Bệnh gout và suy thận – Mối nguy hiểm khó lường!

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Bệnh gout và suy thận, đó là một kết quả thật đáng kinh ngạc! Chúng tôi phát hiện ra rằng những bệnh nhân mắc bệnh gout có nguy cơ suy thận cao hơn 200% và bị bệnh thận mãn tính cao hơn 29% so với những người không bị bệnh gout.”

- Giáo sư Austin Stack, Chủ tích Hội đồng Y khoa Đại học Limerick, Ireland –

Mục lục [ Ẩn ]

Mối quan hệ thân thiết ấy của gout và bệnh thận thật khiến người ta lo lắng! Chức năng thận suy yếu khiến gout dễ phát triển hơn, rồi chính khi gout hiện diện lại trở thành kẻ thù của thận, ngấm ngầm, dần dần tàn phá thận.

Một vòng luẩn quẩn đầy ám ảnh!

Thế nhưng, giờ đây, bạn có thể “ngừng” lo lắng về hệ lụy này rồi. Chỉ cần hiểu đúng về cách thức hoạt động của vòng tròn này và truy tìm ra biện pháp kiểm soát tốt gout, bảo vệ thận an toàn, bạn hoàn toàn có thể phá vỡ sợi dây bệnh tật định mệnh này.

1. Thận suy, con đường “tắt” đến với bệnh gout

Thận được coi là nhà máy xử lí “rác thải” vô cùng quan trọng của cơ thể. Mỗi ngày thận miệt mài lọc 1.700 lít máu, loại bỏ những chất dư thừa, độc hại và trả lại dòng máu trong lành nhất cho cơ thể.

Vì thế, khi thận khỏe mạnh, mọi thứ sẽ được vận hành trơn tru. Và lẽ tất nhiên, khi chức năng thận bị suy giảm, độc tố sẽ dần tích tụ, để đến khi nó đủ mạnh, bệnh tật sẽ bùng phát.

“ Cứ 10 người bị bệnh thận mãn tính sẽ có 1 người mắc bệnh gout, thậm chí tỷ lệ này còn có thể cao hơn nữa.” Theo Quỹ Thận Hoa Kỳ.

Thận là con đường duy nhất để đào thải axit uric (một sản phẩm của quá trình chuyển hóa protein có tên purin) khỏi cơ thể. Mõi ngày, khoảng 75% lượng axit uric tạo ra cần phải được loại bỏ.

Thế nhưng, khi bị bệnh thận, thận của bạn không thể thực hiện tốt nhiệm vụ này nữa. Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ  lại, lắng đọng tại các ổ khớp và tổ chức quanh khớp, gây ra các cơn đau gout cấp.

Các cơn đau gout cấp tái phát 2-3 lần/năm sẽ trở thành bệnh gout mãn tính, gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, hủy hoại sụn khớp, tàn phế, suy thận, thậm chí là tử vong.

Tuy vậy, một nỗi ngặt nghèo là hầu hết những người mắc bệnh thận giai đoạn đầu đều không biết họ bị bệnh này. Chỉ khi chịu đau đớn vì những trận đau gout, người ta mới đi khám bệnh và phát hiện ra rằng chức năng thận của họ đã bị suy giảm.

2. Bệnh gout đẩy nhanh tốc độ suy thận

Theo Giáo sư Austin Stack, Chủ tích Hội đồng Y khoa Đại học Limerick, Ireland, tác giả chính của một nghiên cứu về mối liện hệ giữa bệnh thận và gout; Điều tra viên chính của Hiệp hội Sức khỏe Thận UL tại Viên Nghiên cứu Y tế và Chuyên gia Tư vấn Bệnh viện Ul cho biết:

“Kết quả thật đáng kinh ngạc!

Mặc dù chúng tôi luôn tin rằng nồng độ axit uric cao có thể gây hại cho thận và bệnh nhân mắc bệnh gout có nguy cơ bị suy thận cao hơn nhưng chúng tôi đã rất ngạc nhiên về mức độ rủi ro trên thận do bệnh gout gây ra.

Trong phân tích trên 620.000 người bệnh gout, chúng tôi đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân gout có nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính cao hơn 29% và nguy cơ suy thận cao hơn 210% so với những người không mắc bệnh gout.”

Giáo sư cũng đặc biệt nhấn mạnh, cần phải quan tâm hơn đến những người bệnh gout bị bệnh thận tiến triển vì những người bệnh này nói chung sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy thận và tử vong cao hơn.

2.1. Do nồng độ axit uric tăng cao

Bệnh gout khiến máu của bạn có quá nhiều axit uric làm tinh thể natri urat lắng đọng ở nhiều cơ quan trong cơ thể và trong đó, thận là cơ quan trước nhất hứng chịu tình trạng này.

Vi tinh thể natri urat lắng đọng trong xoang thận sẽ tạo ra sỏi thận, gây tắc nghẽn đường tiểu, viêm đường tiểu, ứ nước,  ử mủ, giãn thận, suy thận…Lắng đọng trong các ống thận gây viêm thận kẽ, tắc các ống thận dẫn đến tổn thương nhu mô thận và suy giảm chức năng thận.

Tất cả những tổn thương này thường kết hợp với nhau làm chức năng thận của người bệnh gout ngày càng suy giảm trầm trọng hơn.

Đặc biệt, khi thận bị suy giảm chức năng, sự đào thải axit uric sẽ lại càng kém hiệu quả hơn, tạo ra vòng tròn bệnh lý thúc đẩy gout tiến triển nhanh chóng đi đến giai đoạn nặng.

2.2. Do tác dụng phụ của thuốc điều trị gout

Không chỉ chính bản thân bệnh gout, các loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị gout cũng chính là nguyên nhân khiến các bệnh lý tại thận phát sinh.

Allopurinol: Thuốc được khuyến cáo điều trị gout cấp tính nhưng cần thận trọng sử dụng cho người bệnh gout có chức năng thận suy giảm. Việc điều trị với ít nhất 300 mg Allopurinol mỗi ngày sẽ làm tăng 13% nguy cơ mắc các bệnh thận mạn tính.

Probenecid: Là một thuốc được sử dụng dự phòng bệnh gout giai đoạn đầu nhưng chính trong thời gian đầu sử dụng, thuốc Probenecid có thể làm tăng nồng độ axit uric máu và khả năng lắng đọng uric tại thận, dẫn đến bệnh sỏi thận, hoặc các cơn gout cấp tính.

Corticoid: Các thuốc nhóm corticoid được sử dụng để nhanh chóng xoa dịu các cơn đau dữ dội của bệnh gout. Tuy nhiên, vì chúng lại cạnh tranh bài tiết với axit uric (axit uric và dạng đào thải của thuốc cùng chung con đường bài tiết trên thận) nên sẽ làm giảm hiệu quả lọc bỏ axit uric của thận, khiến lượng axit uric lắng đọng tại thận ngày càng cao hơn.

Thuốc chống viêm phi steroid (NSAID): Cũng như corticoid, loại thuốc này giúp giảm đau cho bệnh nhân gout nhưng với các triệu chứng nhẹ và vừa. Nhưng chúng cũng làm giảm lượng máu tuần hoàn đến thận và gây co thắt mạch máu – nguyên nhân hình thành bệnh suy thận.

3. Truy tìm biện pháp kiểm soát gout và bảo vệ thận tốt nhất

Theo các chuyên gia, không phải ngẫu nhiên mà thận bị suy yếu và tạo điều kiện cho bệnh gút mạn tính lộng hành.

Bên cạnh quá trình lão hóa thì việc ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, uống bia rượu thường xuyên cũng làm gia tăng gánh nặng cho thận, khiến thận không gánh vác được nhiệm vụ được giao.

Do đó, tăng cường chức năng thận chính là con đường ngắn nhất nhưng lại hiệu quả nhất vừa giúp phục hồi, cải thiện chức năng thận, vừa giúp trị gút mạn tính tận gốc.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH