái lại nhiều lần

7. Chẩn đoán tình trạng tăng acid uric máu

Chỉ dựa vào một vài triệu chứng thì rất khó để chẩn đoán chính xác bệnh. Tại viện, các bác sĩ sẽ dựa vào những xét nghiệm dịch trong cơ thể để khẳng định bệnh nhân có bị tăng acid uric hay không.

7.1. Các xét nghiệm

Sau khi được tạo thành, acid uric được hòa tan trong máu và đào thải chủ yếu qua thận. Để xác định được nồng độ acid này, các bác sĩ hay dùng những xét nghiệm sau:

Xét nghiệm acid uric trong máu

Nồng độ acid uric bình thường trong máu đó là:

Khi trị số của acid uric vượt qua ngưỡng cao nhất ở cả hai giới thì sẽ được chẩn đoán là tăng acid uric trong máu.

Xét nghiệm dịch khớp

Khi bệnh nhân có triệu chứng của bệnh Gout, bác sĩ sẽ xét nghiệm dịch tích tụ tại khớp của người bệnh. Phương pháp thực hiện là rút dịch từ khớp nhằm kiểm tra sự tồn tại của tinh thể acid uric. 

Xét nghiệm dịch khớp
Xét nghiệm dịch khớp

Xét nghiệm acid uric trong nước tiểu

Thông thường, nồng độ acid uric trong nước tiểu đạt ở mức từ 2,2 – 5,5 mmol/L/24h.

Nếu nồng độ acid uric trong nước tiểu vượt ngưỡng trên thì chứng tỏ người bệnh có liên quan đến bệnh gout, ung thư di căn, đa u tủy, bệnh bạch cầu hoặc đang có một chế độ ăn quá giàu purin.

7.2. Những lưu ý trước khi làm xét nghiệm acid uric

Để kết quả xét nghiệm được chính xác, người bệnh nên chú ý những điểm sau:

8. Điều trị tăng acid uric trong máu như thế nào?

Tăng acid uric không phải là bệnh lý nguy hiểm, người bệnh có thể kiểm soát tốt chỉ số này bằng những phương pháp sau.

>> Xem thêm Đập tan cơn đau Gout chỉ với 2 liệu trình Đông y duy nhất

8.1. Điều trị bằng phương pháp Tây y

Khi đang đợt cấp của bệnh, những nhóm thuốc sau sẽ giúp bệnh nhân giảm triệu chứng nhanh chóng:

Colchicine hay được dùng khi acid uric tăng cao
Colchicine hay được dùng khi acid uric tăng cao

8.2. Điều trị bằng phương pháp Đông y

So với việc sử dụng thuốc Tây y thì các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên mang tới hiệu quả cao mà không gây ra tác dụng phụ. Bạn có thể tham khảo những bài thuốc sau để giảm nồng độ acid uric trong máu của mình.

Lá trầu không giúp giảm acid uric trong máu
Lá trầu không giúp giảm acid uric trong máu

Các bài thuốc Đông y trên đều rất hiệu quả trong việc giảm acid uric trong máu. Tuy vậy, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới đạt hiệu quả như mong muốn.

9. Chế độ ăn cho người bệnh do tăng acid uric

Một chế độ ăn uống hợp lý không những giúp giảm nồng độ acid uric trong máu, mà còn giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, đầy năng lượng sống tích cực.

9.1. Acid uric cao nên ăn gì?

Những thực phẩm sau rất tốt cho người muốn kiểm soát chỉ số acid uric của mình:

9.2. Acid uric cao không nên ăn gì?

Để hạn chế tình trạng tăng acid uric trong máu, chúng ta nên hạn chế các thực phẩm:

Hạn chế ăn thịt đỏ
Hạn chế ăn thịt đỏ

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về acid uric trong máu. Từ đó, các bạn sẽ hình thành cho mình thói quen ăn uống khoa học hơn để hạn các bệnh gây ra do tăng acid uric máu.

Nếu thấy bài viết hay và bổ ích với mình, bạn đừng ngại like và chia sẻ để người xung quanh mình được biết.

Xếp hạng: 4.8 (13 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH